Feedback VFA

Huỳnh Thanh Thủy Triều

“Em chưa biết gì có học được không?”

Hành trình Thích – Học – Nghiên cứu – Đam mê của mình tại VFA.
– THÍCH
Mình đến với thời trang không có gì ngoài niềm ham thích và tấm bằng Cử nhân Luật có vẻ không liên quan mấy. Nói đến đây, các bạn sẽ thấy mình mơ hồ về thời trang và rập như thế nào.
Và mình cũng tin chắc rằng rất nhiều bạn muốn bắt đầu nhưng ngại phải bắt đầu khi nền tảng về thời trang là: “Em chưa biết gì có học được không?”
Mình biết đến VFA & Mr. H từ những ngày đầu Học viện thành lập năm 2015. Hình ảnh Học viện, cách dạy của Thầy mà page luôn nói về là nó khó và thử thách thế nào, học viên phải tự vận động ra sao, những điều này cứ day dứt mình mãi những năm Đại học khi mà còn nhiều lý do ngăn mình đến với thời trang, rằng là: mình muốn được trải nghiệm nơi này, mình muốn được trải nghiệm cái khó này, mình muốn tự vận động để biết mình có làm được không? mình có phù hợp không?
Thích nhưng không làm được, không phù hợp thì chỉ đơn giản là thích và là một người đứng ngoài cuộc chỉ để thích mà thôi.
Sau khi tốt nghiệp và đi làm 2 năm, mình dừng lại và quyết tâm đến VFA. Chị Admin tư vấn cũng luôn nói về việc Thầy khó thế nào, cách dạy của Thầy rất khó, khó và chỉ có khó mà thôi, VFA ko phải là nơi “cầm tay chỉ việc”, tự học viên phải động não.
Mình biết vì chính cái khó này, vì cách dạy khác biệt này mình đã chọn VFA thay vì rất nhiều nơi dạy về thời trang khác.
– HỌC – THÁCH THỨC
Ngày đầu, 9:45 Mr.H vào lớp: “Lấy điểm lấy điểm và lấy điểm, oke mọi người làm lại xem có nhớ gì không”.
Ai chưa biết gì về rập sẽ hiểu cảm giác này: Mình ngơ ngác, hoang mang cực kì luôn, kiểu: “đây là đâu, tui là ai vậy, rồi làm sao”.
Cứ làm thôi, không biết gì cũng làm, không nhớ gì cũng loay hoay cho nhớ để làm, làm và làm.
Oke mình làm được thân trước rồi nè…và nỗi ám ảnh ở lớp cơ bản là “5 phút chưa em, 5 phút rồi nói chuyện nha”.
Tại sao 5 phút? Những bạn vượt qua Khóa học 3 lớp Kỹ Thuật Rập cũng đã hiểu.
Thầy đều có lý do cho mỗi yêu cầu, và chắc chắn là các lý do đó luôn luôn…có lý do (😹)

Có những lúc mình làm không ra được bài (như lúc này chẳng hạn nên ngồi viết lại Hành trình của mình một chút để biết mình đã bắt đầu thế nào để lấy thêm động lực), càng sửa càng xấu hơn lúc đầu, ko biết cách xử lý chỗ xấu đó như thế nào, mình bế tắc, thiệt sự..
Có lúc câu nói cho một vấn đề của Thầy làm mình ám ảnh kinh khủng. Làm sao để nó vừa phải A mà vừa phải B mà vừa phải C? (Ủa Thầy đang nói gì vậy?) – Đương nhiên Thầy không vô lý chút nào, chỉ có mình chưa tìm ra đáp án thôi và một lần nữa, Thầy luôn có lý do cho mọi vấn đề.
Và rồi có những lúc làm bài, đang suy nghĩ về chỗ này, bế tắc như vậy thì tự nhiên bài giảng của Thầy nó vang bên tai, lúc nghe giảng thì mình không hiểu mấy nhưng cứ nhớ cái đã, để dành đó, thì lúc này lời giảng của Thầy gợi cho mình một hướng đi mới giải thích cho nút thắt này.
Rồi có những lúc Thầy sửa bài, chỉ ra chỗ xấu trên bài làm. Bạn không thấy xấu đúng không. Thử sửa theo Thầy xem sẽ thấy khác biệt thế nào.
Điều quan trọng mà VFA luôn nói đến và mình đã nghiệm chứng ra được sau rất nhiều lần cảm thấy bế tắc như thế: Cách duy-nhất-là phải làm, làm; phải thực hành và thực hành; vẽ rập-may vải-sửa rập-may vải. Nếu không làm bài, không may thử mình sẽ không bao giờ biết bài rập của mình có vấn đề gì, cũng sẽ không có nút thắt nào, chứ đừng nói là phải gỡ ra sao.
Có bao giờ các bạn có cảm giác hiểu ra một vấn đề mà các bạn thấy mình hiểu tường tận gốc rễ không? Kiểu tự mình hiểu ra. Thì đó chính là cảm giác của mình thường tìm thấy ở VFA.
Khi làm càng nhiều, nhiều vấn đề càng được gợi mở, thực hành càng nhiều, càng suy nghĩ, động não ác liệt, các nút thắt bắt đầu xoay chuyển, các mối liên kết càng dày đặc và kết nối với nhau trong suy nghĩ của chính mình.
Rất “ĐÔ.
Lúc đó mình phải gọi là vỡ ra. Những lúc như vậy mình nổi cả da gà lên (phải nói thật sự là như vậy luôn) vì vỡ ra được vấn đề mà tụi mình hay giỡn với nhau là “cả bầu trời chân lý trong đây”
Ý thức tác động lên hành vi, và ngược lại hành vi khi làm thuần thục, nhuần nhuyễn, lại tác động ngược lại ý thức là như vậy. Chỗ này giải thích cho việc làm kia, chỗ kia lại giải thích cho một chỗ khác, các nút thắt được gỡ và nối với nhau một cách hợp lý vô cùng.
– NGHIÊN CỨU
Phải nói là mình rất may mắn khi gặp dc những người bạn/người chị/em học chung một nhóm cùng chí hướng.
Tụi mình đặt vấn đề với nhau, người này giải thích người kia, người này phản biện cách làm người kia, khen và chê bài làm của nhau 😝
“Chỗ này của chị bị gắt quá nè, chỗ này sao nó xéo quá vậy! Em xử lý như vầy có hợp lý không? Em sửa sao? Chị sửa như vậy đâu có được, em sửa như vầy mới đúng nè,…”
Giữ vững lập trường và cái tôi trong thời trang là rất tốt nhưng hãy tập lắng nghe đánh giá từ mọi người xung quanh để hoàn thiện phiên bản tốt nhất.
Nhờ vậy, góc nhìn của mình cho một vấn đề dần trở nên đa chiều hơn. Luôn có nhiều cách xử lý cho một vấn đề ở VFA mà tụi mình thường hay nói với nhau là “Muốn làm sao…thì làm, miễn đẹp là được..TUỲ”.
Thì đây, đây chính là Công thức, là cách làm. Công thức này, cách làm này là của chính các bạn tạo ra. Là kiến thức thật, trải nghiệm thật và đương nhiên tạo ra giá trị thật khi học ở VFA.
Thời trang là một ngành công nghiệp. Đã gọi là công nghiệp thì không ai có thể đi một mình. Các bạn học nhóm hãy trao đổi với nhau đi, hãy nhận xét bài của nhau nha. Rất tích cực khi học như vậy luôn, rồi các bạn sẽ thấy tại sao mình phải học thành một nhóm ở VFA mà ko phải là một-mình-mình học, Thầy dạy là được.
– ĐAM MÊ
Thế nào là định nghĩa ĐAM MÊ?
VFA là nơi dành cho các bạn thực sự đam mê thời trang.
Căn bản là cái khó nhất cũng như móng nhà là cái quan trọng nhất nếu ngôi nhà của bạn muốn cao và to hơn. Các lớp Căn bản luôn là lớp khó nhằn nhất, hack não nhất ngay từ những buổi học đầu tiên dù bạn nghĩ đã có đầy kiến thức về Rập trước rồi.
Mình đọc được một vài đánh giá về VFA mà thực sự thấy đau lòng. Mình chỉ có thể nói là bạn chỉ “biết” mà “không hiểu” chứ đừng nói đến “ĐAM MÊ”. Thời trang không phải là món ngon dọn sẵn lên bàn mời chúng ta vào thưởng thức mà.
Bị chửi??
Trước hết hãy tự hỏi vì sao mình bị Thầy chửi. Tụi mình luôn có bài trước khi đến lớp, thậm chí mỗi người có nhiều hơn 2 bài ở các lớp căn bản. Nên chỉ mong đến ngày hôm sau và Thầy vào là sửa bài thôi thì thời gian đâu để chửi ai bây giờ!
Thầy từ chối trả lời khi học viên thắc mắc??
Một câu hỏi bân quơ, ngây thơ và ngu ngơ thì Thầy có trả lời cho mình không?
Thầy luôn có lý do cho mọi vấn đề. Trước khi hỏi phải thực sự chắc chắn là mình đã tìm mọi cách, suy nghĩ rất nhiều cho câu hỏi này. VFA muốn tạo môi trường cho các bạn tự động não, tự tư duy, tự kích thích bản thân để biết được giới hạn của mình xa đến cỡ nào.
Thời trang chính là đào thải và đào thải rất khốc liệt ở ngoài kia chứ đừng nói đến sự đào thải ở VFA khi mà chỉ có vài buổi học không tốt, cảm thấy Thầy không nhiệt tình với mình như nhiều chỗ dạy khác, cảm thấy VFA không theo một giáo trình gì cả và cảm thấy Thầy không chuyên nghiệp.
Khi không vượt qua được cái tôi cá nhân, không vượt qua chút thách thức lúc đầu này, thì bạn đã tự đào thải mình trước rồi.
Vượt qua Khoá học 3 lớp Kỹ Thuật Rập, không ai cảm thấy VFA & Mr.H là không chuyên nghiệp đúng không? (Cho mình thấy cánh tay của các bạn nhé 😝)
Review thì cũng chỉ là review, đánh giá chủ quan theo cảm nhận của mỗi người thì đương nhiên sẽ có highly recommend và doesn’t recommend.
Đừng vì ý kiến tiêu cực chủ quan của một ai mà bỏ qua nơi trải nghiệm tuyệt vời này nếu bạn biết mình đam mê thời trang thế nào!
—————
VFA là nơi cho mình Kiến thức thật. Trải nghiệm thật và Giá trị thật.
Con đường đến với thời trang của mình chỉ mới là những viên gạch rất đầu tiên thôi nhưng là những viên gạch chắc chắn nhất, vững vàng nhất và VFA chính là nơi cho ra đời những viên gạch đó.
“If learn, learn from the Best”
Thank to VFA & team, and Mr. H.

“Em chưa biết gì có học được không?” Và Hành trình Thích – Học – Nghiên cứu – Đam mê của mình tại VFA. – THÍCH Mình đến với thời trang không có gì ngoài niềm ham thích và tấm bằng Cử nhân Luật có vẻ không liên quan mấy. Nói đến đây, các bạn sẽ thấy mình mơ hồ về thời trang và rập như thế nào. Và mình cũng tin chắc rằng rất nhiều bạn muốn bắt đầu nhưng ngại phải bắt đầu khi nền tảng về thời trang là: “Em chưa biết gì có học được không?” Mình biết đến VFA & Mr. H từ những ngày đầu Học viện thành lập năm 2015. Hình ảnh Học viện, cách dạy của Thầy mà page luôn nói về là nó khó và thử thách thế nào, học viên phải tự vận động ra sao, những điều này cứ day dứt mình mãi những năm Đại học khi mà còn nhiều lý do ngăn mình đến với thời trang, rằng là: mình muốn được trải nghiệm nơi này, mình muốn được trải nghiệm cái khó này, mình muốn tự vận động để biết mình có làm được không? mình có phù hợp không? Thích nhưng không làm được, không phù hợp thì chỉ đơn giản là thích và là một người đứng ngoài cuộc chỉ để thích mà thôi. Sau khi tốt nghiệp và đi làm 2 năm, mình dừng lại và quyết tâm đến VFA. Chị Admin tư vấn cũng luôn nói về việc Thầy khó thế nào, cách dạy của Thầy rất khó, khó và chỉ có khó mà thôi, VFA ko phải là nơi “cầm tay chỉ việc”, tự học viên phải động não. Mình biết vì chính cái khó này, vì cách dạy khác biệt này mình đã chọn VFA thay vì rất nhiều nơi dạy về thời trang khác. – HỌC – THÁCH THỨC Ngày đầu, 9:45 Mr.H vào lớp: “Lấy điểm lấy điểm và lấy điểm, oke mọi người làm lại xem có nhớ gì không”. Ai chưa biết gì về rập sẽ hiểu cảm giác này: Mình ngơ ngác, hoang mang cực kì luôn, kiểu: “đây là đâu, tui là ai vậy, rồi làm sao”. Cứ làm thôi, không biết gì cũng làm, không nhớ gì cũng loay hoay cho nhớ để làm, làm và làm. Oke mình làm được thân trước rồi nè…và nỗi ám ảnh ở lớp cơ bản là “5 phút chưa em, 5 phút rồi nói chuyện nha”. Tại sao 5 phút? Những bạn vượt qua Khóa học 3 lớp Kỹ Thuật Rập cũng đã hiểu. Thầy đều có lý do cho mỗi yêu cầu, và chắc chắn là các lý do đó luôn luôn…có lý do (😹) … Có những lúc mình làm không ra được bài (như lúc này chẳng hạn nên ngồi viết lại Hành trình của mình một chút để biết mình đã bắt đầu thế nào để lấy thêm động lực), càng sửa càng xấu hơn lúc đầu, ko biết cách xử lý chỗ xấu đó như thế nào, mình bế tắc, thiệt sự.. Có lúc câu nói cho một vấn đề của Thầy làm mình ám ảnh kinh khủng. Làm sao để nó vừa phải A mà vừa phải B mà vừa phải C? (Ủa Thầy đang nói gì vậy?) – Đương nhiên Thầy không vô lý chút nào, chỉ có mình chưa tìm ra đáp án thôi và một lần nữa, Thầy luôn có lý do cho mọi vấn đề. Và rồi có những lúc làm bài, đang suy nghĩ về chỗ này, bế tắc như vậy thì tự nhiên bài giảng của Thầy nó vang bên tai, lúc nghe giảng thì mình không hiểu mấy nhưng cứ nhớ cái đã, để dành đó, thì lúc này lời giảng của Thầy gợi cho mình một hướng đi mới giải thích cho nút thắt này. Rồi có những lúc Thầy sửa bài, chỉ ra chỗ xấu trên bài làm. Bạn không thấy xấu đúng không. Thử sửa theo Thầy xem sẽ thấy khác biệt thế nào. Điều quan trọng mà VFA luôn nói đến và mình đã nghiệm chứng ra được sau rất nhiều lần cảm thấy bế tắc như thế: Cách duy-nhất-là phải làm, làm; phải thực hành và thực hành; vẽ rập-may vải-sửa rập-may vải. Nếu không làm bài, không may thử mình sẽ không bao giờ biết bài rập của mình có vấn đề gì, cũng sẽ không có nút thắt nào, chứ đừng nói là phải gỡ ra sao. Có bao giờ các bạn có cảm giác hiểu ra một vấn đề mà các bạn thấy mình hiểu tường tận gốc rễ không? Kiểu tự mình hiểu ra. Thì đó chính là cảm giác của mình thường tìm thấy ở VFA. Khi làm càng nhiều, nhiều vấn đề càng được gợi mở, thực hành càng nhiều, càng suy nghĩ, động não ác liệt, các nút thắt bắt đầu xoay chuyển, các mối liên kết càng dày đặc và kết nối với nhau trong suy nghĩ của chính mình. Rất “ĐÔ. Lúc đó mình phải gọi là vỡ ra. Những lúc như vậy mình nổi cả da gà lên (phải nói thật sự là như vậy luôn) vì vỡ ra được vấn đề mà tụi mình hay giỡn với nhau là “cả bầu trời chân lý trong đây” Ý thức tác động lên hành vi, và ngược lại hành vi khi làm thuần thục, nhuần nhuyễn, lại tác động ngược lại ý thức là như vậy. Chỗ này giải thích cho việc làm kia, chỗ kia lại giải thích cho một chỗ khác, các nút thắt được gỡ và nối với nhau một cách hợp lý vô cùng. – NGHIÊN CỨU Phải nói là mình rất may mắn khi gặp dc những người bạn/người chị/em học chung một nhóm cùng chí hướng. Tụi mình đặt vấn đề với nhau, người này giải thích người kia, người này phản biện cách làm người kia, khen và chê bài làm của nhau 😝 “Chỗ này của chị bị gắt quá nè, chỗ này sao nó xéo quá vậy! Em xử lý như vầy có hợp lý không? Em sửa sao? Chị sửa như vậy đâu có được, em sửa như vầy mới đúng nè,…” Giữ vững lập trường và cái tôi trong thời trang là rất tốt nhưng hãy tập lắng nghe đánh giá từ mọi người xung quanh để hoàn thiện phiên bản tốt nhất. Nhờ vậy, góc nhìn của mình cho một vấn đề dần trở nên đa chiều hơn. Luôn có nhiều cách xử lý cho một vấn đề ở VFA mà tụi mình thường hay nói với nhau là “Muốn làm sao…thì làm, miễn đẹp là được..TUỲ”. Thì đây, đây chính là Công thức, là cách làm. Công thức này, cách làm này là của chính các bạn tạo ra. Là kiến thức thật, trải nghiệm thật và đương nhiên tạo ra giá trị thật khi học ở VFA. Thời trang là một ngành công nghiệp. Đã gọi là công nghiệp thì không ai có thể đi một mình. Các bạn học nhóm hãy trao đổi với nhau đi, hãy nhận xét bài của nhau nha. Rất tích cực khi học như vậy luôn, rồi các bạn sẽ thấy tại sao mình phải học thành một nhóm ở VFA mà ko phải là một-mình-mình học, Thầy dạy là được. – ĐAM MÊ Thế nào là định nghĩa ĐAM MÊ? VFA là nơi dành cho các bạn thực sự đam mê thời trang. Căn bản là cái khó nhất cũng như móng nhà là cái quan trọng nhất nếu ngôi nhà của bạn muốn cao và to hơn. Các lớp Căn bản luôn là lớp khó nhằn nhất, hack não nhất ngay từ những buổi học đầu tiên dù bạn nghĩ đã có đầy kiến thức về Rập trước rồi. Mình đọc được một vài đánh giá về VFA mà thực sự thấy đau lòng. Mình chỉ có thể nói là bạn chỉ “biết” mà “không hiểu” chứ đừng nói đến “ĐAM MÊ”. Thời trang không phải là món ngon dọn sẵn lên bàn mời chúng ta vào thưởng thức mà. Bị chửi?? Trước hết hãy tự hỏi vì sao mình bị Thầy chửi. Tụi mình luôn có bài trước khi đến lớp, thậm chí mỗi người có nhiều hơn 2 bài ở các lớp căn bản. Nên chỉ mong đến ngày hôm sau và Thầy vào là sửa bài thôi thì thời gian đâu để chửi ai bây giờ! Thầy từ chối trả lời khi học viên thắc mắc?? Một câu hỏi bân quơ, ngây thơ và ngu ngơ thì Thầy có trả lời cho mình không? Thầy luôn có lý do cho mọi vấn đề. Trước khi hỏi phải thực sự chắc chắn là mình đã tìm mọi cách, suy nghĩ rất nhiều cho câu hỏi này. VFA muốn tạo môi trường cho các bạn tự động não, tự tư duy, tự kích thích bản thân để biết được giới hạn của mình xa đến cỡ nào. Thời trang chính là đào thải và đào thải rất khốc liệt ở ngoài kia chứ đừng nói đến sự đào thải ở VFA khi mà chỉ có vài buổi học không tốt, cảm thấy Thầy không nhiệt tình với mình như nhiều chỗ dạy khác, cảm thấy VFA không theo một giáo trình gì cả và cảm thấy Thầy không chuyên nghiệp. Khi không vượt qua được cái tôi cá nhân, không vượt qua chút thách thức lúc đầu này, thì bạn đã tự đào thải mình trước rồi. Vượt qua Khoá học 3 lớp Kỹ Thuật Rập, không ai cảm thấy VFA & Mr.H là không chuyên nghiệp đúng không? (Cho mình thấy cánh tay của các bạn nhé 😝) Review thì cũng chỉ là review, đánh giá chủ quan theo cảm nhận của mỗi người thì đương nhiên sẽ có highly recommend và doesn’t recommend. Đừng vì ý kiến tiêu cực chủ quan của một ai mà bỏ qua nơi trải nghiệm tuyệt vời này nếu bạn biết mình đam mê thời trang thế nào! ————— VFA là nơi cho mình Kiến thức thật. Trải nghiệm thật và Giá trị thật. Con đường đến với thời trang của mình chỉ mới là những viên gạch rất đầu tiên thôi nhưng là những viên gạch chắc chắn nhất, vững vàng nhất và VFA chính là nơi cho ra đời những viên gạch đó. “If learn, learn from the Best” Thank to VFA & team, and Mr. H.