Giảng viên

Cùng VFA nghía qua sơ lược kinh nghiệm của Giảng Viên xuất sắc của chúng ta nào:

MR. TÔN HIẾU ANH – Chuyên gia/ Giảng viên đồng thời cũng là một trong những giảng viên phụ trách chương trình Tư duy thiết kế tại VFA, được đào tạo PGDHE về Fashion Teacher tại Middlesex University London.

2005 Tôn Hiếu Anh trở về Việt Nam và làm giảng viên tại London Fashion College, đến 2006 thì chuyển sang làm freelance cho các khoá học về stylist và hiện đang công tác tại Đài truyền hình Việt nam (VTV6). Tôn Hiếu Anh có quan điểm rất riêng khi chỉ thích chuyên tâm dạy về cơ bản hơn là các khoá nâng cao. Đơn giản là vì “Học viên không có cơ bản thì không thể bay xa”

Thời trang, theo quan điểm Tôn Hiếu Anh là những góc nhìn rất khác, nhưng vẫn luôn hướng về cái gọi là nền tảng:

📔1. Sáng tạo của thời trang và trong thiết kế có giới hạn ?
“Sự sáng tạo là không có giới hạn. Nó sẽ khác từ chế tạo vì dựa trên nguyên lý chế tạo là tạo ra sản phẩm nhưng dùng cái tôi, trí tưởng tượng sẽ biến đổi sản phẩm thành vô hạn. Sự sáng tạo là những thay đổi từ những thứ nhỏ nhất ở chi tiết, chất liệu, form dáng, cách cắt…”

2. Thời trang thiết kế hiện nay Việt Nam đang ở đâu ? và sự thay đổi trong 10 năm qua
”Ở vị trí qua vạch xuất phát, chúng ta bắt đầu nghiêm túc bước vào cạnh tranh sau 20 năm khởi động. Khi thiết kế bắt đầu đơn giản ở những nhà may, khoác lên mình mỹ danh nhà thiết kế cho đông khách, tiến lên một bước nữa là các “nhà kinh doanh” có tiền mở nhãn, thuê các bạn “tốt nghiệp ngành thời trang” về chọn mẫu trên mạng, copy biến đổi xíu để thành sản phẩm. Đó là hiện trạng của VN, dường như các bạn trẻ sợ thiết kế bằng chính bản thân mình nghĩ ra. Lý do cũng đơn giản, học chưa đủ.”

3. Phong cách cá nhân và nhận diện tư duy/ thẩm mỹ trong thiết kế có quan trọng ?
”Cá nhân tôi có góc nhìn là bản thân mình mặc không đẹp thì làm cho ai? Hàng trăm bạn trẻ học thiết kế rồi nói với tôi là yêu thiết kế lắm, và hỏi yêu như thế nào thì không hề biết xu hướng thế giới đang diễn ra cái gì.”

4. Tư duy kinh doanh có liên quan đến tư duy thiết kế
”Không hoàn toàn nhưng nó là tư duy hỗ trợ. Một nhà thiết kế giỏi chưa chắc đã là nhà kinh doanh giỏi nhưng một nhà kinh doanh giỏi có thể trở thành NTK giỏi. Từ cá nhân tôi nhận thấy mình hãy làm hoàn hảo công việc thiết kế, không bó buộc để sáng tạo đến tận cùng không bị chữ kinh doanh dồn nén. Tuy nhiên với người trẻ thì hãy làm ngược lại, nếu muốn thành công đo bằng con số thì hãy thiết kế từ mục đích kinh doanh.”

5. Học thời trang và làm thời trang cần gì ?
”Điều đầu tiên cần xác định rõ mình là ai trong thị trường công việc thời trang. Bạn là Pattern Design? Illustration? Visual Merchandiser? Stylist? hay một Buyer… phải hiểu cơ bản của từng lĩnh vực đó là nhiệm vụ khi đi học, còn đi làm là lúc bung lụa. Một câu nói tôi thích đó là học cái mình ngu, làm cái mình giỏi”

Chương trình Tư Duy Thời Trang https://bit.ly/VFACriticalThinking