Trang phục cưới truyền thống Việt Nam
Có bao giờ bạn tò mò trang phục cưới truyền thống Việt Nam thay đổi ra sao qua từng ấy năm chưa? Hay hoặc là áo cưới truyền thống của các dân tộc Việt Nam có gì đặc biệt? Cùng Blog Cưới khám phá trong bài viết này nhé.
Dân tộc ta vẫn thường có câu nói“ trăm năm mới có một lần” trong ngày lễ cưới, cũng chính vì lẽ đó mà từ trước đến nay, người cưới đều được các cô dâu diện những bộ quần áo đẹp nhất, mới nhất.
Vậy bộ trang phục đám cưới truyền thống của Việt Nam trải qua các thời kỳ như thế nào chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Bộ trang phục cưới truyền thống Việt Nam thời xưa theo phong tục của mỗi miền
1.1. Trang phục thời xưa của cô dâu miền Bắc
Thời xưa trang phục cưới của cô dâu miền Bắc là chiếc áo mớ ba khoác ngoài cùng là chiếc áo the thân, bên trong ẩn hiện hai chiếc áo màu hồng và màu xanh hoặc màu vàng và màu hồ thủy, rồi đến áo cánh trắng cuối cùng là chiếc yếm hoa đào có dải lụa bạch. Thắt lưng sồi xe hay vải sa màu đen, cả 3 thắt lưng đều có tua ở đầu.
Trong thời kỳ đó thì việc trang điểm cũng khá đơn giản, đầu chỉ vấn khăn,gài chiếc đinh gim, có dính con bướm vàn chạm bạc, để tóc đuôi gà, đầu đội nón quai thao.
1.2. Trang phục thời xưa của cô dâu miền Trung
Còn ở miền Trung thì cô dâu thời xưa cũng mặc áo mớ ba, bên trong là chiếc áo màu đỏ hoặc màu hồng, áo ở giữa sẽ là bằng the hoặc vân màu xanh chàm, áo ngoài cũng cũng bằng the hay bằng vân màu đen. Quần thì mặc màu trắng và đi hài thêu, tóc được chảy lật và búi sau gáy, cổ thì được đeo kiềng hoặc quấn chuỗi hột vàng cao quanh cổ. Cổ tay thì đeo vòng vàng hoặc xuyến vàng.
1.3. Trang phục thời xưa của cô dâu miền Nam
Cô dâu miền Nam sẽ được mặc bộ áo dài gấm, quần lĩnh đen, đi giày thêu, tóc cũng được chảy lật và búi lại quấn 3 vòng phía sau đầu. Đầu có thể sẽ được cài trâm vàng, hoặc gài lượt bánh lái bằng đồi mồi để tăng thêm tính thẩm mỹ, ở cỗ sẽ được đeo các chuỗi hột vàng.
1.4. Trang phục cưới truyền thống Việt Nam của chú rể thời xưa
Về phần chú rể thì trang phục của 3 miền đều giống nhau, đó là những bộ áo thụng bằng gấp hoặc the màu lam, quần trắng, ống sớ, túi búi và được chít khăn màu lam, chân đi văn hài thêu.
2. Trang phục cưới truyền thống vào những năm 1920 – 1930
Vào những năm 1920 – 1930 thì trang phục cưới Việt Nam cũng có sự thay đổi, ở miền Bắc cô dâu sẽ được mặc áo dài cài vạt, bên ngoài là chiếc áo the thâm hoặc chiếc áo dài sa tanh, bên trong là chiếc áo màu hồng, màu xanh hoặc áo dài lụa.
Quần sẽ là quần lĩnh hoặc sa tanh đen, chân cũng đi hài thêu hoặc đôi guốc cong. Đàu được vấn khăn đen nhung, cổ được đeo nhiều chuỗi hột bằng vàng.
Chú rể sẽ được mặc những chiếc áo the thâm, bên trong là chiếc áo dài trắng, quần trắng ống sơ, đi giày Gia Định, đầu đội khăn xếp.
Trải qua vài năm thì bộ trang phuc lại được thay đổi, khi những nhà có điều kiện thì sẽ được mặc những chiếc áo thụng dài bằng gấm có họa tiết rồng phượng, mặc với quần trắng và chân đi hài nhung đỏ hoặc màu vàng được theo kỹ lưỡng.
Đầu được đội khăn vành dây bằng nhiễu, màu lam hoặc màu nhạt. Cổ có thể được đêo kiềng vàng hoặc dây chuyền, tay thì đeo xuyến vòng. Cách mặc trang phục này thường giống với những trang phục của hoàng hậu trong cung.
3. Những nét thay đổi trong bộ trang phục cưới dân tộc Việt Nam khi có sự xâm nhập của văn hóa phương Tây.
Càng về sau thì sự thay đổi lối sống cũng như trong trang phục càng nhiều vì khi đó đã có sự xâm nhập của nền văn hóa phương Tây. Cô dâu được trang điểm bằng son phấn và cài thêm bông hoa hồng trắng bằng vải ở trước ngực trái, tay ôm bó hoa mày trắng thể hiện sự hồn nhiên, trong trắng của người con gái.
Cô dâu sẽ lựa chọn những chiếc áo dài màu trắng, màu đỏ bằng lụa hoặc bằng gấm, còn chú rể thì trang phục đơn giản hơn, vào thời kỳ đó thì chú rể được thắt cà vạt hoặc cài nơ ở trên cổ, đi giầy tây, mặc áo comple.
Từ những năm 1954 thì trang phục, nghi lễ cưới hỏi của dân tộc Việt Nam cũng được lược bỏ đơn giản hơn. Ở các thành phố lớn thì cô dâu màu áo dài trắng hoặc đỏ, mặc quần trắng đi giầy cao gót, tay cầm hoa, tóc được chải bồng hoặc búi lên, còn chú rể vẫn thắt cà vạt, đi giầy mặc áo comple.
Còn ở nông thông thì cô dâu mặc áo sơ mi trắng hay áo bà ba, quần đen đi dép mới, chú rể mặc áo sơ mi, quần âu, đi giầy tay hoặc đi dép mới.
Mỗi một thời kỳ đều có những trang phục cưới khác nhau để phù hợp với lối sống của thời kỳ đó, và mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán, trang phục riêng của họ.
4. Một số trang phục cưới các dân tộc Việt Nam
4.1. Trang phục của người Tày
Trang phục người Tày rất đơn giản mang đến sự nền nã và duyên dáng, được làm bằng vải bông hoặc lụa với màu chủ đạo và màu chàm, màu đen.
4.2. Trang phục của người Dao
Trang phục người dao thường có nhiều màu sắc, nhưng màu đỏ là màu chủ đạo vì theo quan niệm của người Dao thì màu đỏ là màu mang lại hạnh phúc, sự may mắn, ấm no và tạo năng lượng tích cực cho người.
4.3. Trang phục cưới truyền thống của người H’mông
Trang phục của người Mông luôn có màu sắc sặc sỡ, và để làm được bộ trang phục này sẽ mất rất nhiều thời gian, sự cầu kỹ và tỉ mỉ.
4.4. Trang phục của người Mường
Trang phục của người Mường thường có hai màu trắng và nâu, áo ngắn có cánh thân, ống tay dài, bên trong là áo yếm cùng với đầu vái nổi lên giữa hai vạt áo.
4.5. Trang phục cưới của người khmer
Trang phục của người Khmer sẽ được làm bằng vải tơ lụa có màu sắc rực rỡ
Từ ngày xưa, các cô dâu đã hiểu rõ được việc làm đẹp trong ngày trong đại của mình, chính vì thế mà việc lựa chọn trang phục cũng là điều được coi trọng nhất.
Trải qua nhiều biến cố lịch sử thì trang phục cũng được thay đổi nhiều. Dù là đã được cách tân để phù hợp với xu hướng nhưng trang phục cưới truyền thống Việt Nam vẫn luôn giữ được được những nét đẹp truyền thống Á Đông của dân tộc ta.
Cùng đón xem các tin tức mới nhất tại Blog Cưới hỏi lớn nhất hiện nay.
——————————————–
SAPRINT xưởng chuyên in ảnh, album, khung ảnh cao cấp trên toàn quốc
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 629 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội
- Website: www.inanh.net
- Facebook: Fb.com/Saprint.inanh.net
- Zalo: 0368959999
- Hotline: 0368 95 9999