Cổng thông tin điện tử Tỉnh Kiên Giang – Trang phục cưới truyền thống của người Khmer ở Kiên Giang
1. Tên gọi của di sản văn hóa phi vật thể:
– Tên thường gọi: Trang phục cưới truyền thống của người Khmer ở Kiên Giang
– Tên gọi khác (nếu có):
2. Loại hình: Tri thức dân gian – Trang phục truyền thống
3. Địa điểm: Cả tỉnh Kiên Giang
4. Chủ thể văn hóa: Cộng đồng địa phương
5. Miêu tả về di sản văn hóa phi vật thể:
a. Quá trình ra đời, tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể:
Mặc là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống vật chất của con người và cũng là nhu cầu dễ tiếp nhận cái mới, dễ biến đổi nhất so với các nhu cầu vật chất khác. Cách mặc của người Khmer vùng Kiên Giang cũng giống cách mặc của người Khmer vùng Nam bộ. Nguyên vật liệu để tạo ra trang phục hầu như không sản xuất ở vùng Kiên Giang, nên vấn đề tìm nguyên vật liệu để tạo trang phục ít được quan tâm. Cũng như người Khmer của các vùng khác ở Nam bộ, trên nền tảng trang phục của những dân tộc khác được tiếp nhận qua quá trình giao lưu, người Việt vùng Kiên Giang đã biến đổi kiểu dáng, thay đổi chi tiết trên trang phục cho phù hợp với môi trường khí hậu của địa phương.
Tuy nhiên kiểu trang phục cưới truyền thống của người Khmer hầu như không thay đổi. Ngày nay, cô dâu và chú rễ vẫn mặc trang phục cưới truyền thống để thực hiện các nghi thức lễ cưới. Còn khi đãi tiệc, họ mặc đồ cưới theo kiểu phương tây áo đầm dạ hội, đồ veston như người Việt.
b. Miêu tả hình thức biểu hiện, quy trình thực hành, các sản phẩm vật chất, tinh thần được tạo ra trong quá trình thực hành di sản văn hóa phi vật thể, không gian văn hóa liên quan:
Trong ngày cưới, cô dâu người Khmer mặc trang phục bao gồm ba phần: Áo, váy, mão. Cô dâu trong ngày cưới sẽ mặc sămpol hol màu đỏ tím sẫm hoặc hồng cánh sen cùng với áo ngắn bó chẽn hoặc để hở một bên vai (xa-bây) hoặc loại áo dài tầm-vong màu đỏ, quàng khăn trắng ngang người. Ngoài ra còn có một tấm sronko có dạng như cái yếm hình bán nguyệt quàng phía trước quanh chân cổ, che phủ hết phần trên của ngực áo. Tấm này màu đỏ, trang trí trên đó có những hạt cườm thêu hoa sặc sỡ. Cô dâu còn quàng xéo ngang ngực một tấm khăn dài hình chữ nhật dệt bằng sợi kim tuyến. Sbay của cô dâu may bằng vải dệt kim màu vàng và được đính vô số hạt kim sa nhỏ xíu sáng lấp lánh tạo nên hoa văn đa dạng, cuốn chéo từ vai trái xuống bên sườn phải.
Tóc cô dâu vấn cao để đội mũ Kpâl Plốp kiểu hình tháp nhọn nhiều tầng trang trí nhiều màu sắc, đính những hạt cườm lấp lánh, thêu hoa giống như một chiếc vương miện nhỏ xinh xắn. Mũ cưới làm bằng kim loại hoặc giấy bồi cứng như một chiếc vương miện nhỏ xinh xắn được trang trí bằng những hạt cườm lấp lánh thêu hoa và chung quanh mũ kết các chiếc cánh cứng màu xanh biếc của loại bọ cánh cam. Trên mũ cắm tua tủa các cây trâm (sniêk sok) gắn bông hoa tròn đủ màu. Nơi chân mũ gắn hai chuỗi hạt ngọc rủ dài xuống hai bên tai của cô dâu.
Trang phục cưới của chú rể người Khmer bao gồm váy và áo. Đó là chiếc xăm-pốt màu đỏ hoặc màu sậm, có hoa văn. Chú rể có thể mặc loại áo ngắn màu đỏ hoặc màu trắng, kiểu cổ đứng, tay dài, cài cúc ở phía trước. Đây là loại áo xẻ ngực, cổ đứng cài cúc, quàng khăn trắng vắt qua vai trái và đeo thêm “con dao cưới” (kầm pách) với ý nghĩa bảo vệ cô dâu. Ngoài ra, chú rể còn quàng thêm loại khăn truyền thống lên vai trái. (http://vhttdlkv3.gov.vn/Ngay-hoi-VHTTDL-Khmer/Trang-phuc-cua-nguoi-Khmer).
c. Hiện trạng di sản văn hóa phi vật thể: Đang thực hành trong đời sống cộng đồng.
d. Nguy cơ hoặc nguyên nhân mai một của di sản văn hóa phi vật thể:
6. Giá trị của di sản văn hóa phi vật thể với đời sống cộng đồng:
Cấp độ ảnh hưởng: o Quốc gia o Tỉnh þ Địa phương
Cấp độ tổ chức: o Quốc gia o Tỉnh þ Địa phương
Hiện trạng hoạt động: þ Đang suy giảm o Bình thường o Đang phát triển
Tác động đến cộng đồng: þTốt o Bình thường o Xấu
7. Các biện pháp bảo vệ hiện có và đề xuất của chủ thể để bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể:
8. Những thông tin khác có liên quan: Ảnh minh họa đính kèm
Kiên Giang, ngày 10 tháng 6 năm 2016
Người lập: Nguyễn Diệp Mai