Chọn cành ghép, mắt ghép – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản không thiếu của tài liệu tại đây ( 2.84 MB, 65 trang )

20

Giống như gốc ghép, cành ghép đang lên nhựa (dấu hiệu bắt đầu một đợt

sinh trưởng mới). Nếu cành ghép, mắt ghép không lên nhựa thì không bóc được

mắt ghép. Chọn cành ghép, mắt phải non hay tương đối non mới dễ sống. Chọn

cành ghép phải là cành non. Tuổi từ 6 – 12 tháng.

Đối với ghép mắt: để lấy mắt ghép được dễ dàng thì sau khi chọn cành

xong, tiến hành khoanh vỏ (giống như chiết nhánh nhưng không bó bầu),

khoảng 7-10 ngày sau thì cắt cành để lấy mắt, mắt ghép sẽ dễ tróc và phát triển

nhanh sau khi tháp. Lấy mắt ghép hơi lồi lên, nơi có vết lá rụng. Đối với một số

loại cây (xoài, mít), khi lấy mắt cần tách sâu vào bên trong mang theo cả gỗ để

tránh giập, bể mắt ghép, sau đó loại bỏ gỗ khi ghép. Mắt ghép loại bỏ phần gỗ

gọi là bo da

Hình 2.10: Mắt không gỗ (bo da)

Đối với những mắt ghép xanh (non), không cần loại bỏ phần gỗ ở mắt

ghép.

* Chú ý: Chọn những cành ghép, mắt ghép trên cây mẹ là những cành non.

Khoẻ mạnh có đường kính nhỏ hơn một ít hoặc bằng đường kính gốc ghép, cành

ghép để khi ta ghép vào vừa khít với nhau.

*Tiêu chuẩn cành (hay mắt) ghép

Phải chọn từ cây mẹ có năng suất cao, phẩm chất tốt, lấy cành hay mắt

trong giai đoạn cho năng suất ổn định, không lấy từ những cây già cổi, còn non

21

chưa cho trái. Khi vận chuyển xa cần bảo quản cành ghép trong điều kiện mát

ẩm

3.1.Chọn cây lấy cành ghép

Cành ghép cần có tuổi sinh trưởng tương đương với gốc ghép (hay có

đường kính thân tương đương). Đoạn giữa thân cành được dùng ghép tốt nhất.

3.2.Chọn cây lấy mắt ghép

Cũng giống như chọn cây lấy cành ghép, nhưng đối với mắt ghép tùy theo

giống và kiểu ghép mà cắt sau cho đúng miệng gốc ghép

3.3.Chọn cành ghép, mắt ghép

-Chọn những cành khoẻ, mắt khoẻ, trên cây mẹ có năng suất cao, không

sâu bệnh. Đánh dấu vào chồi và mắt đã chọn.

Hình 2.11:Cành lấy mắt ghép trên cây có múi

-Về mắt ghép tùy theo loại cây ăn quả, chúng ta chọn mắt ghép là mắt thức hay

mắt ngủ.

Hình 2.9 ở trên là mắt ngủ( mắt chưa có mầm ở nách lá. Mắt thức là mắt có

mầm mọc ở nách lá ( hình 2.12 mắt thức trên sầu riêng)

22

Hình 2.12. Mắt ghép trên sầu riêng.

4. Những điểm cần chú ý:

Không chọn những gốc ghép chưa rõ nguồn gốc.

Không chọn những cành ghép, mắt ghép không đạt yêu cầu.

Đánh dấu rõ ràng, dễ nhìn thấy.

Chọn gốc ghép và mắt ghép, cây ghép cùng hoặc gần huyết thống (cùng

loài).

B.Thực hành

Chia lớp ra thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 3-5 học viên

Nội dung: Mỗi học viên chọn 10 gốc ghép và 10 cành ghép, sau đó nhóm

thảo luận đi đến quyết định chọn ra 30 gốc ghép và 30 cành ghép đạt tiêu chuẩn.

C.Ghi nhớ:

-Cần chọn đúng cành ghép đạt tiêu chuẩn tùy theo giống

-Gốc ghép sinh trưởng phát triển tốt, đúng tuổi ghép

23

BÀI 3: CÁC KIỂU GHÉP

Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:

– Mô tả được các bước công việc và yêu cầu kỹ thuật của các kiểu ghép

– Ứng dụng được các kiểu ghép nhân giống cho một số cây ăn quả.

A.Nội dung

1. Ghép cành

1.1.Ghép áp

Hai cá thể ghép gốc ghép và cành ghép có diện tích tiếp xúc lớn, tỷ lệ sống

cao, nầy mầm nhanh

*Các bước tiến hành:

– Cắt xéo thân cách gốc ghép cách mặt đất 10-15 cm.

– Cành ghép cũng được cắt xéo tương tự

– Sau đó áp hai mặt cắt lại với nhau. Đường kính của gốc ghép và cành ghép

phải tương đương nhau.

– Dùng dây buộc chặt lại giữ cho cành ghép vững.

Hình 3.1.Trình tự ghép

A.Cắt gốc, B. Cắt cành ghép, C.buộc dây

( trích từ tài liệu”Kỹ thuật ghép cây ăn quả”.NXBNN Hà Nội năm 2007)