.: GIẢI ĐÁP CHÍNH SÁCH ONLINE :. ChinhsachOnline.chinhphu.vn
–
08:40 14/03/2023
Khoản 2 Điều 27 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định: “Kiểm tra chất lượng hàng hoá trong nhập khẩu, lưu thông trên thị trường bao gồm các nội dung sau đây:… Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết”. Tôi xin hỏi, trường hợp “khi cần thiết” này có được hướng dẫn chi tiết trong văn bản nào không? Tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT quy định: “Nội dung, trình tự, thủ tục tiến hành kiểm tra chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản lưu thông trên thị trường thực hiện theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường…”. Tại Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN quy định, lấy mẫu thử nghiệm khi phát hiện có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng. Xin hỏi, vậy “dấu hiệu không bảo đảm chất lượng” trong trường hợp này có được hướng dẫn chi tiết là dấu hiệu gì, trong văn bản nào không? Trước khi sản phẩm được xuất kho để lưu thông ra thị trường thì 100% sản phẩm đều được kiểm tra mọi chỉ tiêu cảm quan ngoại quan, chất lượng theo công bố, khi sản phẩm đạt chất lượng công bố (dựa trên kết quả nội bộ/kết quả gửi mẫu trung tâm kiểm nghiệm), thì mới được duyệt xuất xưởng lưu thông ra thị trường. Tuy nhiên, có một vài trường hợp, đoàn kiểm tra lấy mẫu tại cửa hàng/đại lý phân phối thì có trường hợp mẫu không đạt chất lượng và nguyên nhân đều do các sản phẩm đã giao cho đại lý từ 12 tháng trở lên và đại lý bảo quản hàng không đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, ví dụ như: Để sản phẩm ngoài nắng, nơi bị ẩm mốc do mưa, nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng, để trực tiếp trên nền đất/sàn nhà… đây là những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến chất lượng của sản phẩm. Vậy trong trường hợp này thì người chịu trách nhiệm là ai? Và có văn bản nào quy định, hướng dẫn rõ người chịu trách nhiệm trong trường hợp này không?
Xem chi tiết