06 Câu hỏi phỏng vấn Tester hay nhất
Nhu cầu tuyển dụng tester tại các công ty lập trình phần mềm dường như chưa bao giờ là đủ. Yêu cầu của khách hàng ngày một khắt khe, vai trò của tester càng được coi trọng hơn, cơ hội việc làm và cả thu nhập đều ở mức tốt. Số lượng ứng viên lựa chọn công việc tester cũng nhiều hơn, nhưng để vượt qua ải tuyển dụng không phải là điều dễ dàng. Hãy cùng Ms. Uptalent chuẩn bị hành trang ngay từ bây giờ với loạt câu hỏi phỏng vấn tester đầy thử thách.
MỤC LỤC:
1. Yêu cầu hàng đầu đối với ứng viên tester
2. Danh sách câu hỏi phỏng vấn tester chất lượng
2.1. Phỏng vấn kiểm tra nền tảng kiến thức cơ bản
2.2. Kiểm tra kinh nghiệm thực tế của tester
3. Mẫu tuyển dụng nhân viên tester bằng tiếng Việt và tiếng Anh
3.1. Mẫu tuyển dụng cho nhân viên ít kinh nghiệm
3.2. Mẫu tuyển dụng cho tester nhiều kinh nghiệm
Mục lục
1. Yêu cầu hàng đầu đối với ứng viên tester
Tester – người kiểm tra – đúng như tên gọi, đây chính là đội ngũ đảm nhận công việc kiểm tra chất lượng phần mềm sau giai đoạn hoàn thành sơ khai. Họ sẽ chạy thử phần mềm, săm soi từng chi tiết lỗi nhỏ nhất, so sánh thực tế phần mềm với những yêu cầu từ phía khách hàng. Chính họ là người giúp đội ngũ lập trình mang đến những sản phẩm phần mềm chất lượng, không tì vết, làm hài lòng cả những khách hàng khắt khe nhất. Vì vậy, yêu cầu không thể thiếu đối với tester gồm:
-
Am hiểu kiến thức sản phẩm nhà tuyển dụng đang sản xuất kinh doanh
Để làm ra sản phẩm cần nhiều kiến thức, để kiểm tra và phát hiện lỗi sai lại càng cần kiến thức chuyên sâu hơn. Vì chỉ khi am hiểu kỹ thuật và cấu trúc của kỹ thuật đó bạn mới biết được lỗi sai nằm ở vị trí nào (đôi khi lỗi rất nhỏ nhưng lại ảnh hưởng cả một sản phẩm).
-
Đức tính cẩn thận, tỉ mỉ
Những người làm tester đều là những người cẩn trọng, tỉ mỉ, vì với họ, từng chi tiết nhỏ nếu bị bỏ qua, có thể sẽ phải tiến hành test lại từ đầu. Như vậy, không kịp tiến độ, lãng phí nhiều thời gian.
-
Khả năng liên kết, tổng hợp tốt
Những việc làm hấp dẫn
Năng lực phân tích, liên kết các kỹ thuật lại với nhau rất quan trọng vì lỗi sản phẩm không đơn thuần do một khía cạnh gây ra, mà hoàn toàn có thể nằm ở bước kết nối 2 khía cạnh.
-
Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
Một sản phẩm phần mềm là sự kết hợp của nhiều bộ phận, nhiều tập lệnh, nhiều ngôn ngữ lập trình… Một tester không đủ sức bao quát hết mà cần cả một bộ phận tester. Vì vậy, nhu cầu làm việc nhóm thường xuyên xuất hiện, nếu tester phối hợp không tốt với đồng đội, hiệu suất cả bộ phận tester sẽ bị đánh giá thấp.
>>>> Xem thêm: 15 câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thông tin
2. Danh sách câu hỏi phỏng vấn tester chất lượng
Những chi tiết khác liên quan đến việc tuyển dụng tester, Ms. Uptalent sẽ đề cập trong những bài viết tiếp theo. Hôm nay chỉ tập trung “chuyên môn” vào danh sách câu hỏi phỏng vấn tester để các bạn ứng viên tham khảo và chuẩn bị câu trả lời tốt nhất cho hành trang chinh phục nhà tuyển dụng.
2.1. Phỏng vấn kiểm tra nền tảng kiến thức cơ bản
Đừng nghĩ nhà tuyển dụng chỉ hỏi những cái cao siêu không nhé, hãy luôn ghi nhớ “ Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho”
Câu 1: Kiểm tra phần mềm là gì?
Kiểm thử phần mềm là một loạt các hoạt động được tiến hành với mục đích tìm ra lỗi trong phần mềm, tiến hành sửa chữa trước khi tung ra sản phẩm chính thức. Thông qua kiểm tra phần mềm, nhà sản xuất xác định được sự chính xác, đầy đủ và chất lượng theo đúng tiêu chuẩn đặt ra.
Câu 2: Có mấy phương pháp kiểm tra phần mềm?
Nhìn tổng thể, hiện có 2 phương pháp chính :
-
Kiểm tra thủ công (Manual Testing) do người phụ trách QA đảm nhận
-
Kiểm tra tự động (Automation Testing) sử dụng các công cụ, lệnh và các phần mềm khác để chạy các hành động được xác định trước.
>>>> Bạn xem thêm: Tổng quan các vị trí trong lĩnh vực CNTT (IT)
Câu 3: Phân biệt giữa bug, defect và error ?
-
Bug là lỗi trong phần mềm được phát hiện trong thời gian thử nghiệm. Đây là những lỗi nghiêm trọng có thể chặn một chức năng, dẫn đến sự cố hoặc gây tắc nghẽn hiệu suất
-
Defect là sự sai sót giữa kết quả mong đợi và kết quả thực tế, phát hiện sau khi sản phẩm đi vào sản xuất.
-
Error là lỗi gây ra do sự hiểu nhầm, hiểu sai thông tin, ký hiệu giữa các bên tham gia thiết kế phần mềm (gồm kỹ sư phần mềm, lập trình viên, nhà phân tích và tester) , những người này đều là nhân sự của công ty phần mềm.
Câu hỏi khác:
-
Phân loại , giải thích quy trình Manual testing (Kiểm tra thủ công)
-
Phân biệt giữa kiểm tra alpha và kiểm tra beta.
-
Kiểm thử API là gì?
-
Kiểm tra hồi quy (regression testing) là gì? Khi nào thì áp dụng nó?
-
Sự khác biệt giữa Kiểm tra chủ động và kiểm tra bị động ( là gì?)
2.2. Kiểm tra kinh nghiệm thực tế của tester
Câu 1: Làm cách nào bạn biết đã đến lúc nên dừng thử nghiệm?
Một số yếu tố báo hiệu thời điểm nên ngừng thử nghiệm:
-
Kiểm tra đã đạt đủ mức độ tỷ lệ % cho phép thông qua
-
Tỷ lệ lỗi thấp dưới mức tỷ lệ % cho phép
-
Hết ngân sách chi cho việc kiểm tra
-
Đạt mức độ tiêu chuẩn khách hàng đặt ra
-
Khi giai đoạn thử nghiệm Beta hoặc alpha kết thúc…
>>>> Có thể bạn quan tâm: Làm CTO có cần phải “siêu giỏi” code không?
Câu 2: Làm sao bạn biết mã (code) đã đáp ứng thông số kỹ thuật?
Đó là khi mã đã hoạt động ổn định, không phát sinh lỗi, chạy lệnh tốt. Mỗi công ty phần mềm có những tiêu chuẩn đánh giá mã tốt (good code) khác nhau, buộc nhân viên tuân theo. Khi tất cả các trường hợp kiểm tra kết thúc thành công, cho thấy mã đáp ứng yêu cầu.
Câu 3: Khi nào nên áp dụng kiểm tra tự động hơn là kiểm tra thủ công?
Kiểm tra tự động thể hiện tính ưu việt hơn trong những tình huống sau:
-
Kiểm tra yêu cầu thực hiện định kỳ
-
Quá trình kiểm tra gồm nhiều bước lặp đi lặp lại giống nhau
-
Thời gian chạy kiểm tra khắt khe theo tiêu chuẩn nhất định.
-
Phần mềm có nhiều mã code cần kiểm tra nhiều lần
-
Tester không có nhiều thời gian để thực hiện kiểm tra thủ công
-
Mỗi lần kiểm tra là một lần báo cáo…
Câu 4: Khi nào nên chọn kiểm tra thủ công thay vì thử nghiệm tự động?
Dự án thời gian ngắn: nếu áp dụng kiểm tra tự động sẽ tốn nhiều thời gian thiết kế và duy trì các công cụ, lệnh, phần mềm hỗ trợ.
-
Kiểm tra mang tính chất đặc biệt: những trường hợp này không có định hướng kiểm tra cụ thể nên phải dựa hoàn toàn vào kinh nghiệm và năng lực của người phụ trách.
-
Kiểm tra khám phá: đòi hỏi cao về kỹ năng phân tích, khả năng tư duy, sáng tạo và trực giác của tester.
-
Kiểm tra khả năng sử dụng: hệ thống tự động không giúp đo lường đượcsự thân thiện, tính hiệu quả và mức độ thuận lợi mà khách hàng sẽ cảm nhận.
>>>> Xem thêm: Mô tả công việc của một IT Manager
Câu 5: Kiểm tra có thể thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào, đúng không?
Kiểm tra hệ thống đòi hỏi tính đồng bộ ở tất cả các thành phần trong phần mềm. Do vậy, phải đợi tất cả các mã lệnh được cài đặt, phần mềm đã có thể vận hành bình thường thì việc kiểm tra mới có thể tiến hành.
Những câu hỏi liên quan khác:
-
Làm thế nào bạn kiểm tra một sản phẩm nếu các yêu cầu vẫn chưa đóng băng?
-
Quản lý cấu hình là gì?
-
Tại sao phân tích giá trị ranh giới (boundary value analysis) lại cung cấp các trường hợp kiểm tra tốt?
-
Vì sao không thể đảm bảo phần mềm 100% không có lỗi?
-
Kiểm tra tự động hóa (automation testing) liệu có thay thế được kiểm tra thủ công (manual testing) không?
3. Mẫu tuyển dụng nhân viên tester bằng tiếng Việt và tiếng Anh
3.1. Mẫu tuyển dụng cho nhân viên ít kinh nghiệm
Mô tả công việc
-
Đọc hiểu giải pháp bài toán
-
Xây dựng Test case các sản phẩm của công ty
-
Thực hiện kiểm thử các sản phẩm của công ty
-
Viết tài liệu hướng dẫn sử dụng chương trình
-
Xây dựng các tài liệu liên quan
-
Training, support các bộ phận, phòng ban liên quan
Yêu cầu công việc
-
Có kinh nghiệm 6 tháng – 1 năm ở lĩnh vực kiểm thử phần mềm
-
Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm về Automation test ( không bắt buộc)
-
Tỉ mỉ, cẩn thận, đánh giá tốt, chịu được áp lực công việc
-
Có tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm
-
Có laptop
>>> Tham khảo: IT Manager: Requirement, Salary, Role and more
3.2. Mẫu tuyển dụng cho tester nhiều kinh nghiệm
Responsibility
– Analyze Users stories and use cases requirements for validity and feasibility.
– Create & maintain test case/scenarios.
– Design and implement automation tests scripts, debug and define corrective actions.
– Execute test and prove that the software meets major architectural requirements.
– Ensuring the quality of the system as a whole.
– Cooperate with other team members execute all levels of testing (System, Integration, and Regression).
– Investigate defect reports from production support, isolate their causes, inform. Development teams for fixing and retest to ensure adequate resolutions.
– Identify, analyze and report the test progresses, test results, defects to the Project Manager.
– Advise on procedures to improve production efficiency and provide timely solutions.
Requirements
– Gender: Any
– Age: 25 – 30
– Education Background: Bachelor’s Degree with Computer Science or IT major.
– Language: Business Level
– Experience:
+ At least 3 years of experience in QC/Tester role and data analysis (include 1 year automation test)
+ Have experience with Agile frameworks and tools as Jira, Redmine, and Backlog…
+ Good knowledge about all phases of testing cycle, including functional, regression, integration, performance, acceptance, load, black box, and automation testing.
+ Good experience in Web application testing, desktop and mobile browsers.
+ Having knowledge & experience with Automation Testing as Selenium, Cypress…
Preferable Skill / Experience
– Experience in testing API’s is a big plus.
Dựa trên những câu hỏi phỏng vấn tester đủ thấy mức độ khắt khe và sự cạnh tranh lớn mà công việc này mang lại. Tuy nhiên, có thử thách mới có thành tựu, tester là công việc mang tính thời đại, khi mà công nghệ phát triển như vũ bão. Số lượng ứng viên càng tăng, càng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho từng giai đoạn ứng tuyển. Với danh sách câu hỏi và gợi ý trả lời từ Ms. Uptalent, kết hợp cùng năng lực, kinh nghiệm và nỗ lực của bản thân, bạn sẽ là một trong những lựa chọn ưu tú nhất mà nhà tuyển dụng hướng đến.
————————————
HRchannels – Headhunter – Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: [email protected] / [email protected]
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet
HRchannels
HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam.
Với hơn 12 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.