#1 Ý nghĩa của việc trao nhẫn cưới cô dâu chú rể cần nắm rõ

Trong văn hóa cưới hỏi ngàn đời của dân tộc, ý nghĩa của việc trao nhẫn cưới đã trở thành truyền thống cực kỳ trang trọng, là minh chứng cho cô dâu chú rể khi bước vào cánh cửa hôn nhân. Kể từ thời điểm đó cuộc đời, số phận của cả hai sẽ luôn gắn liền với nhau, cùng nhau vượt qua những chặng đường phía trước và mãi mãi bên nhau.

Cô dâu chú rể trao nhẫn cưới khi nào luôn là nghi thức được các cặp đôi đặt câu hỏi và tìm hiểu nhiều nhất ở trên mạng, diễn đàn. Vậy trình tự thực hiện nghi lễ, quá trình rước dâu hay ý nghĩa của việc trao nhẫn cưới như nào, ở nhà trai hay nhà gái, … sẽ được TOP1dexuat giải đáp cụ thể qua bài viết dưới đây.

Ý nghĩa thiêng liêng của chiếc nhẫn cưới

Nhẫn cưới theo nghiên cứu văn học là sự hình thành của 2 từ ý nghĩa đó là nhẫn và cưới. “Nhẫn” trong nhẫn cưới tượng trưng cho sự nhẫn nại, nhường nhịn trong tính cách của vợ chồng. Còn “cưới” là tập tục trang trọng của các cặp đôi khi được cả hai bên gia đình chấp thuận kết đôi.

Hình tượng chiếc nhẫn hình tròn không điểm đầu cũng không điểm cuối mang một ẩn ý về ý nghĩa của việc trao nhẫn cưới như một kỷ vật của tình yêu lứa đôi, sự đồng dạ đồng lòng của cả hai sẽ đi cùng với nhau đến hết cuộc đời.

Có một nghiên cứu khá hấp dẫn về chiếc nhẫn cưới là cánh mày râu chỉ mới đeo nhẫn cưới bắt đầu từ thế kỷ 20, trong khi người phụ nữ lại đeo rất sớm trước đó. Lý do chính khiến cho nam giới đeo nhẫn trễ hơn là do ảnh hưởng từ các cuộc chiến tranh liên miên.

Sau những thời khắc lịch sử thăng trầm, chiếc nhẫn cưới dần trở nên phổ biến hơn trên khắp thế giới và được coi như bảo vật thiêng liêng của cả hai vợ chồng, hai tâm hồn tuy hai mà một.

Cô dâu chú rể trao nhẫn cưới khi nào? Khi quá trình tìm hiểu yêu thương dần đến hồi kết thúc và lễ cưới là cánh cửa cho một khởi đầu mới cùng nhau. Nên có thể coi chiếc nhẫn là cái kết viên mãn cho những giọt nước mắt giận hờn, những nụ cười hạnh phúc.

Cũng chính vì những ý nghĩa hết sức cao cả này mà ngày nay nhiều cặp đôi thường lựa chọn cho mình cặp nhẫn cưới mới lạ, hoặc thậm chí tự thiết kế riêng để đánh dấu cánh cửa tình yêu đặc biệt của riêng mình. Nhưng trên tất cả, ý nghĩa của việc trao nhẫn cưới chính là lời nhắc nhở cả hai luôn chung thủy, quan tâm đến nhau trên con đường hôn nhân.

Cô dâu chú rể nên đeo nhẫn cưới tay nào cho đúng lễ nghi?

Phong tục tập quán của người Việt Nam có câu “nam tả nữ hữu” tức là đàn ông tay trái, đàn bà tay tay phải. Không chỉ áp dụng khi đeo nhẫn cưới mà câu nói này còn phù hợp với quá trình xem tướng, phong thủy của một người. Vậy ý nghĩa của việc trao nhẫn cưới là gì?

Theo thời gian, ý nghĩa của việc trao nhẫn cưới tay nào không còn quá quan trọng, miễn sao cả hai đều đồng thuận và thấy thoải mái trong sinh hoạt. Cả nam giới và nữ giới đa phần lựa chọn đeo nhẫn cưới ở tay trái để thuận tiện trong sinh hoạt và làm việc, hơn nữa khả năng đánh rơi nhẫn cũng thấp hơn đeo ở tay phải.

Theo lễ nghi truyền thống cô dâu chú rể trao nhẫn cưới khi nào?

Tuy có nhiều tranh cãi xoay quanh nghi thức trao nhẫn cưới, nhưng cô dâu chú rể trao nhẫn cưới khi nào còn phụ thuộc vào từng địa phương. Thông thường nghi lễ trao nhẫn cưới sẽ được diễn ra ở nhà gái, nhưng mọi việc sẽ bắt đầu khi cả hai đứng trước bàn gia tiên, có sự chứng kiến của ông bà và hai bên gia đình. Đây chính là lúc mà cô dâu chú rể cùng trao nhẫn cưới. 

Dù là trao nhẫn cưới ở nhà trai hay nhà gái thì ý nghĩa của việc trao nhẫn cưới không bao giờ thay đổi. Không đổi vì cả hai đều nhận ra rằng mình là một phần của nhau trong cuộc sống, không đơn giản sống vì bản thân mà còn cả tình yêu và trách nhiệm phía trước.

Trình tự rước dâu giữa hai bên gia đình

Cô dâu chú rể trao nhẫn cưới như nào sẽ cùng tìm hiểu trong trình tự của lễ rước dâu, trao nhẫn cưới truyền thống và ý nghĩa của việc trao nhẫn cưới:

Nhà trai đến theo đúng thời gian giờ lành đã hẹn

Phía nhà trai sắp xếp thứ tự từ lớn đến nhỏ để đi di hành sang nhà gái, ông bà luôn là người đi đầu tiên rồi đến cha mẹ và chú bác, cuối cùng sẽ là đội bê tráp, phù rể và họ hàng, bạn chú rể.

Trao sính lễ cho nhà gái

Sau khi di chuyển đến trước nhà giá, nhà trai sẽ tiến hành nghi thức trao mâm bưng quả của nhà trai và nhà gái.

Trưng bày mâm quả và trình sính lễ

Nhà trai bước vào nhà và các cô gái bưng lễ đi vào sau nhà trai. Hai bên nhà gặp mặt, giới thiệu gia đình, chủ yếu là cuộc nói chuyện của các bậc cao niên. Sau khi hai gia đình đã ổn định, nhà trai xin phép trình mâm quả đến nhà gái.

Khi chuẩn bị mâm quả sính lễ, Rượu Mừng – Hỷ trọn niềm vui là 1 trong TOP các loại rượu được gia đình nhà trai lựa chọn để thay thế rượu sâm banh, hoặc các loại rượu truyền thống vì tính chất sản phẩm gắn liền với ngày vui đôi lứa.

-15%

Rượu Mừng: Hỷ - Trọn Niềm Vui

Rượu Mừng HỶ – TRỌN NIỀM VUI (Bán lẻ và phân phối)

Đã bán 156

Được xếp hạng 0 5 sao

(0)

Việt Nam

250.000 

VND

212.500 

VND

RƯỢU MỪNG được biết đến như là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp các dòng rượu thủ công truyền thống của Việt Nam chất lượng cao, mẫu mã trang trọng thích hợp dùng trong các dịp Lễ, Tết, Nghi thức cưới hỏi, Quà tặng, và thưởng thức…

LIÊN HỆ VÀ ĐĂNG KÝ LÀM ĐẠI LÝ RƯỢU MỪNG

  • Điện thoại: 08.2525.1515

Thêm vào giỏ hàng

Ra mắt cô dâu trước quan viên hai họ

Khi nhà trai đến, cô dâu phải ở trong phòng không được để đàn trai thấy mặt đặc biệt là chú rể. Tại sao lại như vậy? Vì quan niệm từ xưa chú rể thấy mặt cô dâu thì khi về sống chung sẽ không coi trọng. Sau khi hai bên đã tìm hiểu và giới thiệu đầy đủ thì mẹ cô dâu sẽ dẫn cô dâu ra khỏi phòng. Cô dâu lần đầu ra mắt hai bên gia đình, cúi chào và nhận hoa từ tay chú rể.

Làm lễ gia tiên tại nhà gái

Cả hai cùng nhau thể hiện lòng thành với đấng sinh thành, ông bà gia tiên theo nghi thức bái bối. Cô dâu và chú rể cùng lạy cha mẹ để tỏ lòng dưỡng dục, biết ơn công sinh thành của cha mẹ.

Chú rể trao nhẫn cưới

Cô dâu chú rể trao nhẫn cưới như nào sẽ còn tùy theo vùng miền, địa phương và ý nghĩa của việc trao nhẫn cưới cũng vậy, nhưng thông thường sẽ trao ở phía nhà gái. Vị trí đeo nhẫn sau khi trao của chú rể là ở vị trí ngón áp út trên bàn tay trái, còn ở cô dâu thì sẽ đeo bên bàn tay phải. Điều đặc biệt hơn là cô dâu có đeo nhẫn đính hôn thì nhẫn đính hôn phải được đeo ở ngón giữa, còn ngón áp út sẽ dành riêng cho nhẫn cưới.

Cả hai cùng nhau thực hiện nghi thức lễ mừng

Khi đã trao xong nhẫn cưới, cả hai sẽ làm lễ mừng cha mẹ vợ vì đã tác thành lương duyên đôi lứa. Cha mẹ cô dâu sẽ hướng dẫn cả hai thắp hương trên bàn thờ.

Cùng nhau mời trầu cau, mời rượu

Khi rót rượu nên nhờ người phù rể điềm đạm. nhã nhặn thực hiện. Cô dâu chú rể cùng nhau xé cau, xếp trầu và mời chủ hôn, ông bà, cha mẹ.

Trả lễ cho nhà trai và rước nàng về dinh

Lễ lại quả sẽ là lễ cuối cùng của nghi thức, nhà gái sẽ chia đồ lại cho nhà trai và trả mâm tráp. Lưu ý nho nhỏ là mâm tráp không được đóng lại, phải để ngửa. Nhà trai sẽ dàn hàng ngang đối diện với phù dâu theo đúng thứ tự trước khi bước vào và nhận lại mâm tráp.

Ý nghĩa của việc trao nhẫn cưới là gì?

Nghi thức trao nhẫn sẽ diễn ra trong không khí trang trọng thiêng liêng, khi trao nhẫn chú rể sẽ là người trao đầu tiên. Chú rể dùng tay của mình để đỡ tay cô dâu nhẹ nhàng, nâng niu, tay còn lại sẽ đeo nhẫn vào ngón áp út ở phía tay trái của vợ. Và cô dâu cũng làm điều tương tự như vậy khi đeo nhẫn cho chú rể.

Cô dâu chú rể trao nhẫn cưới như nào đều không theo nguyên tắc hay quy định cụ thể. Quan trọng vẫn là tình yêu thương chân thành mà cả hai đã dành cho nhau, mong muốn được đồng hành cùng nhau trên con đường phía trước. Đó chính là ý nghĩa của việc trao nhẫn cưới.

Dù cho tấm lòng có đổi thay thì vẻ đẹp của nhẫn cưới vẫn không thay đổi, vẫn luôn xinh đẹp và thuần túy. Là giá trị vật chất, tinh thần mà cả hai đã dành trọn cho nhau. Vì vậy ý nghĩa của việc trao nhẫn cưới là gì cũng không bằng tấm lòng chung thủy, trân trọng nhau, hình ảnh nhẫn cưới tròn vẹn trên tay chính là lời nhắc nhở về một mái nhà hạnh phúc, ấm êm. 

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Ý nghĩa của việc trao nhẫn cưới cô dâu chú rể cần nắm rõ nhé!

5/5 – (1 bình chọn)

Hợp tác phân phối Rượu Mừng trên toàn quốc