10 cách từ chối cho mượn tiền khéo léo ai cũng nên biết
»
Hướng dẫn 10 cách từ chối cho mượn tiền thông minh nhất 2022
Kiến Thức
Mục lục
Hướng dẫn 10 cách từ chối cho mượn tiền thông minh nhất 2022
Tình huống vay mượn tiền bạc là việc ai cũng sẽ phải đối mặt ít nhất một lần trong cuộc sống. Trong trường hợp bạn không muốn cho vay tiền hoặc không thể đáp ứng nhu cầu vay tiền từ bạn bè người thân, bạn cần đưa ra lời từ chối một cách khéo léo và tế nhị. Nếu không xử lý đúng cách, bạn có thể sẽ phá vỡ mối quan hệ mà bản thân đã dày công vun đắp.
Hãy tham khảo 10 cách từ chối cho mượn tiền mà chuyên gia Tigersmoney gợi ý để tìm ra cách từ chối khéo léo và tế nhị nhất có thể.
10 cách từ chối cho mượn tiền
Nghệ thuật từ chối được thực hiện một cách khéo léo giúp bạn không bị mất lòng người vay đồng thời vẫn “bảo toàn” được số tiền đang có.
Khéo léo từ chối
Trong trường hợp bạn không muốn cho đối phương mượn tiền hãy đưa ra lời từ chối khéo léo. Không nên từ chối quá lạnh lùng, quá thẳng thắn. Những lời thẳng thắn đôi khi sẽ khiến người đi vay tiền cảm thấy rất tự ti và xấu hổ. Tốt nhất lý do từ chối được đưa ra xuất phát từ phía bạn: đang kẹt tiền, đang đầu tư làm ăn nên không dư tiền,… Thái độ từ chối nên mềm mỏng và thể hiện tình cảm.
Nếu đối tượng vay tiền là người trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết bạn càng phải tỏ ra khéo léo và đồng cảm với khó khăn mà người đi vay tiền gặp phải. Bạn đừng quên hỏi han tình hình các thành viên trong gia đình và những người liên quan để cuộc trò chuyện bớt căng thẳng.
Mới cho người khác vay
Khiến người vay tiền hiểu được bạn rất muốn cho vay nhưng “không có khả năng tiếp tục cho vay” là một cách từ chối cho mượn tiền đơn giản mà hiệu quả. Bạn có thể cho họ biết bạn vừa đầu tư một khoản tiền với bạn bè, người thân để làm ăn kinh tế, hoặc cũng có thể cho họ biết bạn vừa cho người nào đó mượn hết số tiền mà bạn tích cóp. Đặc biệt, câu chuyện sẽ hợp lý hơn nữa nếu đó là người mà cả 2 bên đều quen biết.
Sẽ rất vô duyên nếu người vay tiền tiếp tục hỏi vay bạn khi sau khi đã nhận được lời từ chối này. Bản thân người đi vay cũng thường khá ngại ngùng khi biết người quen vừa bị vay hết tiền.
Than khổ
Nếu bạn nhận được cuộc gọi từ bạn bè hoặc người thân không thường xuyên liên lạc thì khả năng cao là mượn tiền. Bạn hãy tỏ ra khó khăn hoặc khổ sở, đôi khi còn có thể vay ngược lại đối tượng muốn vay tiền của bạn. Không ai có thể tiếp tục hỏi vay tiền từ một người còn đang khó khăn và khổ sở hơn mình, nên bạn có thể yên tâm áp dụng phương pháp này.
Lưu ý rằng, phương pháp này sẽ không hiệu quả với những đối tượng đã quá quen thuộc với tình trạng và cuộc sống hiện tại của bạn. Vì thế, cách này không áp dụng thành công được với những người đi vay thân thiết với gia đình bạn.
Giúp bằng cách khác
Có rất nhiều cách để giúp đỡ người khác mà không cần phải sử dụng đến tiền. Nếu đối tượng vay tiền là người trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết đang gặp khó khăn hãy giúp đỡ họ bằng nhiều cách khác nhau. Bạn nên hỏi han những khó khăn của họ và đưa ra lời khuyên và giúp đỡ cần thiết. Bạn cũng có thể chia sẻ với họ các cơ hội kiếm tiền, hỗ trợ chỗ ăn uống ngủ nghỉ, cùng họ lên kế hoạch thoát khỏi khó khăn, cho mượn máy tính, xe cộ để họ có thể làm việc…
Những thời điểm khó khăn, con người không chỉ cần tiền bạc mà còn cần sự giúp đỡ khác về cuộc sống. Lúc này nếu bạn thực sự có thể khiến cuộc sống họ tốt hơn thì đó là sự giúp đỡ tốt hơn nhiều so với tiền bạc.
Thực chất việc hỗ trợ này cần có sự cân nhắc cẩn thận, tránh tiếp tay cho hành động trộm cắp do người vay “túng quá hóa liều”. Hãy hạn chế cho mượn các đồ vật quá giá trị, tránh trường hợp họ đem cầm cố hoặc bán tài sản để lấy tiền trả nợ mà không được bạn cho phép.
Hỏi thời gian trả tiền
Những người có chữ tín thường sẽ đề cập rõ với bạn về số tiền và thời gian hoàn trả khi có ý định vay tiền từ bạn. Đối với những người này, bạn chỉ cần xác định xem mình có nên cho vay hay không là được.
Trong các trường hợp còn lại, bạn nên đề cập rõ về thời gian số tiền vay cần được hoàn lại. Nếu người vay tiền ngập ngừng hoặc tỏ ra mập mờ về thời gian trả tiền, bạn cũng có thể xác định được có nên cho vay hay không. Nếu đối phương đưa ra được thời gian cụ thể, bạn cũng có thể xem đó là cam kết cần thiết giữa hai người trước khi bạn mở rộng hầu bao với họ.
Ngoài ra, nếu bạn không muốn cho họ vay tiền, sau khi nghe câu trả lời về thời gian trả nợ, bạn hãy đưa ra một khoảng thời gian gần hơn mà bạn cần số tiền đó. Lưu ý lý do đưa ra cần hợp lý và phù hợp với hoàn cảnh cá nhân và thực sự thể hiện sự cấp bách: đặt cọc nhà đất, đóng tiền học cho con, đóng tiền điện nước, đóng tiền phẫu thuật cho bố mẹ hoặc con cái,…
Các lý do này cần sát với thực tế, không nên bịa quá đà bởi những người thân quen hoàn toàn có thể nắm được một số tình hình của gia đình bạn liên quan đến sức khỏe, con cái, cha mẹ.
Nói rằng bản thân cũng đang mắc nợ
Tương tự với lời than khổ, bạn cũng có thể áp dụng cách từ chối cho vay tiền bằng cách cho người vay tiền biết rằng bạn cũng đang trong tình trạng nợ nần, thậm chí số nợ còn cao hơn rất nhiều so với họ. Phương pháp này sẽ phù hợp để áp dụng trong các trường hợp người vay nợ là người ít thân quen và không mấy quan trọng trong cuộc sống của bạn. Bạn cũng chẳng cần quan tâm đối tượng có tin vào câu chuyện bạn đề cập hay không, bạn chỉ cần trình bày lý do cũng đủ để tỏ rõ thái độ.
Nói rằng mình đang cần tiền để mua sắm
Hãy đề cập đến việc bạn đang cần tiền để mua sắm những vật dụng cần thiết cho cuộc sống hoặc phục vụ cho công việc kinh doanh. Bạn không cần kể chi tiết về món đồ cần mua, chỉ cần cho họ biết món đồ đó rất đắt tiền và bạn cũng đang phải gom góp rất nhiều để sở hữu món đồ đó. Bạn cần nhấn mạnh tính quan trọng, cần thiết và cấp bách mà món đồ đó đối với cuộc sống gia đình bạn, sẽ chẳng ai có thể ngỏ lời vay lần nữa với lời từ chối khéo léo này từ bạn.
Không đem theo tiền hoặc người thân đang giữ hộ
Nếu bạn là đàn ông, có thể dùng cách từ chối cho mượn tiền với lý do bạn đang trong tình trạng “vô sản” và vợ là người giữ tiền khá khắt khe. Nếu đối tượng vay tiền bạn cũng là nam giới, họ sẽ chẳng có mặt mũi nào mà tiếp tục hỏi vay nợ từ vợ bạn. Trong trường hợp đối tượng vay tiền là nữ và có mối quan hệ tương đối thân thiết với vợ hoặc người thân của bạn, hãy cân nhắc kỹ trước khi sử dụng lý do này.
Trực tiếp nói “Không”
Trong nhiều trường hợp, câu trả lời “Không” là cách đơn giản nhất để từ chối cho mượn tiền. Đây là cách hiệu quả nhất để áp dụng với các đối tượng đã mượn nợ của bạn quá nhiều lần, mượn lâu nhưng không trả hoặc các đối tượng thường xuyên lèo nhèo vay tiền mặc dù bạn đã liên tục từ chối. Nếu họ tiếp tục làm phiền trong thời gian dài, bạn cũng có thể cân nhắc cắt đứt mối quan hệ, xóa bạn bè, chặn số điện thoại nếu cần.
Gợi ý dịch vụ vay tiền
Trong trường hợp không thể đưa ra sự giúp đỡ cần thiết, hãy gợi ý người vay tiền của bạn tham khảo một số dịch vụ vay tiền an toàn và uy tín. Hiện nay có rất nhiều dịch vụ vay tiền với thủ tục đơn giản, lãi suất rất thấp người vay có thể tìm hiểu kỹ trước khi giới thiệu tới người thân, bạn bè của bạn. Tuy nhiên, trường hợp này bạn tuyệt đối không giới thiệu địa chỉ cụ thể nếu không chắc chắn. Một trong những nơi vay tiền phù hợp nhất để bạn gợi ý cho người quen là đến các ngân hàng nếu họ có lịch sử tín dụng “sạch sẽ”.
Nguyên tắc từ chối cho mượn tiền
Cách từ chối cho mượn tiền một cách khéo léo là một kỹ năng sống cần thiết mà bất cứ ai cũng nên trang bị cho mình và cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định.
Nguyên tắc số 1 – Từ chối dứt khoát
Nếu đối tượng muốn vay tiền là người bạn không muốn cho vay, hãy từ chối dứt khoát. Việc bạn cố tình bịa ra những lý do quá chi tiết thường là cơ hội để đối phương nắm bắt và tiếp tục thuyết phục bạn cho vay tiền. Đôi khi những lý do vòng vo còn có thể khiến cho mối quan hệ của bạn và đối phương rạn nứt do lòng tự ái và mặc cảm tự ti.
Nguyên tắc số 2 – Không thay đổi quyết định
Một số người vẫn sẽ tiếp tục thuyết phục bạn cho vay dù đã nhận được lời từ chối từ phía bạn. Lúc này, bạn cần giữ nguyên lập trường và đưa ra những lý do phù hợp để đối phương nhận thấy rằng “bạn không muốn cho vay tiền” hoặc bạn “không có khả năng cho vay tiền”. Hãy giữ nguyên thái độ, mặc cho đối phương có than vãn hoặc kể khổ thế nào.
Nguyên tắc số 3 – Đồng cảm với người vay
Khi không thể đưa ra sự giúp đỡ cần thiết, bạn nên tỏ ra đồng cảm bằng các câu trả lời như “tôi rất xin lỗi vì không thể giúp đỡ bạn”. Bạn cũng có thể tỏ ra rất buồn hoặc hối tiếc khi không thể cho họ vay tiền.
Nguyên tắc số 4 – Không cho vay tiền khi người vay vẫn chưa trả hết nợ cũ
Đối với những người đã vay tiền của bạn nhưng chưa trả hết nợ cũ mà vẫn muốn vay thêm, bạn nên đưa ra lời từ chối dứt khoát. Bạn cũng có thể nói rõ với họ rằng, đây là nguyên tắc tài chính mà bạn đề ra cho chính mình, do vậy, họ sẽ cần hoàn lại số tiền đã vay trước khi đề cập đến một khoản vay mới.
Nguyên tắc số 5 – Không cho vay tiền với những người không tin tưởng
Đây là cách từ chối cho mượn tiền tốt nhất đối với những người xa lạ, ít liên lạc hoặc không mấy quan trọng với cuộc sống của bạn. Cách từ chối cho mượn tiền này sẽ khiến đối phương từ bỏ hy vọng vay tiền từ bạn mà không cần phải lắng nghe bất kỳ lý do nào.
Nguyên tắc số 6 – Hạn chế cho vay các khoản tiền lớn
Các khoản vay lớn luôn đi kèm với rủi ro lớn. Do vậy, bạn có thể đưa ra lời từ chối với các khoản vay nhiều tiền, sau đó đưa ra gợi ý với khoản vay ít tiền hơn. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt rủi ro và vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với người đi vay tiền.
Nguyên tắc 7 – Không nên đào sâu vào câu chuyện của người vay tiền: Trong đa số các trường hợp, bạn không nên hỏi lý do họ cần vay tiền từ bạn. Việc trao đổi qua lại quá lâu sẽ đều khiến cả hai bên bối rối và ngại ngùng. Nếu được, hãy gợi ý cho họ những phương án giải quyết tốt hơn trong khả năng cho phép, đừng quá lạnh lùng với những người đang thực sự khó khăn.
Những người không nên cho mượn tiền
Không phải ai cũng xứng đáng nhận được lòng tốt từ bạn. Để tránh tình huống “đứng cho vay, quỳ đòi nợ” bạn cần học cách nhìn nhận con người trước khi quyết định cho vay tiền.
Theo đó, bạn tuyệt đối không nên cho những người sau vay:
Người không đáng tin: Tuyệt đối không nên giao những đồng tiền mồ hôi xương máu của mình cho những người không đáng tin cậy. Hãy nghĩ đơn giản rằng, không phải ai cũng xứng đáng nhận được sự hỗ trợ của bạn, và không phải ai cũng sẵn lòng cảm ơn bạn khi được giúp đỡ. Đôi khi, cẩn thận và kỹ tính về tiền nong sẽ giúp bạn tránh phiền phức không đáng có.
Người có thu nhập không ổn định: Để đảm bảo hạn chế rủi ro khi cho vay tiền, bạn cần xác định được khả năng chi trả của người vay nợ. Nếu gặp những người có tài chính và thu nhập thiếu ổn định thì rất khó chi trả khi khoản nợ đến hạn, do vậy bạn cần xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định mở hầu bao.
Người không muốn trả nợ: Không phải ai cũng sợ mang nợ, đặc biệt là những người thường xuyên trốn nợ, quỵt nợ. Họ thường cho rằng “tiền mượn được rồi, trả hay không là do mình quyết định”. Do vậy, nếu gặp phải đối tượng này, bạn nhất định không được cho mượn tiền. Họ chỉ đang lợi dụng mối quan hệ mà không thực sự thấy biết ơn vì sự giúp đỡ của bạn.
Người mượn số tiền nhỏ nhưng mượn nhiều người: Đôi khi thu hồi số tiền nợ nhỏ còn khó hơn rất nhiều so với thu hồi các khoản nợ lớn. Rất nhiều người thường có thói quen mượn những khoản tiền nhỏ nhưng lại mượn của nhiều người để chi trả cho những khoản chi tiêu không thực sự rõ ràng. Họ thường lợi dụng vào sự thiếu cam kết khi cho vay số tiền nhỏ cùng với tâm lý ngại đòi nợ của người cho vay để quỵt tiền.
Người xa lạ hoặc lâu không gặp: Đòi nợ của người quen đã khó, đòi nợ của người xa lạ hoặc lâu không gặp còn khó hơn. Bạn không nên cho vay khi không thường xuyên tương tác hoặc không nắm rõ được tình trạng của người vay tiền, rủi ro bị quỵt nợ rất cao.
Người mắc vào tệ nạn xã hội: Bạn không nên cho họ vay tiền để tiếp tục lao vào tệ nạn xã hội. Nếu họ cần giúp đỡ để làm lại cuộc đời, hãy dang tay giúp họ bằng nhiều cách khác nhau, nhưng không nên là các khoản vay. Đôi khi các khoản cho vay không những không thể giúp họ vượt qua khó khăn mà còn khiến họ lún chân sâu hơn vào các tệ nạn xã hội.
Trên đây là những gợi ý và nguyên tắc cơ bản bạn cần biết khi từ chối mượn tiền. Theo chuyên gia Tigersmoney, khi nhận được lời đề nghị vay tiền từ những người ít có liên hệ với cuộc sống của bạn hoặc những người thường xuyên mượn nợ, bạn nên tỏ thái độ dứt khoát.
Nếu người vay tiền là người thân bạn bè thân thiết, bạn nên cân nhắc giúp đỡ họ lúc khó khăn, không chỉ bằng tiền bạc mà còn bằng nhiều cách khác. Bởi tiền bạc rất quan trọng với cuộc sống, nhưng những mối quan hệ tốt đẹp đôi khi còn quan trọng hơn nhiều. Hãy đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp nhất!