27+ Cách Test Giày Vans Real để Nhận Biết Vans Chính Hãng Hay Fake | SaigonSneaker.com
Làm thế nào để biết được đôi Vans bạn vừa mua là real hay fake? Nếu bạn là dân chơi giày đã lâu, điều này không khó khăn để bạn có thể quét mắt qua những đặc điểm quen thuộc để “check nhanh”, thế nhưng còn với những bạn không phải là sneaker-head thì sao? Cùng điểm qua hơn 20 cách check Vans real dưới đây nhé, rất đơn giản và dễ nhớ.
Mục lục bài viết:
Mục lục
1. Cách nhận biết giày vans thật qua hộp giày
Khi mua giày bạn sẽ nhận được hộp giày Vans đúng hãng của thương hiệu Vans. Cách check Vans Old Skool của mình dựa vào hộp giày là thông qua tên thương hiệu, màu sắc chữ in trên hộp, các thông tin về giày và nhà sản xuất… xem có bị sai chính tả, thiếu thông tin hay bị mờ chữ không. Tuy nhiên có nhiều trường hợp hộp giày là thật nhưng giày bên trong lại là giả, vì thế nên đây cũng chưa phải là cách tốt nhất.
2. Kiểm tra phiếu bảo hành, thông tin nếu mua tại store ở Việt Nam
Nếu bạn mua hàng tại các cửa hàng phân phối chính thức của Vans, bạn nên kiểm tra trên hộp giày có tag sản phẩm bằng tiếng Việt hay không, ngoài ra giày Vans Old Skool real được phân phối chính hãng sẽ có phiếu bảo hành kèm theo cũng như hầu hết các thông tin đều được in bằng tiếng Việt.
3. Cách nhận biết giày vans chính hãng bằng barcode
Trên bất kì hộp đựng giày nào cũng sở hữu một mã vạch sản phẩm (barcode) kèm theo. Bạn có thể tải các ứng dụng check Vans Old Skool như: ShopSavvy, Scanlife, Barcode Scanner… về điện thoại, sau đó làm theo hướng dẫn trong app để tiến hành check code giày Vans. Nếu không có kết quả trả về thì có thể đôi giày của bạn là hàng giả.
4. Cách test giày Vans với thông tin dưới đáy hộp
Dưới mỗi hộp giày Vans Old Skool chính hãng luôn được các nhà sản xuất in kèm theo một bảng kích thước chuyển đổi (size chart), ngoài ra ngay phía bên dưới biểu tượng tái chế (thường là 3 mũi tên gộp thành hình tam giác) sẽ in rõ xuất xứ.
Nếu thông tin xuất xứ trên hộp giày Van Old Skool real trùng với thông tin trên nhãn của đôi giày bên trong thì bạn sẽ không sợ gặp tình trạng “râu ông này cắm cằm bà kia” nữa rồi.
5. Cấu trúc hộp
Trên nắp của các hộp đựng giày Vans chính hiệu sẽ có một lỗ nhỏ để bạn dễ dàng xỏ ngón tay vào để mở hộp lên. Ngoài ra, các hộp giày Vans cũng được thiết kế rất chuẩn và khi gấp hộp sẽ không cần dùng đến keo để dán lại. Bạn nên lưu ý đến 2 điểm này nhé.
6. Check giày Vans qua giấy gói giày
Khi sản phẩm đến tay bạn, mỗi đôi giày đều được gói trong một lớp giấy được in chìm tên thương hiệu Vans. Điểm đáng lưu ý chính là bề mặt giấy gói giày Vans Old Skool real sẽ có những lỗ nhỏ li ti, ngoài ra chữ “Vans” cũng sẽ được in đều đặn theo hàng lối trên khắp bề mặt giấy, biểu tượng tái chế cũng được in kèm theo tên thương hiệu.
7. Form giày
Form giày của các đôi giày Vans Old Skool chính hãng khá đặc biệt, cách nhận biết giày chính hãng bạn có thể đặt đôi Vans của mình trên một mặt phẳng, sau đó nhìn xem phần mũi và gót có hơi cong lên không.
Chưa hết, để tạo nên một đôi Vans chất lượng, nhà sản xuất đã lựa chọn chất liệu vải bố và da lộn ở phần mũi và phần gót. Bạn có thể tìm hiểu cách kiểm tra da lộn trên mạng để kiểm tra thêm phần này.
8. Đường chỉ ở phần gót
Tuy đường chỉ may ở phần gót của giày Vans Old Skool được may thủ công nhưng các đường may lại rất đều đặn và ngay ngắn. Nếu là một đôi giày fake thì chắc chắn sẽ không thể làm được như vậy, chưa kể phần chỉ may đôi lúc còn bị bong ra khiến cho đôi giày bị mất thẩm mỹ.
9. Cách nhận biết giày thật bằng phần gót bên trong giày
Phía gót giày Vans classic sẽ có một lớp lót được may chắc chắn bởi 2 đường chỉ, một đường để cố định với lớp vải bên trong và một đường để cố định với lớp da phía bên ngoài của đôi giày. Phần gót này giúp cho những bạn mang giày mới không bị gặp hiện tượng ma sát nhiều dễ dẫn đến phồng chân như những đôi giày kém chất lượng khác.
10. Logo Vans ở gót
Logo ở phía sau gót giày được in rõ nét, màu sắc đều không bị phai hay nhạt màu. Vị trí của logo cũng được đặt ngay giữa gót giày, không bị lệch sang một bên.
11. Phần nối giữa logo và giày vans nam chính hãng
Ở phía giữa logo cao su và thân giày sẽ có một phần gồ lên, đây là một điểm rất đặc biệt của Vans. Nhờ vào phần gồ lên này bạn sẽ có thể check giày Vans dựa vào chất lượng của keo dán và cách dán. Nếu là giày fake, keo sẽ không được dán gọn gàng và rất dễ bong tróc.
12. Đệm cao su ở phần mũi giày vans old skool real vs fake
Phần mũi ở đế giày sẽ có thêm một lớp cao su được dán vào, lớp cao su này không dễ bong tróc và sẽ tăng độ dày dần lên theo hướng từ trên xuống.
13. Đường chỉ may dọc theo thân
Các đôi Vans luôn gây ấn tượng cho người mua bởi những đường may độc đáo, và đây cũng chính là điểm đặc biệt mà bạn có thể kiểm tra nhanh chóng. Các đường may dọc theo thân giày của những đôi Vans fake thường sẽ không đều và đẹp mắt, đôi lúc còn xảy ra hiện tượng bung chỉ, lỏng lẻo hơn những đôi Vans hàng thật.
14. Chi tiết sọc jazz
Sọc màu trắng ở thân giày Vans được gọi là sọc Jazz. Sọc Jazz sẽ được làm từ chất liệu da, vì thế bạn có thể tìm cách phân biệt da thật trên Internet và check thử với đôi giày mình định mua.
15. Dây giày
Dây giày hàng thật sẽ mang lại cho bạn cảm giác chắc chắn, phần cao su bọc đầu dây giày cũng rất trong và cứng cáp, dễ để bạn xem xét và check Vans real.
16. Tag giày Vans real
Tag giày Vans Off The Wall thường có nền cam và chữ trắng, được in rõ nét và không lem màu.
17. Lỗ xỏ dây
Bạn check thử xem những lỗ xỏ dây này có tròn và đều đặn không, nếu không để bị dư da thừa và méo mó thì chắc chắn là hàng chuẩn.
18. Đệm bên trong
Ở hai phía bên trong giày sẽ có một lớp đệm để bảo vệ chân, lớp đệm được may chắc chắn và đều đặn, màu sắc của lớp đệm này cũng đồng màu với phần lót bên trong.
19. Cách check Vans Old Skool fake với lưỡi gà
Lưỡi gà của những đôi Vans hàng real khi bị kéo lên sẽ giữ nguyên vị trí chứ không quay về vị trí cũ khi bạn thả tay ra.
20. Logo Vans trên lót giày
Phần logo này bạn rất dễ nhìn thấy. Giống như cách phân biệt của những logo ở vị trí khác, bạn cũng cần check xem chữ in có đều và không bị lem màu không.
21. Lót giày
Tấm lót giày của các đôi Vans Old Skool đều được dán dính vào đế giày, vì thế nếu bất cứ đôi nào có phần lót và đế rời nhau thì bạn có thể chắc chắn là hàng giả rồi đấy.
22. Tem giày
Tem giày thường nằm bên trong phần lưỡi gà, bao gồm thông tin của size giày, nơi sản xuất và được dán rất chắc chắn lên lưỡi gà, không có keo dư hay tình trạng bị lem ra ngoài, các thông tin cũng được in ngay ngắn và sắc nét.
Ngoài ra, từ phiên bản Vans 2017 trở về sau, phần tem giày đã được nhà sản xuất bổ sung thêm hàng chữ Vans nhỏ xếp thành khung bao bọc các thông tin.
23. Đế giày (Waffle)
Nếu đôi giày bạn mua là giày real thì phần đế giày Vans sẽ rất chắc chắn, không bị hở keo. Ngoài ra, các chi tiết của phần đế giày sẽ tỉ mỉ và rõ nét hơn những đôi giày fake.
24. Dấu mộc xưởng sản xuất
Dấu mộc này cũng nằm dưới đế giày, là kí hiệu của những nước sản xuất, ví dụ DT là Trung Quốc, EVB là Việt Nam, GSI là Indonesia…
25. Nhãn hiệu
Ngoài logo phía sau gót giày và bên trong lót giày, gần phần dây giày còn có một logo Vans bằng vải may đính kèm vào. Vậy là có 3 vị trí nhãn hiệu mà bạn cần lưu ý kiểm tra.
26. Độ cong của đôi giày
Những giày Vans Old Skool fake sẽ rất cứng và không có độ đàn hồi. Phân biệt vans thật giả chính là bạn sẽ gập đôi chiếc giày lại, nếu là giày chính hãng, ngoài việc gập dễ dàng nó còn rất nhanh chóng trở về form ban đầu, điều này những đôi giày kém chất lượng thường sẽ không làm được.
27. Đánh giá cửa hàng bạn mua
Trước khi quyết định mua hàng ở bất cứ đâu bạn cũng nên xem thêm các ý kiến đánh giá từ người mua hàng trước đây về thái độ phục vụ và chất lượng hàng hóa. Bên cạnh đó, việc không công khai thông tin địa chỉ mua hàng cũng là một điểm trừ khá lớn.
28. Giá cả
Ngoại trừ những dịp sale lớn như Black Friday hay End year sale thì đa số các hãng giày chỉ đưa ra các chương trình giảm giá ở mức nhẹ. Chính vì vậy nếu giá Vans Old Skool có sự cách biệt lớn so với giá trên web thì bạn nên cân nhắc xem liệu đây có phải là một đôi giày chất lượng hay không.
Như vậy, Saigonsneaker vừa gửi đến bạn 28 cách phân biệt Vans real hay fake để bạn có thể dễ dàng kiểm tra. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn có thể gọi đến cho chúng tôi thông qua hotline hoặc truy cập website để được hỗ trợ tốt nhất.
Dù nói thế nào thì không phải bất kì ai cũng có đủ khả năng để sở hữu cho riêng mình một đôi giày Vans chính hiệu với số tiền không nhỏ, đặc biệt là những bạn học sinh sinh viên.
Chính vì thế việc cân nhắc giữa Vans Old Skool real hay fake cũng là chuyện bình thường. Bởi vì giá thành của những đôi Vans f1 và sf sẽ thấp hơn từ 40-70% so với giá thành của một đôi giày real nhưng chất lượng lại đạt được từ 70-90%.
Do đó, nếu bạn không đủ điều kiện để “tậu” cho mình một đôi Vans real thì bạn có thể xem xét “xài tạm” các đôi Replica và chờ đến các mùa sale của hãng để săn Vans chính hãng với giá khuyến mãi.