300 Câu hỏi Luật giao thông | Giao thông Việt Nam, Luật giao thông việt nam, Cung cấp dịch vụ tư vấn giao thông, Luật đường bộ, Luật đường sắt, Luật đường thủy
Câu hỏi trắc nghiệm ATGT
Nhằm mục đích nâng cao kiến thức, hiểu biết về Luật GTĐB và phục vụ các bạn tham gia giao thông. Tôi xin giới thiệu đến các bạn 300 câu hỏi và đáp án Trắc nghiệm Luật Giao thông đường bộ của Cục Đường bộ Việt Nam. Chúc các bạn có những kiến thức bổ ích và luôn an toàn khi tham gia giao thông.
Câu Hỏi 1
Khái niệm “đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng ?
1- “Đường bộ” gồm: Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ; 2- “Đường bộ” gồm: Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
Đáp án: 2.
“Đường bộ” gồm: Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
Câu Hỏi 2
Khái niệm “Công trình đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng ?
1- “Công trình đường bộ” gồm: Đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường, đèn tím hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, dải phân cách;
2- “Công trình đường bộ” gồm: Đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và công trình, thiết bị phụ trợ khác.
Đáp án: 2.
“Công trình đường bộ” gồm: Đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và công trình, thiết bị phụ trợ khác.
Câu Hỏi 3
Khái niệm “Phần đường xe chạy” được hiểu như thế nào là đúng?
1- Là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại;
2- Là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại, dải đất dọc hai bên đường để đảm bảo an toàn giao thông;
3- Cả hai ý trên.
Đáp án: 1.
Là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại;
Câu Hỏi 4
Khái niệm “Làn đường” được hiểu như thế nào là đúng?
1- Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường;
2- Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
Đáp án: 2.
Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
Câu Hỏi 5
Khái niệm “Khổ giới hạn của đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng?
1- Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, hầm trên đường bộ để các xe kể cả hàng hoá xếp trên xe đi qua được an toàn;
2- Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng của đường, cầu, hầm trên đường bộ để các xe kể cả hàng hoá xếp trên xe đi qua được an toàn;
3- Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, hầm trên đường bộ để các xe đi qua được an toàn.
Đáp án: 1.
Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, hầm trên đường bộ để các xe kể cả hàng hoá xếp trên xe đi qua được an toàn;
Câu Hỏi 6
Khái niệm “Dải phân cách”được hiểu như thế nào là đúng?
1- Là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều chạy riêng biệt; 2- Là bộ phận của đường để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ; 3- Cả hai ý trên.
Đáp án: 3.
Cả hai ý trên.
Câu Hỏi 7
Có mấy loại dải phân cách?
1- Loại cố định;
2- Loại di động; 3- Cả hai loại trên.
Đáp án: 3.
Cả hai loại trên.
Câu Hỏi 8
Trong Luật giao thông đường bộ khái niệm “Đường cao tốc” được hiểu như thế nào là đúng?
1- Là đường chỉ dành riêng cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, códải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt cùng mức với đường khác;
2- Là đường chỉ dành riêng cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và xe thô sơ, không giao cắt cùng mức với đường khác.
Đáp án: 1.
Là đường chỉ dành riêng cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, códải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt cùng mức với đường khác;
Câu Hỏi 9
“Phương tiện giao thông đường bộ” gồm những loại nào?
1- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
2- Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ; 3- Cả hai loại nêu trên.
Đáp án: 3.
Cả hai loại nêu trên.
Câu Hỏi 10
“Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” gồm những loại nào?
1- Ô-tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy;
2- Ô-tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật.
Đáp án: 2.
Ô-tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật.
Câu Hỏi 11
“Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ” gồm những loại nào?
1- Những loại xe không di chuyển bằng sức động cơ như xe đạp, xe xích lô; 2- Xe súc vật kéo và các loại xe tương tự;
3- Cả hai ý trên.
Đáp án: 3.
Cả hai ý trên.
Câu Hỏi 12
“Phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm những loại nào?
1- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
2- Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ; 3- Xe máy chuyên dùng;
4- Cả ba loại trên.
Đáp án: 4.
Cả ba loại trên.
Câu Hỏi 13
“Người tham gia giao thông đường bộ” gồm những thành phần nào?
1- Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; 2- Người điều khiển, dẫn dắt súc vật;
3- Người đi bộ trên đường bộ; 4- Cả ba thành phần nêu trên.
Đáp án: 4.
Cả ba thành phần nêu trên.
Câu Hỏi 14
“Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông” gồm những thành phần nào?
1- Người điều khiển xe cơ giới;
2- Người điều khiển xe thô so;
3- Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ; 4- Cả ba thành phần nêu trên.
Đáp án: 4.
Cả ba thành phần nêu trên.
Câu Hỏi 15
“Người điều khiển giao thông” gồm những thành phần nào?
1- Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông;
2- Cảnh sát giao thông, người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
Đáp án: 2.
Cảnh sát giao thông, người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
Câu Hỏi 16
Người tham gia giao thông phải làm gì để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ?
1- Phải nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông;
2- Phải giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác; 3- Cả hai ý trên.
Đáp án: 3.
Cả hai ý trên.
Câu Hỏi 17
Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai?
1- Là trách nhiệm của ngành Giao thông vận tải;
2- Là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và của toàn xã hội; 3- Là trách nhiệm của Cảnh sát giao thông.
Đáp án: 2.
Là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và của toàn xã hội;
Câu Hỏi 18
Mọi hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ được xử lý như thế nào?
1- Phải được xử lý nghiêm minh;
2- Phải được xử lý kịp thời; 3- Phải được xử lý đúng pháp luật; 4- Cả ba ý trên.
Đáp án: 4.
Cả ba ý trên.
Câu Hỏi 19
Người lái xe đang điều khiển xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá bao nhiêu thì bị nghiêm cấm?
1- Nồng độ cồn vượt quá 60 miligam/100 mililít máu; 2- Nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu; 3- Nồng độ cồn vượt quá 100 miligam/100 mililít máu.
Đáp án: 2.
Nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu;
Câu Hỏi 20
Người lái xe đang điều khiển xe trên đường mà trong khí thở có nồng độ cồn vượt quá bao nhiêu thì bị nghiêm cấm?
1- Nồng độ cồn vượt quá 40miligam/1 lít khí thở; 2- Nồng độ cồn vượt quá 60miligam/1 lít khí thở; 3- Nồng độ cồn vượt quá 80miligam/1 lít khí thở.
Đáp án: 1.
Nồng độ cồn vượt quá 40miligam/1 lít khí thở;
Câu Hỏi 21
Người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1- Đi bên phải theo chiều đi của mình;
2- Đi đúng phần đường quy định; 3- Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ; 4- Tất cả các ý trên.
Đáp án: 4.
Tất cả các ý trên.
Câu Hỏi 22
Biển báo hiệu đường bộ gồm những nhóm nào, ý nghĩa của từng nhóm?
1- Nhóm biển báo cấm để biểu thị các điều cấm, nhóm biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
2- Nhóm hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành, Nhóm biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
3- Nhóm biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn;
4- Tất cả các nhóm nêu trên.
Đáp án: 4.
Tất cả các nhóm nêu trên.
Câu Hỏi 23
Người lái xe phải làm gì khi điều kiển xe vào đường cao tốc?
1- Phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường; 2- Khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài; 3- Nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào các làn đường của đường cao tốc;
4- Tất cả các ý nêu trên.
Đáp án: 4.
Tất cả các ý nêu trên.
Câu Hỏi 24
Người lái xe phải làm gì khi điều kiển xe ra khỏi đường cao tốc?
1- Phải thực hiện chuyển dần sang các làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;
2- Phải thực hiện chuyển dần sang các làn đường phía bên trái hoặc bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc.
Đáp án: 1.
Phải thực hiện chuyển dần sang các làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;
Câu Hỏi 25
Khi điều khiển xe trên đường cao tốc, những việc làm nào không cho phép?
1- Không được cho xe chạy ở phần lề đường, không được quay đầu xe, lùi xe, không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo, sơn kẻ trên mặt đường; 2- Không được quay đầu xe, lùi xe, không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo, sơn kẻ trên mặt đường.
Đáp án: 1.
Không được cho xe chạy ở phần lề đường, không được quay đầu xe, lùi xe, không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo, sơn kẻ trên mặt đường;
Câu Hỏi 26
Người điều khiển phưong tiện tham gia giao thông trong hầm đường bộ phải tuân thủ những điểm gì là đúng quy tắc giao thông?
1- Xe cơ giới phải bật đèn ngay cả khi đường hầm sáng, xe thô sơ phải có đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu;
2- Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở những nơi quy định; 3- Không được quay đầu xe, lùi xe;
4- Tất cả các ý trên.
Đáp án: 4.
Tất cả các ý trên.
Câu Hỏi 27
Trường hợp xe kéo xe và kéo rơmoóc, những hành vi nào bị cấm?
1- Xe kéo r moóc, xe sơ mi rơ moóc kéo theo rơ moóc hoặc xe khác; 2- Chở người trên xe được kéo;
3- Xe ôtô kéo theo xe thô sơ, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy hoặc kéo lê vật trên đường;
4- Tất cả các ý nêu trên.
Đáp án: 4.
Tất cả các ý nêu trên.
Câu Hỏi 28
Người tham gia giao thông khi phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, phải có những nghĩa vụ gì?
1- Kịp thời báo cáo cho chính quyền địa phương;
2- Kịp thời báo cáo cho cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất, để xử lý; 3- Trong trường hợp cần thiết có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết; 4- Tất cả các nghĩa vụ trên.
Đáp án: 4.
Tất cả các nghĩa vụ trên.
Câu Hỏi 29
Các xe tham gia giao thông đường bộ phi bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường nào trong các điều ghi dưới đây?
1- Kính chắn gió, kính cửa phải là loại kính an toàn, bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển; 2- Có đủ hệ thống hãm và hệ thống chuyển hướng có hiệu lực, tay lái của xe ôtô ở bên trái của xe có còi với âm lượng đúng tiêu chuẩn;
3- Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói, các kết cấu phải đủ độ bền và đảm bảo tính năng vận hành ổn định; 4- Tất cả những điều ghi trên.
Đáp án: 4.
Tất cả những điều ghi trên.
Câu Hỏi 30
Chủ xe và người lái xe bánh xích, xe quá khổ, quá tải có trách nhiệm gì khi cho xe tham gia giao thông đường bộ?
1- Xin phép lưu hành đặc biệt;
2- Chịu sự kiểm soát về tải trọng và khổ giới hạn của cơ quan quản lý đường bộ; 3- Chịu phí tổn gia cố, bảo vệ công trình giao thông, hạ tải, xếp lại hàng hoá, tự bảo quản hàng đã bị dỡ xuống và nộp phạt theo quy định;
4- Tất cả các trách nhiệm trên.
Đáp án: 4.
Tất cả các trách nhiệm trên.
Câu Hỏi 31
Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm gì?
1- Bảo vệ hiện trường, giúp đỡ, cứu chữa kịp thời, bảo vệ tài sản của người bị nạn; 2- Báo tin ngay cho cơ quan công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất; 3- Cung cấp thông tin sát thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan công an; 4- Tất cả ba trách nhiệm nêu trên.
Đáp án: 4.
Tất cả ba trách nhiệm nêu trên.
Câu Hỏi 32
Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
1- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
2- Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông; 3- Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.
Đáp án: 1.
Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
Câu Hỏi 33
Khi ở một khu vực đồng thời có đặt biển báo cố định và biển báo tạm thời mà ý nghĩa hiệu lực khác nhau, thì người lái xe phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
1- Biển báo cố định;
2- Biển báo tạm thời.
Đáp án: 2.
Biển báo tạm thời.
Câu Hỏi 34
Cơ quan nào quy định tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ?
1- Bộ Giao thông vận tải;
2- Cục Đường bộ Việt Nam;
3- Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính các tỉnh thành phố; 4- Cảnh sát giao thông.
Đáp án: 1.
Bộ Giao thông vận tải;
Câu Hỏi 35
Trong trường hợp đặc biệt, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ khi lưu hành phải xin giấy phép của cơ quan nào?
1- Cơ quan Cảnh sát giao thông có thẩm quyền; 2- Cơ quan Quản lý giao thông có thẩm quyền; 3- Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Đáp án: 2.
Cơ quan Quản lý giao thông có thẩm quyền;
Câu Hỏi 36
Hai xe đi ngược chiều nhường đường khi tránh nhau như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1- Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh,nhường đường cho xe kia đi;
2- Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe lên dốc;
3- Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe kia đi; 4- Tất cả các ý nêu trên.
Đáp án: 4.
Tất cả các ý nêu trên.
Câu Hỏi 37
Xe ôtô tham gia giao thông trên đường phố có bắt buộc phải có bộ phận giảm thanh, giảm khói không?
1- Không bắt buộc;
2- Bắt buộc.
Đáp án: 2.
Bắt buộc.
Câu Hỏi 38
Xe ôtô tham gia giao thông trên đường phải có các loại đèn gì?
1- Đèn chiếu sáng gần và xa;
2- Đèn soi biển số;
3- Đèn báo hãm và đèn tín hiệu; 4- Có đủ các loại đèn ghi trên.
Đáp án: 4.
Có đủ các loại đèn ghi trên.
Câu Hỏi 39
Ban đêm, xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau, đèn chiếu sáng phải sử dụng như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1- Chuyển từ đèn chiếu gần sang đèn chiếu xa; 2- Phải chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần.
Đáp án: 2.
Phải chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần.
Câu Hỏi 40
Xe cơ giới 2-3 bánh có được kéo đẩy nhau hoặc vật gì khác trên đường không?
1- Được phép;
2- Tuỳ trường hợp; 3- Tuyệt đối không.
Đáp án: 3.
Tuyệt đối không.
Câu Hỏi 41
Trong đô thị, đoạn đường có dải phân cách cố định, khi không có biển hạn chế tốc độ, với điều kiện đường khô ráo và thời tiết bình thường, loại phương tiện nào chạy với tốc độ tối đa 50km/h?
1- Xe xích lô máy, xe gắn máy;
2- Các loại xe con, xe taxi đến 9 chỗ ngồi;
3- Xe tải có tải trọng từ 3.500 kg trở lên, xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi; 4- Xe môtô 2-3 bánh, xe tải có tải trọng dưới 3.500kg, xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi.
Đáp án: 2.
Các loại xe con, xe taxi đến 9 chỗ ngồi;
Câu Hỏi 42
Trong đô thị, đoạn đường có dải phân cách cố định, khi không có biển hạn chế tốc độ, với điều kiện đường khô ráo và thời tiết bình thường, loại phương tiện nào chạy với tốc độ tối đa 40 km/h?
1- Xe xích lô máy, xe gắn máy;
2- Các loại xe con, xe taxi đến 9 chỗ ngồi;
3- Xe tải có tải trọng từ 3.500 kg trở lên, xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi; 4- Xe môtô 2-3 bánh, xe tải có tải trọng dưới 3.500kg, xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi.
Đáp án: 4.
Xe môtô 2-3 bánh, xe tải có tải trọng dưới 3.500kg, xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi.
Câu Hỏi 43
Trong đô thị, đoạn đường có dải phân cách cố định, khi không có biển hạn chế tốc độ, với điều kiện đường khô ráo và thời tiết bình thường, loại phương tiện nào chạy với tốc độ tối đa 35km/h?
1- Xe xích lô máy, xe gắn máy;
2- Các loại xe con, xe taxi đến 9 chỗ ngồi;
3- Xe tải có tải trọng từ 3.500 kg trở lên, xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi; 4- Xe môtô 2-3 bánh, xe tải có tải trọng dưới 3.500kg, xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi.
Đáp án: 3.
Xe tải có tải trọng từ 3.500 kg trở lên, xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi;
Câu Hỏi 44
Trong đô thị, đoạn đường có dải phân cách cố định, khi không có biển hạn chế tốc độ, với điều kiện đường khô ráo và thời tiết bình thường, loại phương tiện nào chạy với tốc độ tối đa 30km/h?
1- Xe xích lô máy, xe gắn máy;
2- Các loại xe con, xe taxi đến 9 chỗ ngồi;
3- Xe tải có tải trọng từ 3.500 kg trở lên, xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi; 4- Xe môtô 2-3 bánh, xe tải có tải trọng dưới 3.500kg, xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi.
Đáp án: 1.
Xe xích lô máy, xe gắn máy;
Câu Hỏi 45
Trong đô thị, đoạn đường không có biển hạn chế tốc độ, với điều kiện đường khô ráo và thời tiết bình thường, loại phương tiện nào chạy với tốc độ tối đa 20km/h?
1- Xe xích lô máy, xe gắn máy;
2- Các loại xe con, xe taxi đến 9 chỗ ngồi;
3- Xe tải có tải trọng từ 3.500 kg trở lên, xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi; 4- Xe môtô 2-3 bánh, xe tải có tải trọng dưới 3.500kg, xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi.
Đáp án: 2.
Các loại xe con, xe taxi đến 9 chỗ ngồi;
Câu Hỏi 46
Trong đô thị, đoạn đường không có dải phân cách cố định, khi không có biển hạn chế tốc độ, với điều kiện đường khô ráo và thời tiết bình thường, loại phương tiện nào chạy với tốc độ tối đa 30km/h?
1- Xe xích lô máy, xe gắn máy;
2- Các loại xe con, xe taxi đến 9 chỗ ngồi;
3- Xe tải có tải trọng từ 3.500 kg trở lên, xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi; 4- Xe môtô 2-3 bánh, xe tải có tải trọng dưới 3.500kg, xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi.
Đáp án: 3.
Xe tải có tải trọng từ 3.500 kg trở lên, xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi;
Câu Hỏi 47
Trong đô thị, đoạn đường không có dải phân cách cố định, khi không có biển hạn chế tốc độ,với điều kiện đường khô ráo và thời tiết bình thường, loại phương tiện nào chạy với tốc độ tối đa 35km/h?
1- Xe xích lô máy, xe gắn máy;
2- Các loại xe con, xe taxi đến 9 chỗ ngồi;
3- Xe tải có tải trọng từ 3.500 kg trở lên, xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi; 4- Xe môtô 2-3 bánh, xe tải có tải trọng dưới 3.500kg, xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi.
Đáp án: 4.
Xe môtô 2-3 bánh, xe tải có tải trọng dưới 3.500kg, xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi.
Câu Hỏi 48
Trong đô thị, đoạn đường không có dải phân cách cố định, khi không có biển hạn chế tốc độ,với điều kiện đường khô ráo và thời tiết bình thường, loại phương tiện nào chạy với tốc độ tối đa 45km/h?
1- Xe xích lô máy, xe gắn máy;
2- Các loại xe con, xe taxi đến 9 chỗ ngồi;
3- Xe tải có tải trọng từ 3.500 kg trở lên, xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi; 4- Xe môtô 2-3 bánh, xe tải có tải trọng dưới 3.500kg, xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi.
Đáp án: 2.
Các loại xe con, xe taxi đến 9 chỗ ngồi;
Câu Hỏi 49
Trong đô thị, đoạn đường không có dải phân cách cố định, khi không có biển hạn chế tốc độ, với điều kiện đường khô ráo và thời tiết bình thường, loại phương tiện nào chạy với tốc độ tối đa 25km/h?
1- Xe xích lô máy, xe gắn máy;
2- Các loại xe con, xe taxi đến 9 chỗ ngồi;
3- Xe tải có tải trọng từ 3.500 kg trở lên, xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi; 4- Xe môtô 2-3 bánh, xe tải có tải trọng dưới 3.500kg, xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi.
Đáp án: 1.
Xe xích lô máy, xe gắn máy;
Câu Hỏi 50
Trên đường ngoài đô thị có dải phân cách cố định, trừ đường cao tốc, khi không có biển báo hạn chế tốc độ, với điều kiện đường khô ráo và thời tiết bình thường, loại phương tiện nào chạy với tốc độ tối đa 80km/h?
1- Xe xích lô máy, xe gắn máy;
2- Các loại xe con, xe taxi đến 9 chỗ ngồi;
3- Xe tải có tải trọng từ 3.500 kg trở lên, xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi; 4- Xe môtô 2-3 bánh, xe tải có tải trọng dưới 3.500kg, xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi.
Đáp án: 2.
Các loại xe con, xe taxi đến 9 chỗ ngồi;
Câu Hỏi 51
Trên đường ngoài đô thị có dải phân cách cố định, trừ đường cao tốc, khi không có biển hạn chế tốc độ, với điều kiện đường khô ráo và thời tiết bình thường, loại phương tiện nào chạy với tốc độ tối đa 60km/h?
1- Xe xích lô máy, xe gắn máy;
2- Các loại xe con, xe taxi đến 9 chỗ ngồi;
3- Xe tải có tải trọng từ 3.500 kg trở lên, xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi; 4- Xe môtô 2-3 bánh, xe tải có tải trọng dưới 3.500kg, xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi.
Đáp án: 4.
Xe môtô 2-3 bánh, xe tải có tải trọng dưới 3.500kg, xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi.
Câu Hỏi 52
Trên đường ngoài đô thị có dải phân cách cố định, trừ đường cao tốc, khi không có biển hạn chế tốc độ, với điều kiện đường khô ráo và thời tiết bình thường, loại phương tiện nào chạy với tốc độ tối đa 50km/h?
1- Xe xích lô máy, xe gắn máy;
2- Các loại xe con, xe taxi đến 9 chỗ ngồi;
3- Xe tải có tải trọng từ 3.500 kg trở lên, xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi; 4- Xe môtô 2-3 bánh, xe tải có tải trọng dưới 3.500kg, xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi.
Đáp án: 3.
Xe tải có tải trọng từ 3.500 kg trở lên, xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi;
Câu Hỏi 53
Trên đường ngoài đô thị không có dải phân cách cố định, trừ đường cao tốc, khi không có biển hạn chế tốc độ, với điều kiện đường khô ráo và thời tiết bình thường, loại phương tiện nào chạy với tốc độ tối đa 50km/h?
1- Xe xích lô máy, xe gắn máy;
2- Các loại xe con, xe taxi đến 9 chỗ ngồi;
3- Xe tải có tải trọng từ 3.500 kg trở lên, xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi; 4- Xe môtô 2-3 bánh, xe tải có tải trọng dưới 3.500kg, xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi.
Đáp án: 4.
Xe môtô 2-3 bánh, xe tải có tải trọng dưới 3.500kg, xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi.
Câu Hỏi 54
Trong khu dân cư, ở nơi nào cho phép người lái xe quay đầu xe?
1- ở nơi có đường giao nhau và những chỗ có biển báo cho phép quay đầu xe; 2- ở nơi có đường rộng để cho các loại xe chạy hai chiều;
3- ở bất cứ nơi nào.
Đáp án: 1.
ở nơi có đường giao nhau và những chỗ có biển báo cho phép quay đầu xe;
Câu Hỏi 55
ở những nơi nào cấm quay đầu xe?
1- ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
2- Trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt; 3- Đường hẹp, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất;
4- Tất cả các trường hợp nêu trên.
Đáp án: 4.
Tất cả các trường hợp nêu trên.
Câu Hỏi 56
Khi lùi xe người lái phải làm gì để bảo đảm an toàn?
1- Quan sát phía sau và cho lùi xe;
2- Lợi dụng nơi đường giao nhau đủ chiều rộng để lùi;
3- Phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.
Đáp án: 3.
Phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.
Câu Hỏi 57
ở những nơi nào cấm lùi xe?
1- Ở khu vực cấm dừng và trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
2- Nơi đường bộ giao nhau,đường bộ giao cắt đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ; 3- Tất cả những trường hợp.
Đáp án: 3.
Tất cả những trường hợp.
Câu Hỏi 58
Trên đường có nhiều làn đường cho xe chạy cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người lái xe cho xe chạy như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1- Cho xe chạy trên bất kỳ làn đường nào, khi chuyển làn phải có đèn tín hiệu báo trước, phải bảo đảm an toàn;
2- Phải cho xe chạy trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép, khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trướcvà phải đảm bảo an toàn.
Đáp án: 2.
Phải cho xe chạy trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép, khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trướcvà phải đảm bảo an toàn.
Câu Hỏi 59
Trường hợp đặc biệt phải dùng xe vận tải hàng hoá để chở người thì cơ quan nào quy định?
1- Chính phủ;
2- Bộ Giao thông vận tải;
3- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Đáp án: 1.
Chính phủ;
Câu Hỏi 60
Khi vượt xe khác phải đảm bảo những điều kiện gì?
1- Không có chướng ngại vật ở phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt; 2- Xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải, xe vượt phải vượt về bên trái (trừ
các trường hợp đặc biệt);
3- Phải báo hiệu bằng đèn hoặc còi, trong đô thị và khu đông dân từ 22h đến 5h chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
4- Tất cả những điều kiện trên
Đáp án: 4.
Tất cả những điều kiện trên
Câu Hỏi 61
Khi điều khiển xe chạy trên đường biết có xe sau xin vượt nếu đủ điều kiện an toàn người lái xe phải làm gì?
1- Giảm tốc độ và ra hiệu cho xe sau vượt. Không được gây trở ngại cho xe sau vượt; 2- Cho xe tránh về bên phải mình và ra hiệu cho xe sau vượt. Nếu có chướng ngại vật phía trước hoặc thiếu
điều kiện an toàn chưa cho vượt được phải ra hiệu cho xe sau biết. Cấm xe bị vượt gây trở ngại cho xe xin vượt;
3- Người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
Đáp án: 3.
Người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
Câu Hỏi 62
Xe sau có thể vượt lên bên phải xe khác đang chạy phía trước trong trường hợp nào?
1- Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
2- Khi xe điện đang chạy giữa đường;
3- Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được; 4- Tất cả những trường hợp trên.
Đáp án: 4.
Tất cả những trường hợp trên.
Câu Hỏi 63
Khi đang chạy dưới gầm cầu vượt, đường vòng, đầu dốc người lái xe muốn vượt xe khác thì phải xử lý như thế nào?
1- Nháy đèn pha kết hợp với tín hiệu còi cho xe trước biết để xe mình vượt; 2- Tuyệt đối không được vượt.
Đáp án: 2.
Tuyệt đối không được vượt.
Câu Hỏi 64
Tại nơi đường sắt giao cắt đường bộ quyền ưu tiên thuộc về phương tiện nào?
1- Xe nào đi bên phải không bị vướng thì được quyền đi trước;
2- Xe nào ra tín hiệu xin đường trước thì xe được đi trước; 3- Quyền ưu tiên thuộc về phương tiện đường sắt.
Đáp án: 3.
Quyền ưu tiên thuộc về phương tiện đường sắt.
Câu Hỏi 65
Tại sao nơi đường bộ giao cắt đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét tính từ ray gần nhất?
1- 5,00m;
2- 3,00m; 3- 4,00m; 4- 2,00m.
Đáp án: 1.
5,00m;
Câu Hỏi 66
Khi qua đường giao nhau, thứ tự ưu tiên xe nào được đi trước là đúng quy tắc giao thông?
1- Xe cứu thương đang chở bệnh nhân cấp cứu hoặc đi đón bệnh nhân cấp cứu, đoàn xe tang; 2- Xe quân sự, xe công an nhân dân đi làm nhiệm vụ đặc biệt khẩn cấp, đoàn xe có cảnh sát đi dẫn đường; 3- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.
Đáp án: 3.
Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.
Câu Hỏi 67
Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào?
1- Ưu tiên bên phải;
2- Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước; 3- Phải nhường đường cho xe đi bên trái.
Đáp án: 3.
Phải nhường đường cho xe đi bên trái.
Câu Hỏi 68
Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính người lái xe phải xử lý như thế nào?
1- Nhường đường cho xe chạy ở bên phải mình tới; 2- Nhường đường cho xe chạy ở bên trái mình tới;
3- Nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Đáp án: 3.
Nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Câu Hỏi 69
Những loại xe nào khi đi làm nhiệm vụ khẩn cấp có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ?
1- Xe chữa cháy, xe hộ đê, xe công an, xe quân đội; 2- Xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an, xe cứu thương;
3- Xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an, xe cứu thương, xe hộ đê, đoàn xe có cảnh sát dẫn đường.
Đáp án: 3.
Xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an, xe cứu thương, xe hộ đê, đoàn xe có cảnh sát dẫn đường.
Câu Hỏi 70
Những loại xe nào khi làm nhiệm vụ khẩn cấp có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; có thể đi vào đường ngược chiều và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông?
1- Xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an, xe cứu thương, xe hộ đê, đoàn xe có cảnh sát dẫn đường; 2- Xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an, xe cứu thương;
3- Xe ngoại giao, đoàn xe tang, xe cứu thương, xe quân sự, xe công an, xe chữa cháy.
Đáp án: 1.
Xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an, xe cứu thương, xe hộ đê, đoàn xe có cảnh sát dẫn đường;
Câu Hỏi 71
Khi gặp một đoàn xe, một đoàn người có tổ chức, người lái xe có được phép cho xe chạy cắt ngang không?
1- Không được phép; 2- Được phép.
Đáp án: 1.
Không được phép;
Câu Hỏi 72
Xe kéo nhau trên nhau trên đường đèo dốc, qua phà, cầu phao hoặc cầu treo nếu bộ phận hãm của xe được kéo đã mất hiệu lực thì phải dùng cách loại nào để kéo nhau?
1- Dùng dây cáp có độ dài 10m;
2- Dùng dây cáp có độ dài 5m; 3- Dùng thanh nối cứng.
Đáp án: 3.
Dùng thanh nối cứng.
Câu Hỏi 73
Người lái xe cần phải giảm tốc độ tới mức không nguy hiểm (có thể dừng lại một cách an toàn) trong các trường hợp nào?
1- Khi có báo hiệu hạn chế tốc độ hoặc có chướng ngại vật trên đường, khi tầm nhìn bị hạn chế; 2- Khi qua nơi đường giao nhau, nơi đường bộ giao cắt đường sắt, đường vòng, đoạn đường gồ ghề, trơn
trượt, cát bụi;
3- Khi qua cầu, cống hẹp, khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc, khi qua trường học, nơi tập trung đông người, nơi đông dân, có nhà cửa gần đường;
4- Tất cả các hành vi trên.
Đáp án: 4.
Tất cả các hành vi trên.
Câu Hỏi 74
Trên xe vận tải có hàng hoá hoặc xe có kéo theo rơ-moóc ngoài người lái xe và phụ xe được phép trở thêm bao nhiêu người?
1- 4 người;
2- 7 người; 3- Cấm chở.
Đáp án: 3.
Cấm chở.
Câu Hỏi 75
Trong thùng xe dỡ hàng tự động và trên các xe chuyên dùng khác được phép trở bao nhiêu người?
1- 3 người;
2- Số người cần thiết để bốc dỡ hàng; 3- Cấm chở.
Đáp án: 3.
Cấm chở.
Câu Hỏi 76
Khi điều khiển xe chạy trên đường người lái xe cần mang theo các loại giấy tờ gì về người và xe?
1- Giấy phép lái xe, đăng ký xe, giấy phép lưu hành xe;
2- Giấy phép lái xe, đăng ký xe, giấy vận chuyển, chứng minh nhân dân; 3- Lệnh vận chuyển, đăng ký xe, giấy phép lưu hành xe;
4- Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đó, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật và giấy phép vận chuyển (nếu loại xe đó cần phải có).
Đáp án: 4.
Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đó, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật và giấy phép vận chuyển (nếu loại xe đó cần phải có).
Câu Hỏi 77
Cơ quan nào quy định danh mục hàng nguy hiểm, việc vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp giấy phép hàng nguy hiểm?
1- Bộ công an;
2- Bộ quốc phòng; 3- Chính phủ;
4- Bộ Giao thông vận tải.
Đáp án: 3.
Chính phủ;
Câu Hỏi 78
Trong đô thị trường hợp nào dưới đây xe không được dùng còi (trừ các xe ưu tiên theo Luật định)?
1- Khi qua nơi đông người tụ họp, đi lại trên đường;
2- Khi qua nơi có trường học trẻ em đi lại trên đường; 3- Từ 22h đến 5h sáng hôm sau;
4- Khi qua ngã ba, ngã tư, trong thành phố, thị xã, thị trấn đông người qua lại.
Đáp án: 3.
Từ 22h đến 5h sáng hôm sau;
Câu Hỏi 79
Khi gặp một đoàn xe, một đoàn xe tang hay một đoàn người có tổ chức đi theo hàng ngũ, người lái xe phải xử lý như thế nào cho đúng quy tắc giao thông?
1- Bóp còi, rú ga để cắt ngang qua;
2- Không được cắt ngang qua đoàn xe, đoàn người; 3- Báo hiệu và từ từ cho xe đi qua để đảm bảo an toàn.
Đáp án: 2.
Không được cắt ngang qua đoàn xe, đoàn người;
Câu Hỏi 80
Còi của xe cơ giới phải đảm bảo những yêu cầu gì?
1- Âm thanh phát ra từ xa 100m có thể nghe thấy và phát đồng giọng; 2- Âm thanh phát ra từ 50m có thể nghe thấy và phát đồng giọng; 3- Âm thanh phát ra từ xa tối thiểu 200m, nghe rõ.
Đáp án: 1.
Âm thanh phát ra từ xa 100m có thể nghe thấy và phát đồng giọng;
Câu Hỏi 81
Khi muốn quay đầu xe trong trường hợp xe đang đi trên cầu, gầm cầu vượt, đường ngầm hay khu vực đường sắt giao cắt đường bộ, người lái xe phải làm gì?
1- Không được quay đầu xe;
2- Lợi dụng chỗ rộng và phải có người làm tín hiệu sau xe để đảm bảo an toàn; 3- Lợi dụng chỗ rộng có thể quay đầu được để quay đầu xe cho an toàn.
Đáp án: 1.
Không được quay đầu xe;
Câu Hỏi 82
Cơ quan nào quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe, lắp đặt báo hiệu đường bộ thuộc địa phương quản lý?
1- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
2- Cơ quan quản lý giao thông vận tải; 3- Cảnh sát giao thông – Trật tự; 4- Thanh tra bảo vệ công trình giao thông.
Đáp án: 1.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
Câu Hỏi 83
Khi qua phà, qua cầu người lái xe phải làm gì để bảo đảm an toàn?
1- Khi đến bến phà, cầu phao các loại xe phải xếp hàng trật tự, đúng nơi quy định, không làm cản trở giao thông;
2- Khi xuống phà, đang ở trên phà, và khi lên bến, mọi người phải xuống xe, trừ người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, người bệnh, người già yếu và người tàn tật;
3- Các loại xe cơ giới phải xuống phà trước, xe thô sơ, người xuống phà sau, khi lên bến, người lên trước các phương tiện giao thông lên sau theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông;
4- Tất cả các trường hợp trên.
Đáp án: 4.
Tất cả các trường hợp trên.
Câu Hỏi 84
Khi tập lái xe cơ giới, người lái xe phải đảm bảo những yêu cầu gì?
1- Khi tập lái xe trên đường công cộng người lái xe phải có giấy phép tập lái xe và giáo viên dạy lái ngồi bên cạnh;
2- Phải có biển “Tập lái” gắn ở phía trước và phía sau theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; 3- Các xe ôtô chuyên dùng vào việc giảng dạy lái phải trang bị thêm bộ hãm phụ và gương phản hậu để giáo
viên sử dụng khi cần thiết;
4- Tất cả các trường hợp trên.
Đáp án: 4.
Tất cả các trường hợp trên.
Câu Hỏi 85
Người điều khiển ôtô tải, máy kéo có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên; ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ (hạng C, D) phải đủ bao nhiêu tuổi?
1- 25 tuổi;
2- 21 tuổi; 3- 20 tuổi.
Đáp án: 2.
21 tuổi;
Câu Hỏi 86
Người điều khiển xe môtô hai bánh, ba bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên phải đủ bao nhiêu tuổi?
1- 16 tuổi; 2- 18 tuổi; 3- 20 tuổi.
Đáp án: 2.
18 tuổi;
Câu Hỏi 87
Tại nơi có cắm biển báo “Tốc độ tối đa cho phép” những loại xe nào được chạy vượt quá số ghi trên biển báo?
1- Không loại xe nào;
2- Xe chữa cháy, xe hộ đê, xe công an, xe quân đội; 3- Xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an, xe cứu thương; 4- Các loại xe ưu tiên theo quy định tại Điều 20 Luật giao thông đường bộ.
Đáp án: 4.
Các loại xe ưu tiên theo quy định tại Điều 20 Luật giao thông đường bộ.
Câu Hỏi 88
Các xe chở hàng hoá, chở người có được quá trọng tải thiết kế của xe không?
1- Được chở vượt quá trọng tải thiết kế của xe;
2- Cấm chở vượt quá trọng tải thiết kế của xe.
Đáp án: 2.
Cấm chở vượt quá trọng tải thiết kế của xe.
Câu Hỏi 89
Đối với xe tải nặng > 30T chạy theo đoàn, khi qua cầu hoặc dừng xe trên cầu vì gặp sự cố, phải đảm bảo khoảng cách giữa 2 xe là bao nhiêu?
1- >= 10 m;
2- >= 5 m; 3- >= 8 m.
Đáp án: 1.
>= 10 m;
Câu Hỏi 90
Người tham gia giao thông đường bộ phải có trách nhiệm gì khi nghe thấy tín hiệu của các xe ưu tiên?
1- Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường; 2- Cấm các hành vi gây cản trở xe ưu tiên;
3- Cả hai loại trách nhiệm trên.
Đáp án: 3.
Cả hai loại trách nhiệm trên.
Câu Hỏi 91
Xe gắn máy, môtô 2 bánh được chở nhiều nhất là mấy người?
1- Hai người kể cả người lái;
2- Ngoài người lái xe chỉ được thêm một người ngồi phía sau và một trẻ em;
3- Ngoài người lái xe được chở thêm hai người lớn trong trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp giải người phạm tội;
4- Cả ý hai và ý ba.
Đáp án: 4.
Cả ý hai và ý ba.
Câu Hỏi 92
Xe vận tải hàng hoá được phép chở người trong những trường hợp nào?
1- Xe chở người đi làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai hoặc thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp, xe chở cán bộ chiến sĩ của lực lượng vũ trang đi làm nhiệm vụ, xe chở người bị nạn đi cấp cứu;
2- Xe chở công nhân duy tu bảo dưỡng đường bộ, xe tập lái chở người đi thực hành lái xe, xe chở người đi diễu hành theo đoàn và một số trường hợp khác do chính phủ quy định;
3- Được chở người trong các trường hợp trên.
Đáp án: 3.
Được chở người trong các trường hợp trên.
Câu Hỏi 93
Việc vận chuyển hàng bằng xe ôtô phải chấp hành các quy định nào?
1- Hàng vận chuyển trên xe phải được xếp đặt gọn gàng và phải được chằng buộc chắc chắn; 2- Khi vận chuyển hàng rời phải có mui, bạt che đậy không được để rơi vãi; 3- Cả hai quy định trên.
Đáp án: 3.
Cả hai quy định trên.
Câu Hỏi 94
Hàng siêu trường, siêu trọng được hiểu theo quy cách nào?
1- Hàng có kích thước hoặc trọng lượng thực tế của mỗi kiện hàng vượt quá giới hạn quy định cho phép nhưng không thể tháo rời ra được;
2- Hàng nhẹ không xếp gọn được, hàng phải dùng cần cẩu để chất lên xe, mỗi kiện hàng có trọng lượng so với thể tích vượt quá 0,6 tấn/m3.
Đáp án: 1.
Hàng có kích thước hoặc trọng lượng thực tế của mỗi kiện hàng vượt quá giới hạn quy định cho phép nhưng không thể tháo rời ra được;
Câu Hỏi 95
Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hàng bằng ôtô có những trách nhiệm gì?
1- Chấp hành thể lệ vận tải hàng hoá đường bộ và các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ;
2- Chấp hành quy định riêng về vận tải, xếp dỡ, bảo quản hàng nguy hiểm, hàng siêu trường, siêu trọng; 3- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; 4- Tất cả các trách nhiệm trên.
Đáp án: 4.
Tất cả các trách nhiệm trên.
Câu Hỏi 96
Trong quá trình vận chuyển nếu không có người áp tải thì ai chịu trách nhiệm bảo quản hàng và bồi thường thiệt hại?
1- Chủ hàng;
2- Người vận tải.
Đáp án: 2.
Người vận tải.
Câu Hỏi 97
Bên vận tải có hay không chịu trách nhiệm bồi thường hàng chuyên chở bị biến chất do đặc điểm lý hoá tự nhiên hoặc bị thiếu ruột mà còn nguyên đai cặp chì?
1- Có chịu trách nhiệm;
2- Không chịu trách nhiệm.
Đáp án: 2.
Không chịu trách nhiệm.
Câu Hỏi 98
Khi vận chuyển hàng hoá quí hiếm, hàng đòi hỏi phải có kỹ thuật bảo quản chăm sóc trên đường vận chuyển có nhất thiết phải có người áp tải hoặc thuê bên vận tải làm dịch vụ áp tải không?
1- Không;
2- Có.
Đáp án: 2.
Có.
Câu Hỏi 99
Bắt buộc hay không bắt buộc người nhận hàng phải theo phương thức cân, đong, đo, đếm, nhất quán với người gửi hàng khi xếp hàng lên ôtô?
1- Theo thoả thuận; 2- Bắt buộc;
3- Không bắt buộc.
Đáp án: 2.
Bắt buộc;
Câu Hỏi 100
Chủ phương tiện tham gia vận tải hành khách bằng xe ôtô phải chấp hành những quy định gì của Luật giao thông đường bộ?
1- Các quy định về vận chuyển hành khách;
2- Thực hiện đúng lịch trình, hành trình vận tải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; 3- Không được giao xe cho người không đủ điều kiện để lái xe;
4- Tất cả các quy định nói trên.
Đáp án: 4.
Tất cả các quy định nói trên.
Câu Hỏi 101
Như thế nào là hình thức kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt?
1- Là kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô theo tuyến có xác định bến đi, bến đến và xe chạy theo lịch trình hành trình quy định;
2- Là kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô theo tuyến cố định trong nội, ngoại thành phố, thị xã, có các điểm dừng đón, trả khách và chạy theo biểu đồ vận hành.
Đáp án: 2.
Là kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô theo tuyến cố định trong nội, ngoại thành phố, thị xã, có các điểm dừng đón, trả khách và chạy theo biểu đồ vận hành.
Câu Hỏi 102
Người lái xe ôtô khách phải thực hiện những quy định gì dưới đây?
1- Kiểm tra bảo đảm an toàn của xe xuất bến, hướng dẫn khách ngồi đúng quy định, kiểm tra sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hoá bảo đảm an toàn, có biện pháp bảo vệ tài sản của khách, giữ trật tự trong xe, đón trả khách đúng nơi quy định;
2- Phải đóng của lên xuống của xe trước và trong khi xe chạy, cấm vận chuyển hàng trái pháp luật, cấm trở người trên mui, để người đu bám bên ngoài thành xe, cấm chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối, súc vật đang bị dịch bệnh hoặc hàng có ảnh hưởng đến sức khoẻ của khách, cấm chở khách, hành lý, hàng vượt quá trọng tải thiết kế của xe, cấm trở hàng trong khoang trở khách;
3- Tất cả những quy định trên.
Đáp án: 3.
Tất cả những quy định trên.
Câu Hỏi 103
Hàng nguy hiểm; hàng có mùi hôi thối, súc vật đang bị dịch bệnh hoặc hàng có ảnh hưởng đến sức khoẻ của khách có được nhận chở trên xe khách không?
1- Có;
2- Cấm.
Đáp án: 2.
Cấm.
Câu Hỏi 104
Thế nào được gọi là tuyến vận tải khách?
1- Là tuyến đường được xác định để bố trí xe ôtô khách vận chuyển khách, đáp ứng nhu cầu khách đi lại, đi từ một điểm thuộc địa danh này đến một điểm thuộc địa danh khác;
2- Là tuyến đường quy định ôtô khách phi đi qua trên một tuyến vận tải khách với điểm đi, điểm đến, điểm dừng, điểm đỗ được xác định.
Đáp án: 1.
Là tuyến đường được xác định để bố trí xe ôtô khách vận chuyển khách, đáp ứng nhu cầu khách đi lại, đi từ một điểm thuộc địa danh này đến một điểm thuộc địa danh khác;
Câu Hỏi 105
Ôtô chở khách có được phép mở cửa, cho người đứng ngồi ở bậc lên xuống khi xe đang lăn bánh không?
1- Có được phép; 2- Tuyệt đối cấm.
Đáp án: 2.
Tuyệt đối cấm.
Câu Hỏi 106
Xe gắn máy, mô tô chở theo ôtô khách có được chứa xăng trong bình chứa của xe hay không?
1- Phải tháo hết xăng ra khỏi bình chứa của xe;
2- Được chứa xăng trong bình chứa của xe.
Đáp án: 1.
Phải tháo hết xăng ra khỏi bình chứa của xe;
Câu Hỏi 107
Những ký hiệu hàng hoá dưới đây, ký hiệu nào là chống mưa?
1- Hình 1
2- Hình 3 3- Hình 2
Đáp án: 3
Hình 2
Câu 108:
Ký hiệu chuyên dùng nào biểu hiện hàng chuyên chở phải tránh ánh nắng mặt trời ?
1- Hình 2
2- Hình 1
Đáp án: 2
Hình 1
Câu 109: Hình nào dưới đây biểu hiện hàng chuyên chở là chất lỏng ?
1- Hình 1 2- Hình 2
Đáp án: 2
Hình 2
Câu 110: Hình nào dưới đây biểu hiện hàng chuyên chở dễ vỡ phải cẩn thận?
1- Hình 2
2- Hình 1
Đáp án: 1
Hình 2
Câu Hỏi 111: Hình nào dưới đây đòi hỏi hàng phải xếp theo hướng thẳng đứng?
1- Hình 2
2- Hình 1 3- Hình 3
Đáp án: 2.
Hình 1
Câu Hỏi 112
Cơ quan nào quy định cụ thể về việc vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng?
1- Chính phủ;
2- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; 3- Bộ giao thông vận tải.
Đáp án: 3.
Bộ giao thông vận tải.
Câu Hỏi 113
Trong thành phố, đô thị người lái xe cơ giới đường bộ phải thực hiện nhường đường cho người đi bộ và xe cơ giới khác như thế nào?
1- Nhường đường cho người đi bộ đang đi trên phần đường dành cho người đi bộ đi ngang qua đường; 2- Nhường đường cho xe cơ giới có tốc độ cao, cho xe sau xin vượt;
3- Nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính bất kỳ từ hướng nào tới, nhường đường cho xe ưu tiên, cho xe từ bên phải đến, cho xe đi ở bên trái trong vòng xuyến; 4- Tất cả những trườnghợp trên.
Đáp án: 4.
Tất cả những trườnghợp trên.
Câu Hỏi 114
Trong thành phố, đô thị người lái xe cơ giới 3 bánh kể cả xe lam phải chấp hành những điều cấm nào (ghi ở dưới đây) khi chở hàng, chở người?
1- Cấm chở hàng hoá, hành lý trên mui xe;
2- Cấm xếp hàng hoá, hành lý nhô ra 2 bên thành xe, vượt ra phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe;
3- Cấm chở người, chở hàng quá tải trọng cho phép, cấm chở người ngồi cạnh người lái xe có càng điều khiển;
4- Tất cả các điều kiện trên.
Đáp án: 4.
Tất cả các điều kiện trên.
Câu Hỏi 115
Trong thành phố, đô thị người điều khiển xe chở phân, rác, chất thải, vôi vữa, đất cát, sỏi, gạch, than, xỉ lò phải thực hiện những quy định nào (ghi dưới đây)?
1- Phải che phủ kín, không để rơi vãi, tung bụi trên đường phố. Phải có trách nhiệm thu gọn xử lý hậu quả kịp thời nếu để rơi vãi các thứ đó xuống đường phố;
2- Chỉ được hoạt động từ 22h đến 5h sáng hoặc 18h đến 6h sáng trên các tuyến đường do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định;
3- Cả hai điều quy định trên.
Đáp án: 3.
Cả hai điều quy định trên.
Câu Hỏi 116
Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật đối với bánh lốp lắp cho xe ôtô, máy kéo và các loại xe cơ giới 3 bánh được quy định như thế nào?
1- Đúng cỡ, đủ số lượng, đủ áp suất, không phồng rộp, không nứt vỡ lớp vải; 2- Bánh dẫn hướng phải đồng đều về chiều cao hoa lốp, không dùng lốp đắp; 3- Chiều cao hoa lốp còn lại không được nhỏ hơn 1,0mm đối với xe tải; 1,6mm đối với xe con và 2,0mm đối với xe khách;
4- Đảm bảo đúng các quy định trên.
Đáp án: 4.
Đảm bảo đúng các quy định trên.
Câu Hỏi 117
Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật quy định đối với còi điện lắp trên xe cơ giới 3 bánh, ôtô, máy kéo với âm lượng toàn bộ ở khoảng cách 2m là bao nhiêu?
1- Không nhỏ hơn 65dB(A), không lớn hơn 115dB(A); 2- Lớn hơn 75dB(A) và nhỏ hơn 100dB(A).
Đáp án: 1.
Không nhỏ hơn 65dB(A), không lớn hơn 115dB(A);
Câu Hỏi 118
Để đảm bảo an toàn cho ôtô khi chuyển động, hệ thống phanh phải bảo đảm những yêu cầu nào?
1- Hiệu quả phanh cao nhất, quãng đường phanh ngắn nhất, ổn định ôtô khi phanh; 2- Điều khiển phải nhẹ nhàng, lực tác dụng lên bàn đạp phải nhỏ;
3- Không có hiện tượng bó phanh, có khả năng phanh khi ôtô đứng yên trong thời gian dài; 4- Tất cả những ý trên.
Đáp án: 4.
Tất cả những ý trên.
Câu Hỏi 119
Bơm cao áp của hệ thống cung cấp nhiên liệu diezel có những nhiệm vụ gì?
1- Cung cấp dầu diezel cho vòi phun với áp suất cao, đảm bảo cho vòi phun dầu diezel vào trong buồng cháy dưới dạng sương mù, cung cấp dầu diezel đúng thời điểm quy định cho các xi lanh của động cơ;
2- Điều chỉnh được lượng dầu diezel cung cấp cho các xi lanh động cơ phù hợp với các chế độ làm việc, lượng dầu cung cấp phải đồng đều giữa các xi lanh;
3- Đảm bảo thời điểm bắt đầu phun và kết thúc phun phải chính xác và dứt khoát, tránh hiện tượng phun nhỏ giọt;
4- Tất cả các nhiệm vụ nêu trên.
Đáp án: 4.
Tất cả các nhiệm vụ nêu trên.
Câu Hỏi 120
Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật quy định đối với gương quan sát phía sau ngoài yêu cầu đủ số lượng, đúng quy cách, không có vết rạn nứt, hình ảnh rõ ràng, quan sát được ở khoảng rộng phía sau là 4m và ở khoảng cách phía sau ít nhất là mấy mét?
1- 20m;
2- 40m; 3- 50m.
Đáp án: 1.
20m;
Câu Hỏi 121
Mục đích của việc điều khiển xe trong hình số 3 và số 8 là gì?
1- Biết phối kết hợp nhịp nhàng vừa tăng giảm số, vừa lấy trả lái, nắm được phương pháp lấy trả lái khi lái xe vào đường vòng, biết phương pháp điều khiển và căn đường đi xe vào vòng; 2- Nắm được phương pháp lấy trả lái khi lái xe vào đường vòng, biết phương pháp điều khiển và căn đường khi xe vào vòng.
Đáp án: 1.
Biết phối kết hợp nhịp nhàng vừa tăng giảm số, vừa lấy trả lái, nắm được phương pháp lấy trả lái khi lái xe vào đường vòng, biết phương pháp điều khiển và căn đường đi xe vào vòng;
Câu Hỏi 122
Khi điều khiển xe tăng số cần chú ý những điểm gì?
1- Không được nhìn xuống buồng lái, cần phải tăng thứ tự từ thấp đến cao, phối hợp các động tác phải nhịp nhàng, chính xác;
2- Không được nhìn xuống buồng lái, cần phải tăng theo thứ tự từ thấp đến cao, phối hợp các động tác phải nhịp nhàng, chính xác, vù ga phải phù hợp với tốc độ.
Đáp án: 1.
Không được nhìn xuống buồng lái, cần phải tăng thứ tự từ thấp đến cao, phối hợp các động tác phải nhịp nhàng, chính xác;
Câu Hỏi 123
Khi điều khiển xe giảm số cần chú ý những điểm gì?
1- Không được nhìn xuống buồng lái, cần phải giảm theo thứ tự từ cao đến thấp, phối hợp các động tác phải nhịp nhàng, chính xác;
2- Không được nhìn xuống buồng lái, cần phải giảm theo thứ tự từ cao đến thấp, phối hợp các động tác phải nhịp nhàng, chính xác, vù ga phải phù hợp với tốc độ.
Đáp án: 2.
Không được nhìn xuống buồng lái, cần phải giảm theo thứ tự từ cao đến thấp, phối hợp các động tác phải nhịp nhàng, chính xác, vù ga phải phù hợp với tốc độ.
Câu Hỏi 124
Khi điều khiển xe trên đường trơn cần chú ý những điểm gì?
1- Giữ vững tay lái cho xe đi đúng vệt bánh xe đi trước, sử dụng số thấp đi chậm, giữ đều ga, đánh lái ngoặt và phanh gấp khi cần thiết;
2- Giữ vững tay lái cho xe đi đúng vệt bánh xe đi trước, sử dụng số thấp đi chậm, giữ đều ga, không lấy nhiều lái, không đánh lái ngoặt và phanh gấp.
Đáp án: 2.
Giữ vững tay lái cho xe đi đúng vệt bánh xe đi trước, sử dụng số thấp đi chậm, giữ đều ga, không lấy nhiều lái, không đánh lái ngoặt và phanh gấp.
Câu Hỏi 125
Khi xe chạy ban đêm sử dụng đèn xe thế nào là hợp lý?
1- Sử dụng tất cả các loại đèn chiếu sáng, đèn soi đường, đèn báo hiệu theo dõi quá trình làm việc các cơ cấu trên xe;
2- Tốc độ dưới 30km/h ánh sáng đèn chiếu cần xa 30m, tốc độ trên 30km/h ánh sáng đèn chiếu cần xa 100m, trong thành phố tắt đèn pha, bật đèn cốt, đèn con, khi đỗ xe bật đèn con và đèn hậu; 3- Cả 2 ý nêu trên.
Đáp án: 3.
Cả 2 ý nêu trên.
Câu Hỏi 126
Khi điều khiển xe qua cầu hẹp cần chú ý những điểm gì?
1- Dùng số thấp giữ đều ga cho xe qua từ từ, không được đi sát rìa cầu, không tăng ga đột ngột, đổi số hoặc phanh gấp trên cầu;
2- Dùng số phù hợp, cho xe qua từ từ, không được đi sát rìa cầu, không tăng ga đột ngột, đổi số hoặc phanh gấp trên cầu.
Đáp án: 1.
Dùng số thấp giữ đều ga cho xe qua từ từ, không được đi sát rìa cầu, không tăng ga đột ngột, đổi số hoặc phanh gấp trên cầu;
Câu Hỏi 127
Khi điều khiển xe qua cầu, qua phà cần chú ý những điểm gì?
1- Chấp hành nghiêm chỉnh các biển báo hiệu, tín hiệu nếu có;
2- Phải tuyệt đối tuân thủ theo sự điều khiển chỉ dẫn của người gác cầu hoặc nhân viên bến phà; 3- Cả 2 ý nêu trên.
Đáp án: 3.
Cả 2 ý nêu trên.
Câu Hỏi 128
Mục đích của bảo dưỡng thường xuyên là gì?
1- Bảo đảm ôtô thường xuyên có tính năng kỹ thuật tốt, giảm cường độ hao mòn của các chi tiết, ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các hư hỏng và sai lệch kỹ thuật để khắc phục, giữ gìn được hình thức bên ngoài;
2- Bảo đảm ôtô thường xuyên có tính năng kỹ thuật tốt, giảm cường độ hao mòn của các chi tiết, ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các hư hỏng và sai lệch kỹ thuật để khắc phục.
Đáp án: 1.
Bảo đảm ôtô thường xuyên có tính năng kỹ thuật tốt, giảm cường độ hao mòn của các chi tiết, ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các hư hỏng và sai lệch kỹ thuật để khắc phục, giữ gìn được hình thức bên ngoài;
Câu Hỏi 129
Nguyên nhân động cơ xăng không nổ?
1- Không có tia lửa điện;
2- Xăng không vào buồng cháy; 3- Cả hai nguyên nhân trên.
Đáp án: 3.
Cả hai nguyên nhân trên.
Câu Hỏi 130
Những nguyên nhân làm cho xăng không được đưa vào buồng phao của bộ chế hoà khí?
1- Màng bơm xăng bị hư hỏng, cần bơm xăng và van bơm bị hỏng, hệ thống đường ống dẫn xăng có không khí, chế hoà khí có nước, hết xăng;
2- Tắc bầu lọc xăng, màng bơm xăng bị hỏng, cần bơm xăng và van bơm bị hỏng, hệ thống đường ống dẫn xăng có không khí, chế hoà khí có nước, hết xăng.
Đáp án: 2.
Tắc bầu lọc xăng, màng bơm xăng bị hỏng, cần bơm xăng và van bơm bị hỏng, hệ thống đường ống dẫn xăng có không khí, chế hoà khí có nước, hết xăng.
Câu Hỏi 131
Phương pháp khắc phục các giclơ của bộ chế hoà khí bị tắc?
1- Tháo bộ chế hoà khí, rửa sạch bên ngoài, sau đó tháo bên trong, tháo vít điều chỉnh hỗn hợp và thông lỗ giclơ bằng không khí nén;
2- Tháo bộ chế hoà khí, rửa sạch bên ngoài, sau đó tháo bên trong, tháo vít điều chỉnh hỗn hợp và thông lỗ giclơ bằng các dụng cụ kim loại.
Đáp án: 1.
Tháo bộ chế hoà khí, rửa sạch bên ngoài, sau đó tháo bên trong, tháo vít điều chỉnh hỗn hợp và thông lỗ giclơ bằng không khí nén;
Câu Hỏi 132
Nguyên nhân má bạch kim của bộ chia điện bị cháy?
1- Tụ điện bị hỏng;
2- Hiệu điện thế máy phát tăng lên; 3- Cả hai nguyên nhân trên.
Đáp án: 3.
Cả hai nguyên nhân trên.
Câu Hỏi 133
Phương pháp điều chỉnh đánh lửa muộn sang đánh lửa sớm?
1- Nới lỏng vít cố định thân bộ chia điện, xoay vỏ bộ chia điện từ từ theo chiều quay của cam bộ chia điện, tăng ga đột ngột để kiểm tra tiếng gõ, siết chặt vít cố định;
2- Nới lỏng vít cố định thân bộ chia điện, xoay vỏ bộ chia điện từ từ ngược chiều quay của cam bộ chia điện tăng ga đột ngột để kiểm tra tiếng gõ, siết chặt vít cố định.
Đáp án: 2.
Nới lỏng vít cố định thân bộ chia điện, xoay vỏ bộ chia điện từ từ ngược chiều quay của cam bộ chia điện tăng ga đột ngột để kiểm tra tiếng gõ, siết chặt vít cố định
Câu Hỏi 134
Phương pháp điều chỉnh đánh lửa sớm sang đánh lửa muộn?
1- Nới lỏng vít cố định thân bộ chia điện, xoay vỏ bộ chia điện từ từ theo chiều quay của cam bộ chia điện, tăng ga đột ngột để kiểm tra tiếng gõ, siết chặt vít cố định;
2- Nới lỏng vít cố định thân bộ chia điện, xoay vỏ bộ chia điện từ từ ngược chiều quay của cam bộ chia điện tăng ga đột ngột để kiểm tra tiếng gõ, siết chặt vít cố định.
Đáp án: 1.
Nới lỏng vít cố định thân bộ chia điện, xoay vỏ bộ chia điện từ từ theo chiều quay của cam bộ chia điện, tăng ga đột ngột để kiểm tra tiếng gõ, siết chặt vít cố định;
Câu Hỏi 135
Tiêu chuẩn độ rơ tối đa góc của vô lăng lái cho phép đối với xe con, xe chở khách đến 12 chỗ ngồi, xe tải có trọng tải đến 1500 kg là bao nhiêu?
1- 10 độ;
2- 20 độ; 3- 25 độ.
Đáp án: 1.
10 độ;
Câu Hỏi 136
Tiêu chuẩn độ rơ tối đa góc của vô lăng lái cho phép đối với xe chở khách trên 12 chỗ ngồi là bao nhiêu?
1- 10 độ; 2- 20 độ; 3- 25 độ.
Đáp án: 2.
20 độ;
Câu Hỏi 137
Tiêu chuẩn độ rơ tối đa góc của vô lăng lái cho phép đối với xe tải có trọng tải trên 1500 kg là bao nhiêu?
1- 10 độ; 2- 20 độ; 3- 25 độ.
Đáp án: 3.
25 độ.
Câu Hỏi 138
Thế nào là động cơ 4 kỳ?
1- Là loại động cơ: Để hoàn thành một chu trình công tác của động cơ, píttông thực hiện 2 hành trình, trong đó có một lần sinh công;
2- Là loại động cơ: Để hoàn thành một chu trình công tác của động cơ, píttông thực hiện 4 hành trình, trong đó có một lần sinh công.
Đáp án: 2.
Là loại động cơ: Để hoàn thành một chu trình công tác của động cơ, píttông thực hiện 4 hành trình, trong đó có một lần sinh công.
Câu Hỏi 139
Thế nào là động cơ 2 kỳ?
1- Là loại động cơ: Để hoàn thành một chu trình công tác của động cơ, píttông thực hiện 2 hành trình, trong đó có một lần sinh công;
2- Là loại động cơ: Để hoàn thành một chu trình công tác của động cơ, píttông thực hiện 4 hành trình, trong đó có một lần sinh công.
Đáp án: 1.
Là loại động cơ: Để hoàn thành một chu trình công tác của động cơ, píttông thực hiện 2 hành trình, trong đó có một lần sinh công;
Câu Hỏi 140
Thế nào gọi là thể tích buồng cháy (Vc)?
1- Là khoảng không gian giới hạn bởi nắp máy và đỉnh pittông ở điểm chết trên; 2- Là khoảng không gian giới hạn bởi nắp máy và đỉnh pittông ở điểm chết dưới; 3- Là khoảng không gian giới hạn bởi điểm chết trên và điểm chết dưới.
Đáp án: 1.
Là khoảng không gian giới hạn bởi nắp máy và đỉnh pittông ở điểm chết trên;
Câu Hỏi 141
Thế nào gọi là thể tích buồng công tác (Vh)?
1- Là khoảng không gian giới hạn bởi nắp máy và đỉnh pittông ở điểm chết trên; 2- Là khoảng không gian giới hạn bởi nắp máy và đỉnh pittông ở điểm chết dưới; 3- Là khoảng không gian giới hạn bởi điểm chết trên và điểm chết dưới.
Đáp án: 2.
Là khoảng không gian giới hạn bởi nắp máy và đỉnh pittông ở điểm chết dưới;
Câu Hỏi 142
Thế nào gọi là thể tích làm việc của xi lanh (Vs)?
1- Là khoảng không gian giới hạn bởi nắp máy và đỉnh pittông ở điểm chết trên; 2- Là khoảng không gian giới hạn bởi nắp máy và đỉnh pittông ở điểm chết dưới; 3- Là khoảng không gian giới hạn bởi điểm chết trên và điểm chết dưới.
Đáp án: 3.
Là khoảng không gian giới hạn bởi điểm chết trên và điểm chết dưới.
Câu Hỏi 143
Hãy nêu công dụng của cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền trong động cơ đốt trong?
1- Cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền trong động cơ đốt trong dùng để biến chuyển động quay của trục
khuỷu thành chuyển động tịnh tiến của píttông khi động cơ làm việc;
2- Cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền trong động cơ đốt trong dùng để biến chuyển động tịnh tiến của pít tông thành chuyển động quay của trục khuỷu khi động cơ làm việc.
Đáp án: 2.
Cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền trong động cơ đốt trong dùng để biến chuyển động tịnh tiến của pít tông thành chuyển động quay của trục khuỷu khi động cơ làm việc.
Câu Hỏi 144
Hãy nêu công dụng, yêu cầu của cơ cấu phân phối khí?
1- Dùng để nạp đầy hỗn hợp khí (động cơ xăng) hay không khí sạch (động cơ diezel) vào các xi lanh ở kỳ nạp và thải sạch khí cháy trong xi lanh ra ngoài ở kỳ xả;
2- Bảo đảm mở sớm ở kỳ nạp, đóng muộn ở kỳ xả, đóng kín buồng cháy ở kỳ nén, nổ; 3- Cả hai ý nêu trên.
Đáp án: 3.
Cả hai ý nêu trên.
Câu Hỏi 145
Hãy nêu công dụng của hệ thống bôi trơn động cơ?
1- Đưa dầu tới các bề mặt ma sát để bôi trơn;
2- Lọc sạch các tạp chất lẫn trong dầu nhờn và tẩy rửa các bề mặt ma sát; 3- Làm mát bề mặt ma sát, làm mát dầu nhờn để bảo đảm tính năng lý hoá của nó; 4- Tất cả các công cụ trên.
Đáp án: 4.
Tất cả các công cụ trên.
Câu Hỏi 146
Hãy nêu công dụng của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng?
1- Để hoà trộn xăng với không khí sạch theo một tỷ lệ nhất định tạo thành khí hỗn hợp, cung cấp đồng đều cho các xi lanh của động cơ theo thứ tự làm việc của nó;
2- Xăng và không khí phải được lọc sạch nước và tạp chất, phun vào buồng cháy của động cơ dưới dạng sương mù, hạt nhỏ, độ đậm đặc hỗn hợp phải thay đổi phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ;
3- Cả hai ý trên.
Đáp án: 1.
Để hoà trộn xăng với không khí sạch theo một tỷ lệ nhất định tạo thành khí hỗn hợp, cung cấp đồng đều cho các xi lanh của động cơ theo thứ tự làm việc của nó;
Câu Hỏi 147
Hãy nêu công dụng của hệ thống gầm ôtô?
1- Dùng để biến chuyển động quay của trục khuỷu động cơ thành chuyển động tịnh tiến của ôtô; 2- Làm thay đổi hướng và tốc độ chuyển động của ôtô, bảo đảm cho ôtô chuyển động an toàn, ổn định, êm dịu;
3- Cả hai ý nêu trên.
Đáp án: 3.
Cả hai ý nêu trên.
Câu Hỏi 148
Hãy nêu yêu cầu của ly hợp?
1- Truyền hết mô men quay của động cơ, làm nhiệm vụ một bộ phận an toàn; 2- Tách nhanh chóng và hoàn toàn động cơ với hệ thống truyền lực nhằm giảm sự va đập khi gài các
bánh răng trong hộp số;
3- Nối êm dịu để không làm phát sinh tải trọng động cho hệ thống truyền lực; 4- Tất cả các ý nêu trên.
Đáp án: 4.
Tất cả các ý nêu trên.
Câu Hỏi 149
Hãy nêu công dụng của hộp số?
1- Truyền và thay đổi mô men từ động cơ đến các bánh xe chủ động, cắt truyền động từ động cơ đến bánh xe chủ động, bảo đảm cho ôtô chuyển động lùi;
2- Truyền và thay đổi mô men từ động cơ đến các bánh xe chủ động, cắt truyền động từ động cơ đến bánh xe chủ động, bảo đảm cho ôtô chuyển động lùi, chuyển số êm dịu, dễ điều khiển.
Đáp án: 1.
Truyền và thay đổi mô men từ động cơ đến các bánh xe chủ động, cắt truyền động từ động cơ đến bánh xe chủ động, bảo đảm cho ôtô chuyển động lùi;
Câu Hỏi 150
Hãy nêu yêu cầu của hệ thống lái?
1- Đảm bảo các bánh xe dẫn hướng quay vòng không trượt, giảm sự va đập truyền từ bánh xe lên vành tay lái, ôtô chuyển động thẳng ổn định,điều khiển lái nhẹ nhàng, tiện lợi, bán kính quay vòng của ôtô nhỏ;
2- Đảm bảo bánh xe dẫn hướng quay vòng không trượt, giảm sự va đập truyền từ bánh xe lên tay lái, ôtô chuyển động thẳng ổn định, điều khiển nhẹ nhàng, tiện lợi, bán kính quay vòng của ôtô nhỏ, đảm bảo ôtô chuyển động lùi.
Đáp án: 1.
Đảm bảo các bánh xe dẫn hướng quay vòng không trượt, giảm sự va đập truyền từ bánh xe lên vành tay lái, ôtô chuyển động thẳng ổn định,điều khiển lái nhẹ nhàng, tiện lợi, bán kính quay vòng của ôtô nhỏ;
Câu Hỏi 151
Câu Hỏi 152 Câu Hỏi 153 Câu Hỏi 154
Câu Hỏi 155 Câu Hỏi 156 Câu Hỏi 157
Câu Hỏi 158 Câu Hỏi 159 Câu Hỏi 160
Câu Hỏi 161 Câu Hỏi 162 Câu Hỏi 163
Câu Hỏi 164 Câu Hỏi 165 Câu Hỏi 166
Câu Hỏi 167 Câu Hỏi 168 Câu Hỏi 169
Câu Hỏi 170 Câu Hỏi 171 Câu Hỏi 172
Câu Hỏi 173 Câu Hỏi 174 Câu Hỏi 175
Câu Hỏi 176 Câu Hỏi 177 Câu Hỏi 178
Câu Hỏi 179 Câu Hỏi 180 Câu Hỏi 181
Câu Hỏi 182 Câu Hỏi 183 Câu Hỏi 184
Câu Hỏi 185 Câu Hỏi 186 Câu Hỏi 187
Câu Hỏi 188 Câu Hỏi 189 Câu Hỏi 190
Câu Hỏi 191 Câu Hỏi 192 Câu Hỏi 193
Câu Hỏi 194 Câu Hỏi 195 Câu Hỏi 196
Câu Hỏi 197 Câu Hỏi 198 Câu Hỏi 199
Câu Hỏi 200 Câu Hỏi 201 Câu Hỏi 202
Câu Hỏi 203 Câu Hỏi 204 Câu Hỏi 205
Câu Hỏi 206 Câu Hỏi 207
Câu Hỏi 208 Câu Hỏi 209 Câu Hỏi 210
Câu Hỏi 211 Câu Hỏi 212 Câu Hỏi 213
Câu Hỏi 214 Câu Hỏi 215 Câu Hỏi 216
Câu Hỏi 217 Câu Hỏi 218 Câu Hỏi 219
Câu Hỏi 220 Câu Hỏi 221 Câu Hỏi 222
Câu Hỏi 223 Câu Hỏi 224 Câu Hỏi 225
Câu Hỏi 226 Câu Hỏi 227 Câu Hỏi 228
Câu Hỏi 229 Câu Hỏi 230 Câu Hỏi 231
Câu Hỏi 232 Câu Hỏi 233 Câu Hỏi 234
Câu Hỏi 235 Câu Hỏi 236 Câu Hỏi 237
Câu Hỏi 238 Câu Hỏi 239 Câu Hỏi 240
Câu Hỏi 241 Câu Hỏi 242 Câu Hỏi 243
Câu Hỏi 244 Câu Hỏi 245 Câu Hỏi 246
Câu Hỏi 247 Câu Hỏi 248 Câu Hỏi 249
Câu Hỏi 250
Chuyển sang học các bài tập về sa hình ,các bạn phải biết quy định về ” Quyền ưu tiên của một số xe” như sau :
Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
1/ Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
2/ Xe quân sự,công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; 3/ Xe cứu thương đang làm nhiệm vụ cấp cứu;
4/ Xe hộ đê,xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
5/ Đoàn xe có cảnh sát dẫn đường; 6/ Đoàn xe tang;
7/ Các xe khác thep quy định của PL
Quy định nhường đường tại nơi đường giao nhau :
1/ Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến,phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.
2/ Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến ,phải nhường đường cho xe đi bên trái. 3/ Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào đến.
Câu Hỏi 251 Câu Hỏi 252 Câu Hỏi 253
Câu Hỏi 254 Câu Hỏi 255 Câu Hỏi 256
Câu Hỏi 257 Câu Hỏi 258 Câu Hỏi 259
Câu Hỏi 260 Câu Hỏi 261 Câu Hỏi 262
Câu Hỏi 263 Câu Hỏi 264 Câu Hỏi 265
Câu Hỏi 266 Câu Hỏi 267 Câu Hỏi 268
Câu Hỏi 269 Câu Hỏi 270 Câu Hỏi 271
Câu Hỏi 272 Câu Hỏi 273 Câu Hỏi 274
Câu Hỏi 275 Câu Hỏi 276 Câu Hỏi 277
Câu Hỏi 278 Câu Hỏi 279 Câu Hỏi 280
Câu Hỏi 281 Câu Hỏi 282 Câu Hỏi 283
Câu Hỏi 284 Câu Hỏi 285 Câu Hỏi 286
Câu Hỏi 287 Câu Hỏi 288 Câu Hỏi 289
Câu Hỏi 290 Câu Hỏi 291 Câu Hỏi 292
Câu Hỏi 293 Câu Hỏi 294 Câu Hỏi 295
Câu Hỏi 296 Câu Hỏi 297 Câu Hỏi 298
Câu Hỏi 299 Câu Hỏi 300
PHẦN 2: Mẹo thi lý thuyết.
(Lưu ý: PhÇn mÑo thi lÝ thuyÕt chØ gióp cho B ¹n ®ì bèi rèi khi thi cö, chø kh«ng gióp g× trong viÖc B¹n l¸i xe an toµn tr ªn ®êng. Chóng T «i khuyªn b¹n h·y häc tèt phÇn luËt. PhÇn mÑo chØ mang tÝnh chÊt tham kh¶o thªm (^ ^ !
A. Chú ý:
trong các câu hỏi đáp án trả lời sẽ là những câu có từ sau:
1. Đường bộ: bến phà đường bộ.
2. Công trình đường bộ: thiết bị phụ trợ khác.
3. Phần đường xe chạy: ko có câu dải đất dọc hai bên đường. 4. Làn đường: có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
5. Khổ giới hạn của đường bộ: chiều cao, chiều rộng. 6. Đường cao tốc: ko giao cắt cùng mức với đường khác. 7. Phương tiện giao thông đường bộ: cơ giới và thô sơ. 8. Phương tiện giao thông cơ giới: tàn tật. 9. Phương tiện giao thông thô sơ: xe súc vật kéo.
10. Người tham gia giao thông phải làm gì để đảm bảo ATGT: nghiêm chỉnh. 11. Xe quá tải: tải trọng trục đơn.
12. Người tham gia GT phải đi như thế nào là đúng qui tắc giao thông: bên phải, đúng, chấp hành. 13. Điều khiển xe ra khỏi đường cao tốc: chuyển dần.
14. ĐK xe trên đường cao tốc thì: ko được cho xe chạy ở phần lề đường. 15. ĐK phương tiện GT trong hầm: xe thô sơ phải có đèn.
16. Xe đi làm nhiệm vụ khẩn cấp có tín hiệu còi, cờ, đèn…:hoặc tình trạng khẩn cấp… 17. Khi có tín hiệu xe ưu tiên: tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải… 18. Xe kéo nhau trên đường đèo dốc…: dùng thanh nối cứng.
19. Vận chuyển hàng bằng xe ôtô phải chấp hành các quy định: mui, bạt, tấm che đậy. 20. Hàng siêu trường, siêu trọng: có kích thước hoặc trọng lượng thực tế… 21. Đường bộ trong khu vực đông dân cư: nội thị xã và những đoạn đường bộ… 22. Xe máy kéo, công nông, lam, lôi máy…: tốc độ 30km/h.
23. ĐK xe dừng trên dốc lên: đạp nhẹ phanh, về số 1 (một). 24. ĐK xe trên đường trơn: ko đánh lái ngoặt và phanh gấp. 25. ĐK xe qua cầu hẹp: Dùng số thấp giữ đều ga. 26. Bảo dưỡng thường xuyên: giữ gìn được hình thức bên ngoài.
27. Nguyên nhân làm cho xăng ko được đưa vào buồng phao của bộ chế hoà khí: tắc bầu lọc xăng… 28. Phương pháp khắc phục giclơ: khí nén.
29. Nguyên nhân thông thường khi đ/c diezel không nổ: nhiên liệu lẫn không khí. 30. Đánh lửa:
+ Muộn sang sớm: Muộn thì ngược + Sớm sang muộn: sớm thì theo
31. Độ rơ góc tối đa của vô lăng lái: Con, khách, tải: 10, 20, 25
32. Công dụng của động cơ ôtô: nhiệt năng được biến đổi thành cơ năng. 33. Công dụng hệ thống làm mát của động cơ: làm giảm nhiệt độ của các chi tiết bị nóng 34. Công dụng cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền: biến chuyển động tịnh tiến… 35. Công dụng cơ cấu phân phối khí: vào các xy lanh ở kỳ hút.
36. Công dụng của hệ thống cung cấp nhiên liệu đ/c xăng: hoà trộn xăng với KK sạch… 37. Công dụng hệ thống truyền lực ôtô: Dùng để truyền mômen quay… 38. Công dụng ly hợp: truyền hoặc ngắt truyền động… 39. Công dụng của hộp số: đảm bảo cho ôtô chuyển động lùi. 40. Công dụng của hệ thống lái: ko có câu đảm bảo ôtô chuyển động lùi. 41. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt: tuyến biểu đồ vận hành. 42. Tuyến vận tải khách: địa danh này, địa danh khác.
B:
1. Phân biệt:
Bộ GTVT
+ Tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ. + Siêu trường siêu trọng
Chính phủ
+ Dùng xe vận tải chở hàng hóa để chở người + Quy định và cấp giấy phép danh mục hàng nguy hiểm
UBND Cấp tỉnh:
+ Quy định đường cấm, đg 1 chiều, cấm dừng, cấm đỗ…
Cơ quan quản lý GT có thẩm quyền:
Cấp giấy phép cho xe chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ
2. Tốc độ (km/h): chú ý các từ:
– Trong khu vực đông dân cư:
+ Trên (40)
+ Đến (50)
– Ngoài khu vực đông dân cư:
+ Xe gắn máy: 50 km/h + Xe môtô: 60 km/h + Trên: 70 km/h + Đến: 30 km/h
3. Vòng xuyến:
+ Quyền ưu tiên bên trái, phía trong.
4. Còi:
+ Không dùng còi từ 22h đến 5h sáng.
+ Không nhỏ hơn 65 dB(A) và không lớn hơn 116 dB(A)
5. Độ rơ vành tay lái:
– Xe con: 10 độ
– Xe khách: 20 độ – Xe tải: 25 độ
6. Thể tích:
– VC: 1
– VH: 2 – VS: 3
7. Nghiệp vụ vận tải:
– Chống mưa: 3
– Nghiệp vụ còn lại: 2
8. Phần trả lời đúng (đã sắp thứ tự ưu tiên):
– Tất cả
– Tuyệt đối cấm, tuyệt đối không – Cấm
– Bắt buộc
– Cả hai, cả ba – Không
– Câu dài nhất
Với dạng câu hỏi lý thuyết, cứ hễ nhìn thấy ý cuối là: “Tất cả các ý trên”, “Tất cả các quy định trên” “Tất cả các trường hợp trên”, đánh luôn vào khỏi phải suy nghĩ đảm bảo đúng.
9. Chú ý, đề thi hay bẫy ở những chỗ hết sức “vớ vẩn”, như kiểu, ý 1: Biển 2, ý 2: Biển 3, ý 3: Biển 1, nhưng hấp tấp không chú ý là mất điểm.
10. Cứ gặp câu hỏi cách đường ray bao nhiêu, thì là 5 mét.
11. Hễ gặp nồng độ cồn, thì là 40 và 80 hay nhớ luôn là 4 và 8. Khí thở loãng hơn là 4, máu thì đặc hơn, chắc chắn là 8. Do vậy 40 trên khí thở, 80 trên máu.
12. Khoảng cách an toàn với xe đang chạy phía trước: thì lấy tốc độ lưu hành lớn nhất trừ đi 30 (ví dụ: 100 km/h đến 120 km/h thì lấy 120 – 30 = 90m).
13. Cắt ngang đoàn xe, đoàn người đi lại có tổ chức, bao gồm cả đoàn xe tang: cấm chỉ, do vậy cứ hễ
gặp đoàn người đoàn xe là ôtômatích không có cắt ngang qua. 14. Những câu ngoại lệ:
* Những câu sau chọn là 1:
– Khái niệm “Phần đường xe chạy” – Khái niệm “Đường cao tốc” – Điều khiển xe ra khỏi đường cao tốc – Nêu công dụng của hộp số. – Nêu yêu cầu của hệ thống lái – Phương pháp khắc phục các giclơ – Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng – Câu hỏi khoảng cách về mét
* Những câu sau chọn là 2:
– Xăng không đưa được vào buồng phao của bộ chế hòa khí – Nêu công dụng của cơ cấu trục khuỷu
– Câu hỏi về tuổi
* Những câu ngoại lệ còn lại:
– Xe sau xin vượt: 3
– Điều khiển xe tăng số: 1 – Điều khiển xe giảm số: 2 – Đánh lửa sớm: 1
– Đánh lửa muộn: 2
– Thế nào là động cơ 2 kì: 1 – Thế nào là động cơ 4 kì: 2
– Khi qua nơi giao nhau xe chữa cháy được ưu tiên đi trước – Đường sắt giao với đường bộ: quyền ưu tiên thuộc đường sắt – Khi chở hàng quí hiếm đòi hỏi phải có người áp tải
– Khi 2 xe kéo nhau mà thắng của xe được kéo mất hiệu lực thì ta phải dùng thanh nối cứng để kéo. – Những xe ưu tiên theo luật định được chạy quá tốc độ ghi trên biển
– Nồng độ cồn trong máu cấm v ượt quá 80mg/1ml máu – Nồng độ cồn trong khí thở cấm vượt quá 40mg/1lít khí thở.
15. Giải sa hình:
* Thứ tự ưu tiên các loại xe :
– Xe đi lối trong ngả 3, 4. – Xe chữa cháy.
– Xe công an, quân sự. – Xe cứu thưong. – Xe thuộc đèn xanh. – Xe thuộc đèn phụ.
– Xe thuộc đường chính: xét biển báo – Đường đồng quyền, đồng cấp.
o Ưu tiên bên phải trống. o Rẽ phải.
o Đi thẳng. o Rẽ trái.
* Vạch kẻ đường:
– Vạch liên tục: không được quyền lấn vạch để vượt. – Vạch đứt khúc: được quyền lấn vạch để vượt.
16. Biển báo: 5 loại
a. Biển báo cấm:
– Biển 115 – 118: xe ưu tiên theo luật định cũng không được phép vào.
– Biển 119 – 120: xe chở hàng vượt quá phía trước và phía sau thùng xe mỗi phía 100% chiều dài toàn bộ xe mặc dù tổng chiều dài cả xe và hàng nhỏ hơn trị số ghi trên biển cũng không được phép vào.
– Biển 112 (stop): khi gặp biển này tất cả các loại xe đều phải dừng lại kể cả xe ưu tiên theo luật định. – Biển 123a: cấm rẽ trái à cấm luôn quay đầu.
– Biển 124a: cấm quay đầu nhưng được phép rẽ trái. – Biển 125: cấm vượt (cấm xe con, xe khách, xe tải vượt). – Biển 126: cấm tải vượt ( xe con, xe khách được vượt).
* Thứ tự các loại xe:
Xe máy < môtô < xe con = xe lam = xe 3 bánh < xe khách < xe tải < xe máy kéo < sơmirơmoóc < xe kéo moóc (cấm ở đâu là cấm từ đó trở đi không được vào).
b. Biển báo nguy hiểm:
– Biển 204: phía trước là đường hai chiều. – Biển 234: phía trước giao nhau với đường hai chiều.
– Biển 208: giao nhau với đường ưu tiên ( xe trên đường này nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên).
– Biển 207: giao nhau với đường không ưu tiên ( xe trên đường này được quyền ưu tiên qua nơi giao nhau).
– Biển 224: người đi bộ cắt ngang, xe phải giảm tốc độ nhường đường cho người đi bộ.
c. Biển chỉ dẫn:
– Biển 401: bắt đầu đường ưu tiên ( xe trên đường này được quyền ưu tiên qua nơi giao nhau). – Biển 410: biển chỉ dẫn khu vực quay xe , không được phép rẽ trái.
– Biển 411: hướng đi của mỗi làn xe theo vạch kẻ đường. d. Biển hiệu lệnh:
– Biển 301b,c,i: qui định đặt sau ngã 3, 4. Phạm vi tác dụng của biển là trước mặt biển. – Biển 301a,d,e,f,h: qui định đặt trước ngã 3, 4. Phạm vi tác dụng của nó là sau mặt biển. – Riêng 301h: ngoài 2 hướng bắt buộc phải theo là đi thẳng và rẽ trái còn được phép quay đầu đi theo hướng ngược lại.
e. Biển phụ:
– Đi kèm với biển chính để thuyết minh và bổ sung cho biển chính.
– Trừ biển 509a, b không phải là biển phụ mà là chỗ đường bộ giao với đường sắt không có rào chắn.
CHÚ Ý THÊM:
1. Biển cấm xe kéo moóc (biển 108) không cấm sơmi rơmoóc, khi gặp
2. Biển cấm rẽ trái (Biển 123a), cấm luôn cả quay đầu, trong khi đó biển 124a, cấm quay đầu nhưng không cấm rẽ trái.
3. Nhường đường cho xe bên trái chạy trong vòng xuyến (Biển 303, nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến).
4. Biển 439 “tốc độ cho phép trên đường cao tốc”, duy nhất chỉ có một câu đề cập đến nó là câu 248, đánh vào ý 4 là đúng.
5. Biển cho phép quay đầu 409 và 410, chỉ cho quay đầu mà cấm rẽ trái, chú ý ở các câu 188, 189.
Tin cùng chuyên mục