36 câu trắc nghiệm Sinh học 11 bài 2

Toptailieu.vn xin giới thiệu 30 câu trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 11 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Sinh

Mời các bạn đón xem:

36 câu trắc nghiệm Sinh học 11 bài 2(có đáp án)

Câu 1: Loại tế bào nào sau đây cấu tạo nên mạch gỗ:

A. Ống rây và tế bào kèm

B. Quản bào và tế bào kèm

C. Ống rây và quản bào

D. Quản bào và mạch ống

Lời giải:

Mạch gỗ được cấu tạo bởi các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống

Đáp án : D

Câu 2: Tế bào mạch gỗ gồm bao nhiêu loại tế bào sau đây?

(1) Các quản bào.     (2) Mạch gỗ.

(3) Tế bào kèm.        (4) Mạch ống.     (5) ống rây.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Mạch gỗ được cấu tạo bởi các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống

Đáp án : B

Câu 3: Tế bào mạch gỗ của cây gồm quản bảo và

A. tế bào nội bì

B. tế bào lông hút

C. mạch ống

D. tế bào biểu bì

Lời giải:

Mạch gỗ được cấu tạo bởi các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống

Đáp án : C

Câu 4: Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu:

A. Nước và các ion khoáng

B. Amit và hooc môn

C. Axitamin và vitamin

D. Xitôkinin và ancaloit

Lời giải:

Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu là nước và ion khoáng.

Đáp án : A

Câu 5: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là

A. nước và các ion khoáng.

B. các chất dự trữ.

C. glucozơ và tinh bột.

D. các chất hữu cơ.

Lời giải:

Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là nước và các ion khoáng.

Đáp án : A

Câu 6: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là

A. nước

B. các hợp chất hữu cơ tổng hợp ở rễ

C. các ion khoáng

D. nước và các ion khoáng

Lời giải:

Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là nước và các ion khoáng.

Đáp án : D

Câu 7: Nước được vận chuyển trong thân từ dưới lên, do nguyên nhân nào?

A. Lực liên kết trong dung dịch keo của chất nguyên sinh.

B. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước.

C. Lực đẩy của rễ do áp suất rễ

D. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước và lực đẩy của rễ do áp suất rễ.

Lời giải:

Nước được vận chuyển trong thân theo mạch gỗ từ dưới lên, do sự phối hợp của 3 lực: lực đẩy của rễ do áp suất rễ; lực hút do thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và lực bám với thành mạch gỗ

Đáp án : d

Câu 8: Yếu tố nào không phải là động lực vận chuyển nước từ rễ lên lá?

A. Áp suất rễ

B. Quá trình thoát hơi nước ở lá

C. Lực liên kết giữa các phân tử nước và giữa cột nước với thành mạch

D. Nồng độ dịch vận chuyển

Lời giải:

Nồng độ dịch vận chuyển không phải là động lực vận chuyển nước từ rễ đến lá

Đáp án : D

Câu 9: Khi tranh luận về vai trò của các động lực đẩy dòng mạch gỗ, bạn Sơn cho rằng:

(1) Lực đẩy của rễ có được là do quá trình hấp thụ nước.

(2) Nhờ lực lực đẩy của rễ nước được vận chuyển từ rễ lên lá.

(3) Hiện tượng ứ giọt là một thực nghiệm chứng minh lực đẩy của rễ.

(4) Lực hút của lá đảm bảo cho dòng mạch gỗ được vận chuyển liên tục trong cây.

Theo em, trong các ý kiến của bạn Sơn có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Các phát biểu đúng: 3, 4

Đáp án : B

Câu 10: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là

A. lực đẩy của rễ

B. lực liên kết giữa các phân tử nước

C. lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ

D. lực hút do thoát hơi nước ở lá

Lời giải:

Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là lực hút do thoát hơi nước ở lá.

Đáp án : D

Câu 11: Dòng mạch gỗ được vận chuyên nhờ

1. Lực đẩy (áp suất rễ)

2. Lực hút do thoát hơi nước ở lá

3. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ

4. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (quả, củ…)

5. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất

A. 1-3-5

B. 1-2-4

C. 1-2-3

D. 1-3-4

Lời giải:

Dòng mạch gỗ được vận chuyên nhờ:

1.      Lực đẩy (áp suất rễ)

2.      Lực hút do thoát hơi nước ở lá

3.      Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ

Đáp án : C

Câu 12: Lực không đóng vai trò trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:
A. lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).

B. lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước).

C. lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.

D. lực hút của quả đất tác động lên thành mạch gỗ.

Lời giải:

Lực hút của quả đất tác động lên thành mạch gỗ không đóng vai trò trong quá trình vận chuyển nước ở thân.

Đáp án : D

Câu 13: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.

B. Từ mạch gỗ sang mạch rây

C.Từ mạch rây sang mạch gỗ

D. Qua mạch gỗ

Lời giải:

Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua mạch gỗ

Đáp án : D

Câu 14: Nước được vận chuyển trong thân chủ yếu qua

A. Mạch gỗ.

B. Mạch rây

C. Từ mạch rây sang mạch gỗ

D. Ở gốc là mạch gỗ, ở ngọn là mạch rây

Lời giải:

Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua mạch gỗ

Đáp án : A

Câu 15: Tế bào mạch gỗ của cây gồm

A. Quản bào và tế bào nội bì.

B. Quản bào và tế bào lông hút

C. Quản bào và mạch ống.

D. Quản bào và tế bào biểu bì.

Lời giải:

Tế bào mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống.

Đáp án : C

Câu 16: Khác với mạch libe, mạch gỗ có cấu tạo

A. Gồm các tế bào chết.

B. Gồm các tế bào sống nối thông với nhau.

C. Gồm các tế bào sống và các tế bào chết xen kẽ nhau.

D. Gồm nhiều lớp tế bào có vách dày.

Lời giải:

Khác với mạch libe, mạch gỗ được cấu tạo bởi các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống.

Đáp án : A

Câu 17: Dòng mạch gỗ của cây hạt kín có thành phần chủ yếu là:

A. nước và vitamin

B. các ion khoáng và chất hữu cơ

C. nước và các ion khoáng

D. nước và các chất hữu cơ

Lời giải:

Dòng mạch gỗ của cây hạt kín có thành phần chủ yếu là nước và các ion khoáng.

Đáp án : C

Câu 18: Trong các đặc điểm sau :

(1) Các tế bào nối với nhau qua các bản rây thành ống dài đi từ lá xuống rễ.

(2) Gồm những tế bào chết.

(3) Thành tế bào được linhin hóa.

(4) Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.

(5) Gồm những tế bào sống.Mạch gỗ có bao nhiêu đặc điểm đã nói ở trên?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Mạch gỗ có các đặc điểm (2), (3), (4)

Đáp án : B

Câu 19: Mạch gỗ có đặc điểm:

A. Gồm những tế bào chết.

B. Thành tế bào được linhin hóa.

C. Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Mạch gỗ có các đặc điểm: Gồm những tế bào chết; thành tế bào được linhin hóa; đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.

Đáp án : D

Câu 20: Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá

A. Lực đẩy (áp suẩt rễ)

B. Lực hút do thoát hơi nước ở lá

C. Lực liên kết giừa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch

D. Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết.

Lời giải:

Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá là sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy của rễ, lực hút do thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước.

Đáp án : D

Câu 21: Động lực của dòng mạch gỗ ở thực vật trên cạn là

I. lực đẩy (áp suất rễ). 

II. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.

III. lực hút do thoát hơi nước qua khí khổng ở lá.

IV. lực hút do thoát hơi nước qua cutin ở lá.

Có bao nhiêu phát biểu trên là đúng?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Cả 4 phát biểu trên đều đúng.

Đáp án : D

Câu 22: Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng:

A. Rỉ nhựa và ứ giọt

B. Rỉ nhựa

C. Thoát hơi nước

D. Ứ giọt

Lời giải:

Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng ứ giọt và rỉ nhựa, nước được rễ đẩy lên.

Đáp án : A

Câu 23: Những giọt rỉ ra trên bề mặt thân cây bị cắt do:

A. Nhựa do rễ đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ ở thân.

B. Nước từ khoảng gian bào tràn ra.

C. Nước được rễ đẩy lên phần trễn bị tràn ra.

D. Nhựa rỉ ra từ các tế bào bị dập nát.

Lời giải:

Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng ứ giọt và rỉ nhựa, nước được rễ đẩy lên.

= > Nhựa do rễ đẩy từ mạch gỗ của rễ, lên mạch gỗ ở thân

Đáp án : A

Câu 24: Về thực chất, các giọt nhựa rỉ ra chứa:

A. Toàn bộ là chất hữu cơ

B. Gồm nước, khoáng và axit amin, hormone

C. Toàn bộ là nước và muối khoáng

D. Toàn bộ là nước được rễ cây hút lên từ đất

Lời giải:

Các giọt nhựa rỉ ra là do áp suất rễ, chiều vận chuyển của các chất là từ rễ → thân → lá. Đây là dịch vận chuyển trong mạch gỗ và chủ yếu là nước, khoáng và chất hữu cơ.

Đáp án : B

Câu 25: Chất nào tham gia chủ yếu vào dòng vận chuyên trong mạch rây?

A. Đường đa

B. Axit amin 

C. Glucozơ

D. Saccarozơ

Lời giải:

Dịch mạch rây gồm chủ yếu saccarôzơ, axit amin, vitamin, phitohormone…

Đáp án : D

Câu 26: Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là

A. fructôzơ.

B. glucôzơ.

C. saccarôzơ.

D. ion khoáng

Lời giải:

Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là đường saccarozơ, các axít amin, hoocmon thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều kali làm cho mạch rây có pH từ 8.0-8.5.

Đáp án : C

Câu 27: Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là

A. nước

B. ion khoáng

C. nước và ion khoáng

D. Saccarôza và axit amin

Lời giải:

Dịch mạch rây gồm chủ yếu saccarôzơ, axit amin, vitamin, phitohormone…

Đáp án : D

Câu 28: Thành phần dịch mạch rây thường chủ yếu gồm các chất nào sau đây?

A. Chất hữu cơ được tổng hợp ở lá và một số ion khoáng mới hấp thu

B. Chất hữu cơ được tổng hợp ở lá và một số ion khoáng ở rễ.

C. Chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ và một số ion khoáng được sử dụng lại

D. Chất hữu cơ và nhiều ion khoáng khác làm pH dịch mạch rây từ 8,0 – 8,5

Lời giải:

Thành phần dịch mạch rây thường chủ yếu gồm: chất hữu cơ và nhiều ion khoáng khác làm pH dịch mạch rây từ 8,0 – 8,5.

Đáp án : D

Câu 29: Dịch mạch rây có thành phần chủ yếu là

A. hoocmôn thực vật

B. axit amin, vitamin và ion kali

C. saccarôzơ

D. cả A, B và C

Lời giải:

Dịch mạch rây có thành phần chủ yếu là đường saccarozơ, các axít amin, hoocmon thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác

Đáp án : D

Câu 30: Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa

A. Lá và rễ

B. Cành và lá

C. Cành và lá

D. Thân gỗ và lá

Lời giải:

Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả…).

Đáp án : A

Câu 31: Động lực chủ yếu của sự vận chuyển các chất trong mạch libe (mạch rây) là

A. Sức hút của trọng lực.

B. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa các tế bào sản xuất và tiêu thụ saccaro.

C. Sự chênh lệch nồng độ giữa các tế bào phần vỏ và phần ruột.

D. Lực liên kết giữa dòng chất lỏng với thành mạch.

Lời giải:

Mạch libe vận chuyển các chất hữu cơ từ cơ quan tổng hợp (lá) tới các cơ quan dự trữ. Động lực chủ yếu của mạch libe là sự chênh lệch nồng độ giữa các tế bào sản xuất và tiêu thụ saccaro

Đáp án : B

Câu 32: Dịch mạch rây được vận chuyển từ lá xuống rễ là nhờ

A. quá trình cung cấp năng lượng của hô hấp

B. sự chênh lệch áp suât thâm thấu giữa cơ quan cho và cơ quan nhận

C. lực hút của thoát hơi nước và lực đấy của rễ

D. lực đẩy của áp suất rễ và thoát hơi nước

Lời giải:

Động lực nào đẩy dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.

Đáp án : B

Câu 33: Dịch mạch rây được vận chuyển íừ lá xuống rễ hoặc từ cơ quan này đến cơ quan khác nhờ bao nhiêu nhân tố sau đây?

(1) Cung cấp năng lượng ATP để vận chuyển chủ động.

(2) Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với mạch gỗ.

(3) Lực hút của thoát hơi nước và sức đẩy của rễ.

(4) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.

A. 1,2,3,4

B. 2,3,4

C. 1,4

D. 2,3

Lời giải:

Dịch mạch rây được vận chuyển íừ lá xuống rễ hoặc từ cơ quan này đến cơ quan khác nhờ:

– Năng lượng ATP để vận chuyển chủ động

– Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa

Đáp án : C

Câu 34: Nội dung nào sau đây sai?

1. Con đường vận chuyển nước qua hệ mạch dẫn của thân dài hơn rất nhiều lần so với vận chuyển nước qua lớp tế bào sống.

2. Cơ chế vận chuyển nước trong hệ mạch không phụ thuộc vào sự đóng hay mở của khí khổng.

3. Con đường vận chuyển nước qua tế bào sống ở rễ và lá tuy ngắn, nhưng khó khăn hơn so với vận chuyển nước qua bó mạch gỗ.

4. Nước và khoáng được vận chuyển qua mạch rây (phloem) còn chất hữu cơ được vận chuyển qua bó mạch gỗ (xilem).

A. 2.3,4

B. 1,2,4.  

C. 2,4

D. 1.2.

Lời giải:

Phát biểu sai là: 2,4
Cơ chế vận chuyển nước trong hệ mạch dẫn phụ thuộc vào sự đóng mở của khí khổng.
Nước và khoáng được vận chuyển qua bó mạch gỗ còn chất hữu cơ được vận chuyển xuống, qua mạch rây. 

Đáp án : C

Câu 35: Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động.

B. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ.

C. Mạch gỗ vận chuyển đường glucôzơ, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác.

D. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây thì vận chuyển các chất từ lá xuống rễ.

Lời giải:

Ý A sai vì vận chuyển trong mạch rây là chủ động

Ý B sai vì dòng mạch gỗ cũng có thể mang theo các chất hữu cơ, đó là các chất được rễ tổng hợp vận chuyển lên cho thân cây, lá cây. Ngoài ra, ở những cây như củ cải đường, đến giai đoạn ra hoa thì chất dinh dưỡng được vận chuyển từ củ theo mạch gỗ lên để nuôi hoa, hạt.

Ý C sai vì mạch gỗ chủ yếu vận chuyển nước và ion khoáng, hầu như không vận chuyển đường glucôzơ.

Đáp án : D

Câu 36: Tại sao mạch gỗ là các tế bào chết?

A. Vì chúng không được cung cấp chất dinh dưỡng nên bị chết

B. Tạo hệ thống ống rỗng có lực cản thấp giúp cho sự di chuyển nhanh của dòng nước và ion khoáng trong mạch thuận lợi hơn.

C. Thành tế bào gỗ được linhin hoá bền chức giúp chịu đựng áp suất lớp của nước trong thành mạch và chống rò rỉ ra ngoài.

D. Cả B và C.

Lời giải:

Mạch gỗ là các tế bào chết sẽ:
– Tạo hệ thống ống rỗng có lực cản thấp giúp cho sự di chuyển nhanh của dòng nước và ion khoáng trong mạch thuận lợi hơn.
– Thành tế bào gỗ được linhin hoá bền chức giúp chịu đựng áp suất lớp của nước trong thành mạch và chống rò rỉ ra ngoài.

Đáp án : D