​3 HỒN 7 VÍA – 3 HỒN 9 VÍA LÀ THẾ NÀO?

3 HỒN 7 VÍA – 3 HỒN 9 VÍA LÀ THẾ NÀO ?

Theo quan niệm dân gian, con người có
3 hồn 7 vía (với đàn ông) và 3 hồn 9 vía
(với
đàn bà). Cổ nhân thường nói, nếu con người mất đi hồn vía thì người ta chỉ là
một cái xác không. Vậy 3 hồn 7 vía, 3 hồn 9 vía là gì?

Hồn, vía là gì?

Theo Phật giáo, “hồn” là tầng thức sâu lắng nhất của tâm – ý thức, với các tên
gọi khác nhau như “A – lại – da thức”, “chủng tử”, “nghiệp lực”. Nó là “tinh
linh” của con người, vẫn tồn tại sau khi con người chết về mặt sinh học – vật lí.
Vía (phách) cũng là dạng tinh thần – ý thức nhưng nó thô, nặng hơn, tương đương
với “mạt – na thức”, tức là cái “thức” do các giác quan đưa lại còn lắng đọng.
Nó cũng tồn tại một thời gian sau khi con người chết (Phật giáo gọi là “thân
trung ấm” (Bado), sau đó sẽ tan dần).

Thực ra, theo nhiều tài liệu, khái niệm hồn phách có nguồn gốc từ Đạo giáo. Vía chính là phách theo cách gọi của người Việt .

Đạo gia quan niệm con người ta khi còn sống có thân (xác), trú trong thân xác đó
có thần, hồn, phách, ý và trí.
Vụ Thành Tử trong Thái Vi Linh Thư” viết : “Tam hồn: Người ta hồn có ba, là: Sảng Linh 爽 靈, Thai Quang 胎 光, và U Tinh 幽 精.
Mỗi tháng cứ ngày mồng 3, 13, 23 là hồn lìa thân xác đi chơi, phải biết phép
nhiếp hồn.

Thất phách : Phách có bảy, là : Thi Cẩu 尸 苟, Phục Thỉ 伏 矢, Tước Âm 雀 陰, Thôn Tặc 吞 賊, Phi Độc 非 毒, Trừ Uế 除 穢, và Xú Phế 臭 肺. Mỗi tháng những ngày Sóc 朔 ( Mồng 1 ), Vọng 望 ( 15 ) Hối 晦 ( 30 ), là phách lưu đãng, giao thông vận tải với quỉ mị, cần phải biết phép hoàn phách ” .

Phép hoàn phách này, Vụ Thành Tử viết như sau:
“Vào nửa
đêm các ngày mồng một và rằm của mỗi tháng, 7 phách lêu lổng bên ngoài thân ta,
chơi bời với bọn quỷ mị. Cách kiểm soát, chế ngự và gọi phách về (hoàn hách) là
vào những đêm đó phải nằm ngửa, duỗi chân, hai bàn tay che bít hai lỗ tai và để
các ngón tay tiếp xúc với gáy, bế hơi thở 7 lần, gõ răng vào nhau 7 lần, tập
trung tư tưởng vào đầu mũi. Luồng khí trắng lớn bằng hạt đậu nhỏ, rồi lớn dần
dần che kín thân thể trên dưới 9 lần. Khí này bỗng nhiên biến thành 2 con rồng
xanh ở 2 mắt và hai cọp trắng ở 2 lỗ mũi, tất cả đều hướng ra ngoài, lại biến
thành con chim đỏ ở trên tim hướng ra ngoài cửa miệng người ta”.

Sách “Hoàng đế Nội kinh” nói: “Hồn Phách đầy đủ mới thành hình người”.

Tiết Bạch Sinh chú: “Khí và hình thịnh thì hồn phách thịnh; Khí và hồn suy thì
Hồn Phách suy. Hồn là sự rạng rỡ của Phách, Phách là gốc gác của hồn. Phách là
âm chủ về tiếp nhận và cất trữ, nên Phách có thể ghi nhận sự việc. Hồn thì dương
chủ về sử dụng, nên Hồn có động tác và phát huy. Cả hai Hồn và Phách không thể
xa lìa nhau. Tinh tụ thì Phách tụ; Khí tụ thì Hồn tụ, tạo thành cơ thể con
người. Đến khi tinh kiệt thì Phách giáng, khí tán thì Hồn rong chơi bên ngoài
(thân thể) mà không biết nơi nào …”.

Chu Tử nói: “Không có Hồn thì Phách không thể tự tại, khiến người ta đa tư lự.
Hồn nóng Phách lạnh, Hồn động Phách tĩnh”.

Ba hồn là gì?

Như trên đã nói, theo quan niệm của Đạo giáo, 3 hồn là:
Thai Quang, Sảng Linh và
U Tinh.

Thai Quang
là một trong ba hồn quan trọng nhất của con người. Nếu một sinh mệnh
không còn Thai Quang thì người đó quả thật đã chết. Có câu chuyện kể rằng, một
thầy thuốc Trung y khám bệnh cho người nọ. Sau khi bắt mạch và thăm khám liền
nói: “Ông hãy về nhà chuẩn bị hậu sự đi thôi“. Người nọ nghe thấy hầm hầm tức
giận nói: “Ông bị điên à. Nếu y thuật của ông cao siêu đến vậy hãy nói thử xem
tôi chết vào ngày nào?“. Sau khi thầy thuốc phán ngày tháng cụ thể, người này
liền nói: “Tới ngày đó tôi sẽ làm mấy bàn tiệc tại tiệm cơm Vương Phủ Tỉnh mời
ông ăn“. Hai cô con dâu của vị thầy thuốc cũng tốt nghiệp trường Trung y thấy
cha nói vậy thì ngại ngần vội vàng giải thích: “Cha tôi già rồi nên phán đoán
lẩm cẩm, ông đừng để ý lời ông ấy làm gì”. Cho tới khi người kia đứng dậy trả
tiền đi về, thầy thuốc Trung y vẫn khẳng định: “Tôi không lấy tiền của người sắp
chết”. Và quả nhiên, người kia thực sự đã không sống qua khỏi ngày mà thầy thuốc
đoán trước. Các thầy thuốc Trung y cổ đại thường có kiến thức uyên thâm về cả
nhân tướng học. Họ chỉ cần xem phần “Thần”, chính là Thai Quang, của người ta có
còn hay không là biết được sinh tử.

Hồn thứ hai gọi là
Sảng linh. Trên thế giới có rất nhiều người sở hữu khả năng
tính nhẩm siêu hạng. Lại có những những người có thể nói chính xác thứ của một
ngày bất kỳ mà bạn yêu cầu. Điều này không dùng logic tính ra được, đó là một
bản năng thiên phú. Sảng linh quyết định trí lực, trí tuệ cũng như phản ứng
nhanh chậm của con người. Sảng linh chính là một bộ phận của hồn người. Vì thế
Khổng Tử nói: “Sinh ra đã biết là đệ nhất, học rồi mới biết chỉ là đệ nhị”.
Nhiều người bị thiểu năng trí tuệ, chính là Sảng linh đã bị mất.

Hồn thứ ba gọi là U tinh. Nó quyết định tính cách của một người, cũng quyết định
việc trong tương lai họ sẽ yêu thương ai. Người ta thường nói “bị ai đó lấy mất
hồn”, “tinh thần chán nản”, “hồn xiêu phách tán”… Hồn mà họ ám chỉ ở đây chính
là U tinh. Rất nhiều người sau khi thất tình đau khổ tột cùng, nhìn ai cũng
không thấy thuận mắt, không muốn gắn bó nữa. Đó là bởi vì U tinh tiêu mất rồi,
chính là đã hao tổn, kiệt quệ tinh thần.

Thất phách là gì?

Đạo giáo quan niệm, thất phách (7 vía) của con người bao gồm:
Thi Cẩu, Phục Thỉ,
Tước Âm, Thôn Tặc, Phi Độc, Trừ Uế và Xú Phế
. Người Việt thì có cho rằng: Nam có
7 vía, nữ có 9 vía. Điều này có thể xuất phát từ quan niệm thân thể người nam có
“thất khiếu” (7 lỗ) còn người nữ thì có “cửu khiếu” (9 lỗ). Thất phách này có
vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều tiết cơ thể con người. Mỗi phách lại
đảm đương một nhiệm vụ khác nhau như: hô hấp, tiêu hóa, sinh sản, nhịp tim…

Sách “Xuân vũ dật thưởng” chép rằng, khi mới sinh ra, người ta sống được 7 ngày
gọi là Lạp (còn gọi là Cữ), lúc ấy mới có 1 vía. Sau 49 ngày thì đứa trẻ mới có
đủ 7 vía thành người. Tiếp đó, sau 100 ngày thì đứa trẻ tròn 1 tuổi (nghĩa là
cộng cả 9 tháng thai nhi trong bụng mẹ). Bé trai đủ 7 ngày, gái 9 ngày gọi là
đầy Cữ.

Còn trong “Vân đài loại ngữ”, Lê Quý Đôn cũng viết:
“Tục nước ta sinh con được 3
ngày thì chỉ làm vài mâm cỗ cúng Thuần Dưỡng Bà. Đến ngày thứ 7, thứ 9, đầy 100
ngày thì làm lễ cáo gia tiên, yến tiệc linh đình”
.

Sau khi người ta chết, cứ 7 ngày là 1 kỳ tang, mất đi 1 vía. Sau bảy lần cúng kỳ tang thì cúng tuần Chung thất, tức là hết vía ( 49 ngày ). Sau 100 ngày là cúng Tốt khốc ( thôi khóc ). Theo ý niệm dân gian, sau 100 ngày, hồn vía người ta đã trọn vẹn thoát ly khỏi thân xác thịt, đã chết thực sự. Khi ấy, người nhà chỉ còn niệm tưởng thương nhớ người đã mất trong lòng mà không khóc nữa. Lễ cúng ngoài mâm cơm chay mặn thường thì, còn cần đèn nhang, bông trái, trà nước. Ngày giỗ đầu gọi là lễ Tiểu tường, giỗ thứ hai là lễ Đại tường. Từ đó về sau, người ta chỉ còn cúng người đã mất vào dịp giỗ và Tết .
Trong ý niệm của nhà Phật, vong hồn người chết phải qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày rồi mới được siêu thoát .

Mời các bạn tham khảo một số mẫu đồ thờ sơn
son truyền thống của Đồ thờ Hà Nội