Áo măng tô là gì? Một số mẫu áo măng tô dành cho nam và nữ
Mục lục
Áo măng tô là gì? Một số mẫu áo măng tô dành cho nam và nữ
Áo măng tô
Áo măng tô (vay mượn từ tiếng Pháp: manteau) là loại áo khoác choàng bên ngoài. Chiều dài chính là đặc điểm của loại áo khoác này so với các áo khoác thông thường khác, đôi khi người ta gọi nó là áo choàng.
Nguồn gốc
Áo măng tô (vay mượn từ tiếng Pháp:) là loại áo khoác choàng bên ngoài. Chiều dài chính là đặc điểm của loại áo khoác này so với các áo khoác thông thường khác, đôi khi người ta gọi nó là áo choàng.
Ban đầu, áo măng tô chỉ được sử dụng làm đồng phục ở nơi làm việc chuyên nghiệp trong quân đội, và được mặc bởi những người có tầng lớp trong xã hội. Trang phục này giúp họ bảo vệ cơ thể trước thời tiết khắc nghiệt và mưa gió, sản phẩm may bằng vải dệt len chống thấm nước bằng cách bôi sáp hoặc cao su lên bề mặt vải. Mãi cho tới thế kỷ 17, chúng mới được sử dụng rộng rãi và phổ biến cho mọi tầng lớp.
Chiếc áo choàng dài này từng được dùng nhiều trong quân ngũ từ cuối thế kỷ 18, đặc biệt là trong chiến dịch mùa đông (Pháp). Áo măng tô tiếp tục được sử dụng như trang phục chiến đấu cho đến những năm 1940 – 1950, khi quân đội cảm thấy chúng không thực tế và phù hợp nữa. Tuy nhiên, những nước có thời tiết khắc nghiệt như Liên Xô lại vẫn tiếp tục sản xuất và sử dụng.
Vào đầu những năm 1850, Aquascutum thiết kế ra chiếc áo khoác măng tô thời trang đầu tiên. Sản phẩm may bằng vải dệt len chống thấm nước bằng cách bôi sáp hoặc cao su lên bề mặt vải. Dáng áo thời kỳ này suông rộng với một hàng nút cài phía trước.
Năm 1879, Thomas Burberry được cấp bằng sáng chế cho loại vải Gabardine (vải cotton siêu nhẹ, không thấm nước và cản gió tốt). Sau đó, ông bắt đầu cho ra đời những mẫu áo măng tô của mình vào những năm 1901.
Sau Thế chiến thứ nhất, áo khoác măng tô được Burberry quảng cáo rộng rãi tại Anh Quốc như một chiếc áo đi mưa thời trang dành cho phụ nữ và nam giới. Lúc này, trang phục đã được lược bỏ đi những chi tiết mang hơi hướng quân sự như phần cầu vai, miếng vải che vạt ngực hay móc sắt ở dây nịt.
Năm 1918, hai thương hiệu Burberry và Aquascutum vẫn còn tranh cãi về chiếc áo khoác măng tô thời trang đầu tiên. Có thể nói, Aquascutum là cha đẻ của trang phục nhưng Burberry đã có công sáng tạo chất liệu siêu nhẹ giúp tất cả mọi người có thể mặc chiếc áo vốn từng nặng nề này.
Áo măng tô trở thành món đồ không thể thiếu của những quý cô sành điệu tại Anh vào những năm 1920. Trong giai đoạn này, chiếc áo được thêm nhiều chi tiết ánh kim, cổ lông hoặc thêu tay. Hình ảnh phụ nữ mặc áo khoác măng tô, đội mũ Cloche do Coco Chanel thiết kế trở thành xu hướng thịnh hành nhất tại Anh cho tới cuối những năm 1930.
Vào những năm 1940, áo măng tô dành cho nữ được thiết kế với phần vai áo độn cao giống như áo của nam giới. Tuy vậy, phần eo của trang phục lại được chiết lại nhằm tạo nên sự nữ tính.
Ngày nay, áo măng tô là biểu tượng thời trang của Anh nói chung và niềm tự hào của hãng thời trang 158 năm tuổi Burberry nói riêng. Loại trang phục này được Burberry không ngừng cải tiếng kiểu dáng và chất liệu như nhựa trong tổng hợp, da, nỉ… để đáp ứng nhu cầu ngày càng thay đổi của thị trường.
Áo măng tô bằng lông, mặc trong thế vận hội mùa đông 1972.
Một số mẫu áo măng tô đẹp
Tham khảo các mẫu Chapi: https://www.chapi.vn/tag/ao-mang-to/
Tham khảo các mẫu áo khoác măng tô tại