CÁC TỤC LỆ ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM

Sính lễ truyền thống trong phong tục cưới hỏi của người Hoa và người Quảng Đông

Với một nước có 54 dân tộc như Việt Nam thì đa phong tục cưới hỏi là điều không thể tránh khỏi. Nếu bạn là dân tộc Kinh mà nửa kia của bạn là người Hoa thì sẽ như thế nào? Có những phong tục cưới hỏi ra sao? Hãy đến với bài viết về tục lệ đám cưới người Hoa ở Việt Nam này của Kim Ngọc Thủy nhé!

CÁC TỤC LỆ ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM

Phong tục cưới hỏi của người Hoa

Theo trình tự đám cưới của người Việt thì hôn lễ thường tiến hành qua 6 lễ chính, tức là “Lục Lễ”. Đó chính là:

– 1 – Lễ nạp thái  – là lễ dạm hỏi, hỏi vợ hay còn gọi là lễ chạm ngõ.

– 2 – Lễ vấn danh – tìm hiểu tên tuổi và ngày tháng năm sinh của cô dâu.

– 3 – Lễ nạp cát – bói tìm xem ngày tốt để cưới.

– 4 – Lễ thỉnh kỳ – xác định ngày cưới, báo đã chọn được ngày lành tháng tốt.

– 5 – Lễ nạp tệ – là mua sắm các lễ vật cưới và mang sính lễ cưới sang nhà gái

– 6 – Lễ thân nghênh. – đón cô dâu về nhà chồng

Còn theo trình tự đám cưới của Người Hoa. Phong tục trải qua 4 bước như sau:

– 1 –  Lễ Thuyết Thân –  說 親. Lễ này còn có tên khác là lễ sang nhà, lễ xem mắt hoặc là đám nói trong Tiếng Việt. Nó cũng giống như lễ dạm ngõ của người Việt.

– 2 –  Coi bói chọn ngày lành, giờ tốt 睇日 (Lễ này được xem là sự kết hợp của 3 lễ: vấn danh, nạp cát và thỉnh kỳ).

– 3 – Lễ Đính Hôn (訂婚) tức là Qua Đại Lễ – 過大禮. Đây là lễ ăn hỏi mà chúng ta vẫn thường biết.

– 4 – Lễ nghênh thân (迎親): Lễ này chính thức nhận người con gái về làm dâu. Lúc này người con gái đã trở thành  người thân trong gia đình. Nó còn được gọi là lễ đón dâu hay Lễ cưới.

CÁC TỤC LỆ ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM

Lễ cưới của người Hoa ở Việt Nam

Ngày nay, theo phong tục cưới hỏi của người hoa ở Việt Nam được tổ chức giản tiện hơn nhưng không kém phần trọng thể. Việc cử hành hôn lễ được tổ chức phù hợp với kinh tế gia đình, không câu nệ về hình thức nhưng vẫn đảm bảo được các nghi thức trọng yếu và vẫn giữ được bản sắc văn hóa của người Hoa trong sự giao thoa văn hóa với Việt Nam.

Lễ cưới của người Hoa thường được tổ chức vào cuối năm cũ đầu năm mới. Trong đám cưới cổ truyền, cô dâu mặc xiêm áo màu hồng bằng gấm thêu. Cô dâu bới tóc và được thoa dầu bóng, dắt trâm hình cành hoa đỏ và lá trắc bá diệp tươi trên đầu đội mũ phụng. Còn Chú rể sẽ mặc xiêm áo bằng gấm hồng thêu hình rồng, trên đầu đội mũ quả bí và trên ngực cài bông hoa to màu đỏ.

CÁC TỤC LỆ ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM

Sính lễ truyền thống trong phong tục cưới hỏi của người Hoa và người Quảng Đông

Bánh cưới, heo quay, hải vị, một cặp gà, rượu, trà, trái cây, trầu cau, đôi nến long phụng là những vật không thể thiếu trong đám hỏi của người Hoa và người Quảng Đông.

Trong đó bánh cưới thường gồm: bánh long phụng, bánh bông lan, bánh lột da màu đỏ, bánh lột da màu vàng, bánh hạnh nhân, bánh da trứng. Ngoài ra, nhà trai còn phải chuẩn bị một hộp đựng trang sức và tiền lễ cho nhà gái.

Nhà gái khi nhận được lễ vật không được nhận hết, mỗi mâm quả phải hồi lại một ít cho đàn trai, heo quay thì gửi lại phần đầu và phần đuôi, đặc biệt là trầu cau nhà gái chỉ được nhận 1 trái, tất cả phần còn lại đều phải hồi về nhà trai, ý nghĩa là từ đầu đến đuôi chỉ có duy nhất một lang quân.

Riêng phần lễ vật nhà gái chuẩn bị cho đàn trai thường bao gồm: 2 củ sen, 2 trái lựu, quần tây, bóp, dây nịch, bánh chiên phồng, bánh đại phát và bánh xếp ngọt.

-> Xem thêm: Những phong tục cưới hỏi “kỳ lạ” ở Việt Nam

-> Xem thêm: Những thủ tục cưới hỏi xa mà bạn nên biết

Thủ tục cưới của người Hoa

Tục chải tóc:

1 chải tới đuôi (nghĩa là tình duyên không đứt đoạn) 2 chải răng long đầu bạc 3 chải con cháu đầy nhà

Tục phá cửa:

Nhà gái sẽ chặn cửa không cho nhà trai vào, nhà trai phải phá cửa (dùng nhiều biện pháp như đưa lì xì, hoặc là chịu một số hình phạt của bạn cô dâu đưa ra. Hoặc, nếu phá được cửa thì vào thẳng luôn), chú rể mới được vô rước dâu.

Tục rước dâu:

Bước chân vào nhà gái là chú rể và ông mai sẽ đi trước. Bên nhà gái sẽ cử một bé trai hoặc một bé gái đứng trước cửa bưng một mâm đựng hai cốc trà để mời ông mai và chú rể. Chú rể uống trà, cảm ơn bé trai (hoặc bé gái) bằng cách trao phong bao đỏ đã chuẩn bị sẵn. Đám rước dâu đi theo một lộ trình không được lập lại, tức là khi về phải đi con đường khác không quay về con đường lúc đi.

Số người đi đón dâu là số lẻ để khi đón cô dâu về thành số chẵn. Lễ phục, áo cưới, giày đều có màu đỏ để đại diện cho sự may mắn; ngoài ra đều phải là đồ mới và tránh có túi, vì người ta cho rằng lễ phục có túi thì sẽ đem may mắn của nhà gái đi. Sau khi đến nhà chồng, cô dâu phải bước qua chậu lửa trong sân để xóa bỏ những điều xui xẻo.

Tục bái đường:

Nhất bái thiên địa (lạy tạ trời đất), Nhị bái cao đường (lạy tạ cha mẹ), Phu thê giao bái (vợ chồng lạy tạ nhau).

Lễ động phòng:

Trước khi động phòng, cô dâu và chú rể cùng nhau uống rượu giao bôi, và cắt một nhúm tóc của nhau, sau đó để lẫn với nhau cất đi làm tín vật, đây chính là bằng chứng của việc hai người đã trở thành phu thê kết tóc se tơ (结发妻子). Bà mai sẽ mang chè trôi nước: “Ăn trôi nước sanh con, sanh cháu sanh tài, giờ tốt ngày tốt cô dâu tốt”, sau đó cô dâu chú rể mỗi người ăn một viên.

Bài viết trên đây là một vài phong tục cưới hỏi của người Hoa ở Việt Nam mà Kim Ngọc Thủy muốn gửi đến các bạn. Mong bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm một phần nào đó về dân tộc đông thứ 2 ở Việt Nam nhé.