Cách viết thiệp cưới khi mất ba mẹ như thế nào?
Cách viết thiệp cưới khi mất ba mẹ như thế nào? Ai sẽ là người đứng ra đại diện cho đám cưới thay cho ba mẹ? Có lẽ đó là những câu hỏi mà nhiều cô dâu hoặc chú rể có ba/mẹ đã khuất băn khoăn khi thiết kế và viết thiệp cưới.
Trên các tấm thiệp cưới thường thấy, tên của ba mẹ hai bên được in lên một cách trang trọng với tư cách là người chủ hôn. Không có ai xứng đáng hơn bậc sinh thành để đảm nhiệm vị trí đại diện làm chủ hôn trong đám cưới của con cái mình.
Sự hiện diện của ba mẹ trong hôn lễ là niềm hạnh phúc lớn nhất của các cô dâu chú rể. Nhưng cũng có những trường hợp không may mắn như vậy, ba mẹ đã đi về một nơi rất xa xôi và không bao giờ quay trở lại, họ không thể tận mắt chứng kiến ngày vui trọng đại của con cái mình. Vậy thì cách viết thiệp cưới khi ba mẹ mất như thế nào? Có nên viết tên ba mẹ đã khuất lên tấm thiệp hồng hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Cách viết thiệp cưới khi mất ba
Viết tên cha đã mất lên thiệp cưới
Trường hợp thứ nhất là cha của cô dâu hoặc chú rể đã mất trước khi tổ chức hôn lễ. Tuy nhiên thì người nhà vẫn muốn đưa tên của người ba đã mất in lên thiệp cưới thì cũng không có vấn đề gì cả.
Mẫu thiệp cưới kim cương trái tim hồng thể hiện cho sự hạnh phúc và chung thủy
Ở trường hợp này, tên người ba sẽ được in lên với danh xưng “Cố Phụ” ở kế bên họ tên. Người nhận thiệp sẽ hiểu được rằng ba của cô dâu hoặc chú rể đã mất, hay còn có thể gọi là cha quá cố.
Không viết tên cha đã mất lên thiệp cưới
Bên cạnh những cô dâu chú rể muốn in tên người cha quá cố lên thiệp hồng như một cách để tưởng nhớ và bày tỏ sự biết ơn thì cũng có những người không muốn viết tên cha trong thiệp hồng vì điều đó gợi lại sự đau buồn.
Trong trường hợp này, có thể viết thiệp cưới theo 2 cách dưới đây:
- Để trắng phần họ tên cha, trước họ tên của mẹ mở ngoặc kép ghi là “Bà Quả Phụ”.
- Viết tên cha dượng (nếu người mẹ đã đi thêm bước nữa), họ tên mẹ vẫn viết như bình thường.
Cách viết thiệp cưới khi mất mẹ
Viết tên mẹ đã mất lên thiệp cưới
Với trường hợp mẹ đã mất mà cô dâu chú rể vẫn muốn ghi tên mẹ trong thiệp cưới thì cũng tương tự với trường hợp mất cha. Mở ngoặc kép ghi danh xưng “Cố Mẫu” kế bên họ tên của mẹ. “Cố Mẫu” nghĩa là mẹ quá cố, người nhận thiệp có thể hiểu được rằng mẹ cô dâu hoặc chú rể đã khuất.
Không viết tên mẹ đã mất lên thiệp cưới
Cũng giống như mất cha, mất mẹ cũng đem lại cho bất cứ người con nào sự đau đớn tột cùng. Việc ghi tên mẹ quá cố lên thiệp cưới có thể sẽ gợi lại nỗi buồn không thể nào nguôi ngoai, nên một số người không muốn viết tên mẹ đã mất trong tấm thiệp hồng. Hoặc cũng có thể vì một số lý do khác liên quan đến phong tục, tập quán,… Khi đó, phần chủ hôn có thể được ghi theo cách:
- Thêm danh xưng “Ông Cô Nam” kế bên họ tên của cha, bỏ trống họ tên của mẹ.
- Thay thế tên mẹ bằng tên của mẹ kế (nếu cha đã đi thêm bước nữa), họ tên cha ghi đầy đủ như bình thường.
Chữ in trên thiệp có hiệu ứng lấp lánh nổi bật
Cách viết thiệp cưới khi mất ba mẹ
Sự thiếu vắng của ba mẹ quá cố trong hôn lễ có lẽ là điều bất hạnh nhất của cô dâu, chú rể. Vậy cách viết thiệp cưới khi mất ba mẹ như thế nào?
Ghi tên cha và tên mẹ đã mất lên thiệp
Dù ba mẹ đã đi đến thế giới bên kia nhưng bạn vẫn muốn ghi tên của cả hai người lên tấm thiệp cưới để tỏ lòng biết ơn và sự tôn kính với bậc sinh thành, điều này hoàn toàn được.
Bạn vẫn in đầy đủ họ tên ba mẹ đã khuất của mình trong thiệp. Tuy nhiên, kế bên họ tên người mẹ, bạn mở ngoặc kép và ghi “Cố Mẫu”. Tương tự với họ tên của người cha thì ghi “Cố Phụ”. Hoặc bạn cũng có thể chọn cách ghi khác là “Song Đường Quá Vãng” dưới tên của cả cha và mẹ.
Thiệp cưới màu hồng trắng nhẹ nhàng nhưng không kém phần tinh tế
Không ghi tên cha mẹ đã mất lên thiệp cưới
Bên cạnh đó thì có những cô dâu hoặc chú rể không muốn ghi tên cha mẹ đã mất lên thiệp mời cưới vì một số lý do nào đó. Vậy thì trong trường hợp này sẽ ghi thế nào và ai sẽ là người đại diện đứng ra làm chủ hôn cho đám cưới?
Tục ngữ xưa có câu “Quyền huynh thế phụ”, dựa trên ý nghĩa của câu nói này có thể hiểu rằng người anh trai lớn trong nhà có thể đứng ra nhận trọng trách đại diện chủ hôn cho em trai hoặc em gái của mình. Vậy nên ở phần người đại diện hôn lễ có thể ghi họ tên của người anh và trong dòng báo tin về lễ cưới, điều chỉnh lại một chút nội dung “Trân Trọng Kính Mời Đến Dự Bữa Tiệc Chung Vui Của Con Chúng Tôi” thành “Trân Trọng Kính Mời Đến Dự Bữa Tiệc Chung Vui Của Em Chúng Tôi”.
Thiệp cưới không ghi tên cha mẹ đã khuất
Ở trường hợp ba mẹ cô dâu hoặc chú rể đều đã mất thì người chú tức là em trai của ba cũng hoàn toàn có thể đại diện làm chủ hôn để tổ chức đám cưới cho cháu. Cách ghi tương tự với anh trai, nhưng thay “Em” bằng “Cháu.
Cách viết thiệp cưới khi không rõ tên ba mẹ là ai
Trường hợp không rõ tên ba mẹ là một trường hợp đặc biệt. Chú rể hoặc cô dâu có thể lớn lên trong cô nhi viện hoặc được nuôi dưỡng trong chùa, nhà thờ hay cha mẹ nuôi. Vì vậy, trong thiệp hồng, tên người đại diện chủ hôn sẽ được thay bằng người nuôi dưỡng, người đỡ đầu chính là cha mẹ nuôi, các sư thầy, sư cô, các vị sơ hoặc các cô trong cô nhi viện. Trước khi điền tên của những người đặc biệt này lên thiệp cưới của mình, các bạn hãy nhớ xin phép sự đồng ý của họ trước nhé.
Mẫu thiệp cưới in hình cô dâu chú rể độc đáo
Một lần nữa xin được khẳng định rằng, còn cha mẹ làm chủ hôn trong ngày trọng đại của con cái là niềm hạnh phúc không thể đong đếm được. Tuy nhiên, cuộc đời vô thường đôi khi không vận hành theo ý muốn của con người. Nếu không được may mắn mất đi một hoặc cả hai đấng sinh thành thì họ tên người đại diện chủ hôn sẽ được viết theo các cách khác nhau tùy trường hợp. Dựa trên quan điểm, hoàn cảnh cá nhân của mỗi người mà lựa chọn có ghi tên ba mẹ đã mất lên thiệp cưới hay không và nếu ghi thì ghi như thế nào.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ cách viết thiệp cưới khi mất ba mẹ. Liện hệ ngay Hotline 0937964399 để đặt in những mẫu thiệp cưới đẹp, chất lượng nhất của The Couple ngay nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Kích thước thiệp cưới chuẩn là bao nhiêu?
- Nên chọn loại bút viết thiệp cưới nào đẹp nhất?