Cách xem ngày cưới hỏi, kết hôn chính xác 100%

Đánh giá

Ngày từ thời xa xưa, người Việt đã có tục lệ chọn ngày lành tháng tốt để những việc đại sự như làm nhà, cưới hỏi diễn ra thành công, tốt đẹp. Xem ngày cưới chính vì thế trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình chuẩn bị tiệc cưới. Trong bài viết dưới đây, Áo Cưới Quỳnh Châu sẽ bật mí cho các bạn về cách xem ngày cưới hỏi chính xác nhé. 

Xem ngày cưới bằng tuổi của cô dâu 

Người xưa vẫn thường có câu nói: “Làm nhà xem tuổi đàn ông, lấy vợ xem tuổi đàn bà”. Chính vì lẽ đó,  yếu tố đầu tiên cần phải nắm được khi xem ngày cưới đó là tuổi của cô dâu. 

Người Việt quan niệm rằng, cô dâu khi phạm vào Kim Lâu, tức là số cuối cùng của tuổi là 1 trong những con số như: 1 – 3 – 6 – 8 thì sẽ đại kỵ trong việc kết hôn. Tại sao lại có điều này? Đó chỉ đơn giản là những cấm kị mà dân gian truyền tụng tới ngày nay. 

Người Việt tin rằng, nếu phụ nữ cưới vào những năm thuộc tuổi Kim Lâu thì cuộc sống sau này sẽ không được suôn sẻ và hạnh phúc. Tồi tệ hơn, đời sống của hai vợ chồng sẽ không được thuận lợi, chưa kể đến việc ảnh hưởng đến con cái. 

Để xác định số tuổi Kim Lâu kết thúc khi nào cũng rất đơn giản. Theo tục lệ, việc xem ngày cưới sẽ không tính theo dương lịch, mà người ta sử dụng lịch âm để tính. Do đó, ngày kết thúc Kim Lâu sẽ là từ 15/12 trở ra. Trong nông lịch của người nông dân trước đây, ngày đó gọi là ngày đông chí. 

Điều đó có nghĩa là gì? Nếu như các cô dâu đang phạm tuổi Kim Lâu, nhưng vì hoàn cảnh cá nhân bắt buộc phải cưới ngay, thì các thầy tử vi sẽ tìm ngày đẹp từ ngày đông chí trở ra. Điều này cho thấy, sự ảnh hưởng của Kim Lâu tới vận mệnh cuộc hôn nhân thực sự quan trọng. 

Cách xem ngày cưới chính xác, mang theo ý nghĩa tốt lành, may mắn

Xem ngày tổ chức hôn lễ để được đại lợi 

Như đã nói ở trên, ngày cưới đẹp hay không ngoài yếu tố Kim Lâu thì còn phải tính toán đến tháng cưới nữa. Với những năm không phạm Kim Lâu, người Việt sẽ căn cứ cô dâu cầm tinh con gì để chọn tháng cưới. Cụ thể như là: 

+ Cô dâu tuổi sửu – tuổi mùi: Cưới vào tháng 5 hoặc tháng 11 âm lịch sẽ là tháng Đại Lợi, tháng 4 và tháng 10 âm lịch sẽ là tiểu lợi. 

+ Tuổi dần – tuổi thân: Cưới vào tháng 7 hoặc tháng 8 âm lịch sẽ là tháng Đại Lợi, tháng 3 và tháng 9 âm lịch sẽ là tiểu lợi. 

+ Tuổi mão – tuổi dậu: Cưới vào tháng 1 hoặc tháng 7 âm lịch sẽ là tháng Đại Lợi, tháng 6 và tháng 12 âm lịch sẽ là tiểu lợi. 

+ Cô dâu tuổi thìn – tuổi tuất: Cưới vào tháng 4 hoặc tháng 10 âm lịch sẽ là tháng Đại Lợi, tháng 5 và tháng 11 âm lịch sẽ là tiểu lợi. 

+ Tuổi tỵ – tuổi hợi: Cưới vào tháng 3 hoặc tháng 9 âm lịch sẽ là tháng Đại Lợi, tháng 2 và tháng 8 âm lịch sẽ là tiểu lợi. 

+ Cô dâu tuổi tý  – tuổi ngọ: Cưới vào tháng 6 hoặc tháng 12 âm lịch sẽ là tháng Đại Lợi, tháng 1 và tháng 7 âm lịch sẽ là tiểu lợi. 

Thế nào là ngày đại lợi?

Tháng đại lợi có nghĩa là tháng tốt đẹp nhất trong năm để tổ chức cưới hỏi. Tháng tiểu lợi tuy cũng đẹp, nhưng sẽ không đẹp bằng tháng đại lợi. Ngoài ra tháng tiểu lợi cần phải lưu ý đối với những cặp vợ chồng quen nhau qua người mai mối thì không nên lựa chọn tháng này. 

Chọn ngày cưới là ngày đại lợi

Ví dụ minh họa

Một cô dâu tuổi mùi muốn xem ngày cưới đẹp để xuất giá về nhà chồng. Theo những thông tin ở trên, tháng tốt nhất để cưới là tháng 11 âm lịch. Tháng 5 âm lịch cũng tốt, song nếu cô ấy và chồng quen nhau qua bà mối thì không nên chọn. Nếu chọn tháng 8 âm thì cần tránh không giáp mặt bố mẹ chồng khi đón dâu, sau đó có thể gặp gỡ trong tiệc cưới như bình thường. 

Chọn ngày và giờ thanh long hoàng đạo 

Cụm từ ngày hoàng đạo không hề xa lạ với đời sống văn hóa của người Việt, thế nhưng chọn ngày hoàng đạo ra sao thì không phải ai cũng biết. Để hiểu rõ về vấn đề này, trước hết hãy cùng Áo Cưới Quỳnh Châu tìm hiểu xem thế nào là ngày Hoàng Đạo và ngày Hắc Đạo. 

Người xưa cho rằng, hoàng đạo là quỹ đạo chuyển động của mặt trời. Trong cung đường chuyển động đó, mặt trời sẽ đi qua những điểm gặp gỡ các chòm sao hộ mệnh cho con người. Có những chòm sao mang điều may mắn, nhưng cũng có những chòm sao mang điều xui rủi. Mỗi một chòm sao đều có nhiệm vụ riêng của mình. Quỹ đạo của mặt trời rơi vào vị trí sao tốt thì được coi là ngày hoàng đạo, rơi vào vị trí sao xấu thì đó là ngày hắc đạo. 

Nếu một lần thử tìm hiểu cuốn sách có tên Lịch Vạn Sự theo từng năm, bạn sẽ thấy có những ngày tháng trong đó ghi rõ cấm kị chuyện cưới hỏi. 

Xem ngày cưới hỏi cần lưu ý những gì? 

Cùng mục đích tìm được ngày đẹp nhất để cưới xin, song ở hai miền Nam Bắc lại có những điểm khác nhau rõ rệt. Bạn có thể tham khảo như sau: 

Đối với người dân miền Nam: Lễ cưới hỏi tuyệt đối không tổ chức vào ngày mồng một âm lịch, ngày rằm và ngày Phật đản. Lý do là bởi nhiều người tại đây thường ăn chay, tối kị việc sát sinh vào trong những ngày trên. Bên cạnh đó, ngày rằm và ngày mồng một là thời điểm đặc biệt của chu kỳ mặt trăng, tương ứng với trăng tròn và trăng thượng huyền. Người ta tin rằng, việc kết hợp hai con người vào trong những ngày này đều không đem đến kết cục tốt đẹp. 

Lưu ý để chọn được ngày cưới tốt lành

Đối với người dân miền Bắc: Có thể khẳng định rằng, việc xem ngày cưới hỏi với người dân miền Bắc cầu kì và nhiều thủ tục hơn người miền Nam rất nhiều. Người miền Bắc không tổ chức hôn lễ vào ngày đầu tháng, cuối tháng âm lịch, nhất là vào tháng cuối năm. Họ cho rằng, tổ chức vào ngày này chẳng khác nào “năm cùng tháng tận”. Điều đó sẽ mang lại những kết quả không tốt đẹp cho cuộc hôn nhân. 

Những ngày không làm lễ cưới hỏi 

Dù cho bạn thuộc tuổi nào trong số 12 con giáp, thì cũng đều tránh xa những ngày hắc đạo như sau: 

Ngày Bách Kỵ ( có nghĩa là trăm sự đều kỵ, cần kiêng khem tất cả mọi việc). Thậm chí ông bà ta còn chỉ rõ không nên cưới vào ngày Bính Tý cho tất cả các tháng. Vì khi rước dâu vào những ngày này đều rất xấu, gặp nhiều hung tinh, tai vạ khó lường. 

Ngày Thập nhị bát tú – sao Dực: Ngày này xuất hiện sao dực. Đây là ngôi sao đem lại điềm gở cho những ai cưới hỏi, nạp tài và rước dâu. 

Chú ý một số ngày không thích hợp để làm đám cưới

Thêm vào đó, còn có những ngày đại xấu như ngày cô thần tú quả ( cưới vào ngày này thường khó sanh con đẻ cái); tháng cô hư sát ( vợ chồng dễ xô xát, cãi vã nhau); ngày tam nương ( trăm việc đều xấu); nguyệt kỵ ( mặt trăng đi theo đường hắc đạo); không sàng, không phòng ( vợ chồng cưới vào ngày này dễ chia lìa âm dương, đứt gánh giữa đường, một trong hai người phải chết). 

Xem giờ hoàng đạo cho ngày kết hôn 

So với việc xem ngày cưới hỏi, việc xem giờ còn phức tạp và khó khăn hơn nhiều. Xem giờ để đón cô dâu về nhà chồng với mong muốn gặp nhiều may mắn. Giống như các ngày trong một tháng, một ngày chỉ có vài giờ đẹp. 

Giờ hoàng đạo trong ngày cưới cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng

Khi xuất giá vào những thời điểm đẹp nhất trong ngày, quãng đường rước dâu sẽ gặp nhiều may mắn và thuận lợi. Trước đây, việc giao thông đi lại giữa các địa phương còn hiểm trở, khó khăn, việc xem giờ tốt càng có ý nghĩa quan trọng. Cho tới tận bây giờ, người Việt vẫn kiêng kị về chuyện giờ rước dâu trong ngày cưới. 

Cụ thể không được rước vào giờ quan sát ( tức là trong phạm vi 12 giờ trưa). Giờ này là giờ các thiên binh, thiên tướng đang đi tuần tra, tránh làm việc đại sự để phạm phải. Thông thường các cô dâu thường đón dâu lúc 9h sáng, 14 giờ chiều hoặc 15 giờ chiều. 

Lời kết

Áo cưới Quỳnh Châu tư vấn cưới hỏi trọn gói

Trên đây là một số thông tin về cách xem ngày cưới hỏi kết hôn chính xác mà Áo cưới Quỳnh Châu đã bật mí cho các bạn. Mặc dù thế giới ngày càng phát triển, nhưng không vì thế mà chúng ta có thể phủ nhận được đỉnh cao trí tuệ của các bậc tiền nhân. Xem ngày cưới hỏi không chỉ nói lên sự tinh hoa trong phong tục, mà còn thể hiện sự trân quý đối với ngày trọng đại nhất của cuộc đời. 

Hy vọng với bài viết này, bạn đã phần nào nắm được cách thức xem ngày cưới thật chuẩn xác. Đừng quên thường xuyên theo dõi và truy cập vào website của Áo cưới Quỳnh Châu để có thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nữa nhé.