Câu hỏi Hội thi tìn hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Câu 1: Đồng chí hãy cho biết từ năm 2003 đến nay Đảng ta đã bao nhiêu lần ban hành chỉ thị về học tập và làm theo Bác, gồm những Chỉ thị nào?

Trả lời

:

Từ năm 2003 đến nay, Đảng ta đã 04 lần ban hành chỉ thị về học tập và làm theo Bác. Gồm:

– Chỉ thị 23-CT/TW, ngày 27/3/2003  của Ban Bí thư (khóa IX) “về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới”.

– Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 7/11/2006  của Bộ Chính trị (khóa X) “về tổ chức cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

– Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14/5/2011  của Bộ Chính trị (khóa XI) “về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

– Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII)

về đẩy mạnh học tập và làm theo 

tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Câu 2: Đồng chí hãy cho biết tại sao nói việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng?

Trả lời

:

Việc học tập và làm theo Bác trong Đảng và xã hội đã có quá trình lịch sử liên tục, lâu dài; xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp cách mạng qua mỗi thời kỳ, là tình cảm thiêng liêng của cán bộ, đảng viên, Nhân dân ta đối với Bác Hồ kính yêu. Trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, đặc biệt là yêu cầu xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, thì việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành một nhiệm vụ rất quan trọng, cần thiết;

nhằm đáp ứng yêu cầu cao hơn về rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, đồng thời tạo động lực mới trong việc đổi mới phong cách, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp, các ngành.

Câu 3:

Đồng chí hãy trình bày yêu cầu của việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII là gì?

Trả lời

:

– Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và hành động trong Đảng, hệ thống chính trị và nhân dân, đưa việc học tập và làm theo trở thành công việc tự giác, thường xuyên của mỗi cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị – xã hội các cấp, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, trước hết là của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên và hội viên.

– Việc học tập và làm theo Bác trở thành một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

– Tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Câu 4: Đồng chí hãy cho biết, so với Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI), Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị có những điểm mới nào?

Trả lời

:

Gồm những điểm mới như sau:

Thứ nhất,

 việc học tập và làm theo là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Thứ hai, phải làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Thứ ba,

 nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu.

Thứ tư,

 gắn việc học tập và làm theo với xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Thứ năm,

 gắn việc học tập và làm theo với thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 

Thứ sáu

, yêu cầu cao về việc gắn “xây” với “chống”; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, gắn với đánh giá, nhận xét cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

Thứ bảy,

 xây dựng, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị với phương châm “sát chức năng, nhiệm vụ, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện và đánh giá việc thực hiện”.

Thứ tám,

 từng cá nhân phải xây dựng kế hoạch cho từng năm của bản thân mình để thực hiện.

Thứ chín,

không giới hạn thời gian thực hiện; Chỉ thị 05 rộng hơn về nội hàm, cao hơn về yêu cầu và lâu dài hơn về thời gian.


Câu 5: Đồng chí hãy trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc xây dựng và thực hành đạo đức; chuẩn mực (phẩm chất) đạo đức cách mạng; nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng?

Trả lời

:

– Có 03 nguyên tắc xây dựng đạo đức, là: (1) Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức. (2) Xây đi đôi với chống. (3) Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.

– Có 04 chuẩn mực đạo đức cách mạng, gồm: (1) Trung với nước, hiếu với dân. (2) Yêu thương con người, sống có nghĩa có tình. (3) Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. (4) Tinh thần quốc tế trong sáng.

– Có 05 nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, gồm (1) Nguyên tắc tập trung dân chủ. (2) Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. (3) Nguyên tắc tự phê bình và phê bình. (4) Nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh, tự giác. (5) Nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Câu 6: Đồng chí hãy trình bày nội dung chủ yếu về hệ thống quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh?

Trả lời

:

Đó là hệ thống quan điểm, tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân;

Về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

; về đạo đức cách mạng,

cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

; về chăm lo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng

trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

Câu 7: Đồng chí hãy trình bày nội dung chủ yếu về quan điểm và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?

Trả lời

:

Đó là các quan điểm và tấm gương đạo đức về: tuyệt đối

 

trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, dân tộc lên trên tất cả; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, tận trung với nước, tận hiếu với dân; hết lòng yêu thương đồng bào, đồng chí, yêu thương con người; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, thật sự là công bộc của nhân dân, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội,…

 

Đó là phong cách Hồ Chí Minh, phản ánh những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức của Người và được thể hiện vô cùng sinh động, tự nhiên, độc đáo, có sức thu hút, cảm hoá kỳ diệu trong hoạt động, ứng xử hằng ngày.

Câu 8:

Đồng chí hãy trình bày nội dung chủ yếu về phong cách Hồ Chí Minh?

Trả lời

:

Đó là: phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; phong cách làm việc

 

dân chủ,

 

khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử văn hoá, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương,…

Câu 9: Đồng chí hãy cho biết, Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị đã đề ra những phương châm trong lãnh đạo, chỉ đạo như thế nào?

Trả lời

:

– Phương châm trên trước, dưới sau; trong trước, ngoài sau; học đi đôi với làm theo, chú trọng việc làm theo bằng những hành động và việc làm cụ thể. Xây dựng, tổng kết và nhân rộng những điển hình tiên tiến về làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, kết hợp giữa “xây” với “chống”; đề cao trách nhiệm nêu gương, tự giác học trước, làm theo trước để nêu gương của người đứng đầu và cán bộ chủ chốt các cấp, của cán bộ, đảng viên.

– Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc; gắn việc thực hiện học tập và làm theo với đánh giá, nhận xét cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức hằng năm và cả nhiệm kỳ.

Câu 10: Đồng chí hãy trình bày mục đích của Kế hoạch hành động số 04/KH-UBND, ngày 17/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Thực hiện Chủ đề năm 2017 của Tỉnh ủy về “tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính”?

Trả lời

:

– Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo sự chuyển biến rõ nét, nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong bộ máy hành chính Nhà nước từ tỉnh đến cơ sở; bảo đảm sự nghiêm minh trong thực thi nhiệm vụ, công vụ, góp phần xây dựng nền hành chính dân chủ, hiệu lực, hiệu quả.

– Tăng cường trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, của bộ máy hành chính Nhà nước trong hoạt động quản lý, thực thi công vụ.

Câu 11: Đồng chí hãy cho biết việc tổ chức thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị ở tỉnh Trà Vinh như thế nào?

Trả lời

:

Việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị 05 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trực tiếp là đồng chí Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo trong toàn Đảng bộ và trong toàn tỉnh. Ban Thường vụ cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, trực tiếp là đồng chí bí thư cấp uỷ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chỉ đạo ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy là cơ quan giúp việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo các huyện, thị, thành phố, xã, phường, thị trấn và Tuyên huấn các Đảng ủy trực thuộc là cơ quan giúp việc Ban Thường vụ cấp ủy; Ban Tuyên giáo các đoàn thể là cơ quan giúp việc lãnh đạo cơ quan đoàn thể.

Câu 12: Đồng chí hãy cho biết theo quan niệm của Hồ Chí Minh, suy thoái về tư tưởng chính trị biểu hiện như thế nào?

Trả lời

:

– Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ những dấu hiệu suy thoái về tư tưởng chính trị, trước hết là những biểu hiện phai nhạt lý tưởng cách mạng,

thờ ơ trước những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái: “Nghe những lời bình luận không đúng, cũng làm thinh, không biện bác. Thậm chí nghe những lời phản cách mạng cũng không báo cáo cho cấp trên biết. Ai nói sao, ai làm gì cũng mặc kệ”.

– Người phê phán những đảng viên dao động, thiếu lý tưởng cách mạng: “Nếu chỉ có công tác thực tế, mà không có lý tưởng cách mạng, thì cũng không phải là người đảng viên tốt”.

Câu 13: Đồng chí cho biết quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về những biểu hiện sai lệch về tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận?

Trả lời

:

– Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng phải chống cái thói xem nhẹ học tập lý luận. Vì không học lý luận thì chí khí kém kiên quyết, không trông xa thấy rộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc phương hướng, kết quả là “mù chính trị”, thậm chí hủ hóa, xa rời cách mạng”.

– Người nói: “Trong Đảng ta hiện nay còn có nhiều người chỉ biết vùi đầu suốt ngày vào công tác sự vụ, không nhận thấy sự quan trọng của lý luận, cho nên còn có hiện tượng xem thường học tập”; “Lại có một số đồng chí khác chỉ bo bo giữ lấy những kinh nghiệm lẻ tẻ. Họ không hiểu rằng lý luận rất quan trọng cho sự thực hành cách mạng. Vì vậy, họ cứ cắm đầu nhắm mắt mà làm, không hiểu rõ toàn cuộc của cách mạng

Câu 14: Trong tự phê bình và phê bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh, phê phán những vấn đề sai trái nào?

Trả lời

:

– Người kiên quyết chỉ ra và đấu tranh với những biểu hiện không dám nhận khuyết điểm, khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật; trong phê bình và tự phê bình nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, thậm chí còn có nơi che đậy cho nhau, lừa dối cấp trên, giấu diếm đoàn thể.

– Chống việc lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau, hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng.

Câu 15: Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra các biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống như thế nào?

Trả lời

:

– Người thẳng thắn đấu tranh với mọi biểu hiện cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể, đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình; không cất nhắc những người tốt, người có tài năng; không biết liên lạc hợp tác với những người có đạo đức tài năng ở ngoài Đảng.

– Những người mắc “bệnh tham lam”, đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc; dùng của công làm việc tư; dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng của mình; sinh hoạt xa hoa, tiêu xài bừa bãi…

Câu 16: Đồng chí cho biết đấu tranh với các vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ theo Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm những nội dung nào?

Trả lời

:

– Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra cần phải đấu tranh với những vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.

– Chống cái thói “cả vú lấp miệng em”, ngăn cản quần chúng phê bình; chống các “bệnh hẹp hòi”, “bệnh địa phương chủ nghĩa”,… phê phán mạnh mẽ  cá biểu hiện của “bệnh thành tích”, háo danh, phô trương, thổi phồng thành tích, “đánh bóng” tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi.

Câu 17: Theo đồng chí, quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về các biểu hiện quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình bao gồm những nội dung gì?

Trả lời

:

– Có óc quân phiệt quan liêu, khi phụ trách một vùng nào thì như một ông vua con, hách dịch, hoạnh họe. Đối với cấp trên thì xem thường, đối với cấp dưới cậy quyền lấn áp, đối với quần chúng ra vẻ quan cách làm cho quần chúng sợ hãi, gây ra bao ác cảm, bao chia rẽ, làm cho cấp trên xa cấp dưới, đoàn thể xa nhân dân.

– Làm việc lối bàn giấy, thích làm việc bằng giấy tờ thật nhiều, ngồi một nơi chỉ tay năm ngón không chịu xuống địa phương kiểm tra công tác, chỉ vạch những kế hoạch thi hành chỉ thị, nghị quyết của đoàn thể cho chu đáo; không đi sát phong trào, không hiểu rõ được tình hình bên dưới. Dựa vào chính quyền mà bắt dân làm, ít tuyên truyền, giải thích cho dân tự giác, tự động.

Câu 18:

Theo Hồ Chí Minh, nguyên nhân chủ yếu của những biểu hiện suy thoái là gì?

Trả lời

:

Nguyên nhân của những biểu hiện suy thoái có nhiều, nhưng chủ yếu là do chủ nghĩa cá nhân sinh ra. Theo Hồ Chí Minh “Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí. Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó, những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của Nhân dân”.  

Câu 19: Đồng chí hãy trình bày nội dung công tác giáo dục và tuyên truyền, xây dựng tinh thần chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

trong nội bộ

?

Trả lời

:

– Chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, cần coi trọng biện pháp phòng ngừa là chính. Trước hết cần giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân thấy rõ chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân.

– Nội dung giáo dục là cần phải phân tích cho cán bộ, đảng viên, nhân dân thấy tác hại nghiêm trọng của suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, từ đó tạo nên sự căm phẫn trong Nhân dân về các hành vi này và sự cần thiết phải đấu tranh loại bỏ nó.

Câu 20:

Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã ban hành Hướng dẫn số 19-HD/ĐUK về đưa nội dung học tập và làm theo Bác vào sinh hoạt lệ chi bộ, sinh hoạt cơ quan, đoàn thể. Đồng chí hãy trình bày nội dung và hình thức sinh hoạt.

Gợi ý trả lời

:

– Đưa nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và nội dung các chuyên đề trước đây vào sinh hoạt. Tổ chức cho đảng viên kể mẩu chuyện về Bác hoặc đọc những bản tin, bài viết… về gương người tốt, việc tốt, những tập thể, cá nhân điển hình tích cực trong học tập và làm theo Bác, nhất là những người thật, việc thật tại cơ quan, đơn vị và trong tỉnh.

– Tùy điều kiện thực tế, bí thư cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đoàn thể quyết định hình thức thực hiện cho phù hợp, như: trong buổi sinh hoạt lệ chi bộ, đoàn thể, trong các cuộc họp báo cơ quan, trong buổi chào cờ đầu tuần, trên các bản tin, tờ tin của địa phương, đơn vị, đưa vào sinh hoạt ngoại khóa của học sinh, sinh viên, các tiết sinh hoạt chủ nhiệm trong trường phổ thông… Trong tổ chức thực hiện cần thường xuyên thay đổi hình thức học tập, tránh sự gượng ép, để mọi người tự thấm nhuần, tự giác, tự nguyện chuyển từ học tập sang làm theo.

 

BAN TỔ CHỨC HỘI THI