Câu hỏi đuôi: Kiến thức nâng cao

1. aren’t I?

Câu hỏi đuôi của I amaren’t I?
Ví dụ:
I’m late, aren’t I? (Tớ muộn rồi, đúng không?)

2. Mệnh lệnh

Sau câu mệnh lệnh, won’t you? có thể dùng để mời ai đó làm gì một cách lịch sự (đặc biệt trong Anh-Anh)
Ví dụ:
Come in, won’t you? (Xin mời vào.)

Will/would/can/could you? có thể dùng để bảo hoặc yêu cầu ai đó làm gì.
Ví dụ:
Give me a hand, will you? (Giúp tôi một tay, được chứ?)
Open a window, would you? (Hãy mở cửa sổ ra, được chứ?)

Can’t you diễn tả sự thiếu nhẫn nại.
Ví dụ:
Shut up, can’t you? (Anh không thể im đi được hả?)

Sau mệnh lệnh phủ định, chúng ta dùng will you?
Ví dụ:
Don’t forget, will you? (Đừng quên, được chứ?)

3. Let’s

Sau let’s...(trong lời gợi ý) chúng ta dùng shall we?
Ví dụ:
Let’s have a party, shall we? (Chúng ta hãy tổ chức một bữa tiệc đi, được chứ?)

4. There

There có thể là chủ ngữ trong câu hỏi đuôi.
Ví dụ:
There’s something wrong, isn’t there
(Có chuyện gì đó không ổn, phải không?)
There weren’t any problems, were there?
(Không có bất kỳ vấn đề nào, đúng chứ?)

Khi there’s giới thiệu một chủ ngữ số nhiều, thường có đuôi là aren’t there?
Ví dụ:
There’s some more chairs upstairs, aren’t there?
(Có thêm vào chiếc ghế ở trên tầng, phải không?)

5. It và they với nothing, nobody, somebody…

Chúng ta dùng it trong câu hỏi đuôi để đề cập đến nothing everything.
Ví dụ:
Nothing can happen, can it?
(Không gì có thể xảy ra được, phải không?)

Chúng ta dùng they để đề cập đến nobody, somebody và everybody (và no one...)
Ví dụ:
Nobody phoned, did they? (Không ai gọi, phải không?)
Somebody wanted a drink, didn’t they? Who was it?
(Có ai đó muốn uống nước, phải không? Là ai thế?)

6. Have

Sau động từ thường have (đề cập đến trạng thái), có thể dùng cả câu hỏi đuôi với have do. (Do thông dụng trong Anh-Mỹ).
Ví dụ:
Your father has a bad back, hasn’t/doesn’t he?
(Bố cậu bị đau lưng phải không?)

7. Câu hỏi đuôi không phủ định

Câu hỏi đuôi khẳng định được dùng khá thông dụng sau 1 câu khẳng định. Chúng được dùng giống như câu hỏi đáp lại; người nói lặp lại những gì mình vừa nghe hay vừa biết, và dùng câu hỏi đuôi để diễn đạt sự thích thú, ngạc nhiên, quan tâm và những phản ứng khác.
Ví dụ:
So you’re getting married, are you? How nice!
(Vậy là cậu sẽ kết hôn hả? Thật tuyệt!)
So she thinks she’s going to become a doctor, does she? Well, well.
(Vậy cô ấy nghĩ mình sẽ trở thành bác sĩ sao? Chà, chà.)
You think you’re funny, do you?
(Cậu nghĩ mình hài hước à?)

Các câu hỏi đuôi có cùng dạng khẳng định với mệnh đề trước đó cũng có thể được dùng để hỏi. Trong cấu trúc này, mệnh đề chính dùng để đưa ra dự đoán và phần câu hỏi đuôi có nhiệm vụ xác nhận lại xem có đúng hay không.
Ví dụ:
Your mother’s at home, is she? (Mẹ cậu ở nhà, đúng không?)
This is the last bus, is it? (Đây là chuyên xe buýt cuối cùng, phải không?)
You can eat shellfish, can you? (Cậu có thể ăn các loại sò đúng không?)

I’ll…shall I? có thể dùng để đưa ra lời đề nghị.
Ví dụ: 
I’ll hold that for you, shall I?
(Tớ sẽ cầm cái đó cho cậu, nhé?)

Các câu hỏi đuôi phủ định sau một mệnh đề phủ định đôi khi cũng được dùng, chúng luôn có vẻ gây hấn.
Ví dụ:
I see. You don’t like my cooking, don’t you?
(Tôi hiểu rồi. Anh không thích đồ ăn tôi nấu, đúng không hả?)

8. Lược bỏ

Trong các câu với câu hỏi đuôi, việc lược bỏ các chủ ngữ đại từ hay trợ động từ khá thông dụng. (Đây được gọi là hiện tượng giản lược)
Ví dụ:
(It’s a) nice day, isn’t it? (Một ngày đẹp trời, phải không?)
(She was) talking to my husband, was she? (Cô ấy đang nói chuyện với chồng tôi phải không?)

Trong giao tiếp rất thân mật, câu hỏi đuôi đôi khi có thể đứng sau một câu hỏi có sự lược bỏ.
Ví dụ:
Have a good time, did you? (Vui vẻ chứ?)    
Your mother at home, is she? (Mẹ cậu ở nhà, đúng không?)
John be here tomorrow, will he? (John ở đây ngày mai đúng không?)

9. I (don’t) think

Chú ý các câu hỏi đuôi trong câu bắt đầu với I (don’t) think và các nhóm từ tương tự.
Ví dụ:
I think he’s Norwegian, isn’t he? 
(Tớ nghĩ anh ấy là người Na Uy, đúng chứ?)
I don’t think it will rain, will it? 
(Tớ không nghĩ trời sẽ mưa, phải không?)
I suppose you’re hungry, aren’t you?
(Tớ cho là cậu đói, phải không?)