Checklist 16 việc cần chuẩn bị cho đám cưới trước 3 tháng
Chỉ còn 3 tháng nữa là đến ngày trọng đại nhất trong cuộc đời, vậy nhưng khá nhiều cô dâu chú rể còn băn khoăn chưa biết sắp xếp những đầu việc nào cần chuẩn bị sớm, đầu việc nào có thể chuẩn bị sau sao cho hợp lý trước đám cưới 3 tháng. Dưới đây có thể là những gợi ý hữu ích cho bạn!
Chuẩn bị đám cưới trước 3 tháng
1- Lên dự trù ngân sách, phong cách đám cưới và danh sách khách mời
Dự trù kinh phí đám cưới thực sự không thể có một con số thống nhất và đúng với mọi người. Bạn có thể căn cứ vào tình hình tài chính của mình để chọn một mức kinh phí phù hợp. Kinh nghiệm từ các nàng dâu đã đi trước đó là danh sách càng ngắn, phong cách đơn giản, phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí.
Xem thêm: Bảng dự trù kinh phí đám cưới và tuyệt chiêu cắt giảm chi phí
2- Tìm địa chỉ đặt tiệc cưới phù hợp
Việc đặt tiệc cưới cô dâu và chú rể cần lưu ý 4 tiêu chí: Chất lượng tiệc cưới (làm cỗ ngon), giá thành hợp lý, không gian đẹp và vị trí phù hợp để cô dâu – chú rể, quan khách tiện di chuyển.
Nếu bạn tổ chức tiệc cưới tại nhà riêng, cần tìm được bên dựng rạp đẹp, phù hợp phong cách hiện đại, dịch vụ nấu cỗ cưới ngon phù hợp.
3- Tìm địa chỉ may hoặc thuê váy cưới/ vest
Các bên cung cấp dịch vụ chụp ảnh cưới sẽ có kèm váy vest cho cô dâu ngày chụp ảnh cưới, tuy nhiên, với nhiều cặp có nhu cầu được may váy cưới làm kỷ niệm hoặc thuê váy cưới cao cấp hơn. Nếu có nhu cầu này bạn cần tham khảo các bên có thiết kế phù hợp phong cách và mức giá hợp lý.
Chuẩn bị đám cưới trước 2 tháng
4- Đặt lịch chụp ảnh cưới và quay phóng sự cưới
Nếu như bạn muốn đầu tư vào ảnh cưới, muốn những bức hình thật lạ, địa điểm chụp ảnh cưới là những nơi xa thì cần tìm hiểu và đầu tư thời gian cho vấn đề này. Ngay cả khi chụp ảnh gần, không quá cầu kỳ cũng cần chụp trước ít nhất 2 tháng để phòng tránh nguy cơ dịch vụ rửa thiếu ảnh, thiếu video …để xử lý kịp thời.
5- Tìm địa chỉ làm hoa cưới
Hoa cưới là một trong những yếu tố để chuẩn bị đám cưới quan trọng, đặc biệt với phong cách cưới sang trọng, lãng mạn. Đó chính là lý do tại sao có những đám cưới chỉ sử dụng hoa tươi để trang trí. Thường thì những bên tổ chức tiệc cưới sẽ cung cấp dịch vụ đi cùng này, tuy nhiên, nếu như bạn cẩn thận có thể tìm chọn dịch vụ riêng, chuyên nghiệp hơn. Bạn cũng có thể chọn một loại hoa nào đó để gửi gắm thông điệp đám cưới của mình. Nếu không có hiểu biết sâu về hoa, bạn có thể nhờ các bên đó tư vấn.
6- Tìm bên cung cấp dịch vụ nhạc và văn nghệ cưới
Bạn muốn đám cưới của mình trở nên ấn tượng hơn? Bạn muốn khoảnh khắc thư giãn vui nhộn trong đám cưới, bạn cần bên cung cấp dịch vụ nhạc và văn nghệ chuyên nghiệp. Bạn có thể tìm chọn MC và ca sĩ (tùy vào khả năng tài chính có thể chọn ca sĩ nổi tiếng hoặc những người có kinh nghiệm biểu diễn, MC đám cưới). Khi làm việc với MC bạn cũng cần cho biết khoảng thời gian tổ chức sự kiện để họ định hướng nội dung.
7- Tìm mẫu thiệp cưới phù hợp
Sau khi lên danh sách cưới, bạn sẽ dự trù được số lượng thiệp cưới cần chuẩn bị. Bên cạnh kiểu dáng, mẫu mã bạn cũng cần lưu ý số lượng để tránh lãng phí cũng như mất thời gian phải làm thêm vì đặt in thiếu. Những mẫu thiệp cưới in hình ảnh cưới sẽ có giá thành cao hơn so với thiệp trơn, tùy vào từng thiết kế của thiệp sẽ có giá thành khác nhau.
Chuẩn bị đám cưới trước 1 tháng
8- Lên các mốc ngày quan trọng cho đám cưới
Một đám cưới sẽ có những mốc thời gian chính: ngày dạm ngõ, ngày ăn hỏi, cưới lấy ngày (không nhất thiết ở các đôi), giờ đón dâu ngày cưới, ngày lại mặt…để chuẩn bị kế hoạch, chủ động thời gian sắp xếp, đặc biệt với cặp đôi có khoảng cách địa lý xa.
9- Chuẩn bị cho tuần trăng mật: địa điểm – vé báy bay và kinh phí
Trước cưới 1 tháng cô dâu chú rể cần chọn được điểm nghỉ dưỡng cho tuần trăng mật, phương tiện đi lại, thời gian ở lại, chi phí cho chuyến nghỉ dưỡng này. Ở một số địa điểm, bạn cần tìm hiểu dịch vụ trải nghiệm và thời tiết để chuẩn bị trang phục, dụng cụ cá nhân phù hợp.
10- Mua nhẫn cưới
Thời điểm lý tưởng nhất để mua nhẫn cưới chính là 1-2 tháng trước cưới. Khoảng cách này giúp bạn có thời gian tìm hiểu và chọn kiểu dáng phù hợp, nếu không thích có thể đặt mẫu sản xuất theo ý thích hoặc đặt mẫu vừa size tay. Thời điểm này cũng giúp nhẫn cưới có thể tham gia mọi mốc cưới hỏi quan trọng, chụp ảnh cưới…Tránh mua quá muộn sẽ khiến bạn khó chọn mẫu nhẫn vừa tay hoặc cần chỉnh sửa size không kịp.
Gợi ý cho bạn:
– Những lưu ý quan trọng không thể bỏ qua khi chọn nhẫn cưới
– Kinh nghiệm chọn nhẫn cưới theo dáng bàn tay
– 6 Concept trang trí cưới ấn tượng
– 3 Mẹo giúp tối ưu ngân sách cho đám cưới
– BST hơn 500 mẫu nhẫn cưới tại Huy Thanh Jewelry
11- Kiểm tra tiến độ của các bên cung cấp dịch cụ cưới
Để cẩn thận, trước cưới 1-2 tuần bạn cần liên hệ lại các bên dịch vụ cưới để kiểm tra tiến độ. Việc làm này giúp xử lý những sự cố sớm và đảm bảo lễ cưới diễn ra hoàn hảo.
12- Chuẩn bị phụ kiện cho cô dâu và chú rể trong ngày cưới
Không chỉ là trang phuc, cô dâu, chú rể cần chuẩn bị khá nhiều phụ kiện. Kinh nghiệm chuẩn bị đám cưới cho thấy rằng khá nhiều chú rể chủ quan nên ngày cưới hay gặp vấn đề.
Ví dụ: Cô dâu trong ngày cưới cần chuẩn bị trang phục, giày dép, trang điểm phù hợp với từng hoàn cảnh: dạm ngõ, ăn hỏi, ngày cưới, lúc rước dâu, trang sức cô dâu…Với chú rể cần chuẩn bị trang phục được chỉnh chu, những đôi giày phù hợp với vest và mang đến sự thoải mái trong suốt quá trình di chuyển, ngoài ra cà vạt cần phù hợp trang phục,…. Tuy được gọi là phụ kiện nhưng nếu không được chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ khiến bạn gặp khá nhiều khó khăn, rắc rối trong ngày lễ quan trọng.
13- Thanh toán hợp đồng
Việc thanh toán hợp đồng theo yêu cầu của các bên cung cấp dịch vụ lúc này giúp bạn chủ động ngân sách chi trả cho đám cưới và có kế hoạch chi tiêu. Với hạng mục này lưu ý cô dâu chú rể không nên thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng mà nên để lại phần nhỏ cho đến khi hoàn thiện sự kiện.
14- Chuẩn bị hành lý cô dâu về nhà chồng và cho tuần trăng mật
Hành lý cho cô dâu về nhà chồng thường không quá nhiều, chủ yếu là quần áo, tuy nhiên cô dâu nên chuẩn bị sớm để tránh ngày cưới quá nhiều việc mà quên, có thể nhờ người thân, bạn bè lo liệu đồ đạc ngày cưới. Trong hành lý cho cô dâu về nhà chồng cũng cần có gạo muối rắc đường để mong mọi chuyện thuận hòa, may mắn.Việc chuẩn bị đám cưới nhà gái nên giao việc này cho một người và để vị trí nhất định để tránh quên.
15- Phát thiệp mời
Trước đám cưới 1 tuần là thời điểm lý tưởng nhất để bạn phát thiệp mời, gọi điện báo hỷ để mời bạn bè, quan khách. Không nên sớm hơn bởi họ có thể quên và không nên quá muộn khiến họ không thu xếp được công việc.
Việc phát thiệp mời nên tiến hành theo nhóm: công ty, phòng ban, nhóm bạn bè hoặc họ hàng để không bị thiếu sót. Tuy nhiên, với thời buổi công nghệ như hiện nay thì đây là việc đơn giản nhất trong danh sách các công việc cần chuẩn bị cho đám cưới bởi bạn chỉ cần gọi một cuộc điện thoại là có thể thay thế thiệp mời.
16- Đăng ký kết hôn
Thủ tục đăng ký kết hôn thường sẽ được tiến hành vào ngày đẹp do bố mẹ cô dâu chú rể lựa chọn. Tuy nhiên, việc này nên thực hiện trước 2-3 tuần trước khi tổ chức lễ cưới. Nếu như quá gấp gáp bạn có thể để sau khi tổ chức.
Xem thêm: Những điều cần biết trước khi đăng ký kết hôn
Ngay sau đó bạn có thể căn lịch xin nghỉ làm để chuẩn bị cho đám cưới của mình. Mong rằng bài chia sẻ trên sẽ giúp bạn nhẹ đầu cho việc lên checklist công việc chuẩn bị cho một lễ cưới trọn vẹn và hoàn hảo nhé.
>> Đừng quên chọn ngay cặp nhẫn cưới phù hợp với tính cách và sở thích của cô dâu – chú rể TẠI ĐÂY nhé!