Chi phí tổ chức đám cưới tại nhà hàng, khách sạn – CTM PALACE
Chi phí tổ chức đám cưới luôn là một trong những yếu tố làm đau đầu nhiều cặp đôi. Việc phải cân đối giữa các hạng mục để giữ mức ngân sách trong tầm kiểm soát không phải là điều dễ dàng. Để giúp các cặp đôi có sự chuẩn bị tốt nhất cho đám cưới trong mơ của mình, CTM Palace chia sẻ đến bạn dự toán chi phí tổ chức đám cưới cũng như cách tiết kiệm chi phí tổ chức đám cưới.
Mục lục
1. Chi phí tổ chức đám cưới bao gồm những gì?
Chi phí tổ chức đám cưới sẽ bao gồm nhiều hạng mục khác nhau, được tính toán theo quy trình của một đám cưới bao gồm: lễ dạm ngõ, ăn hỏi, lễ cưới chính,… Mức chi phí này sẽ có sự khác biệt giữa đàng trai và đàng gái; giữa tổ chức đám cưới tại nhà và tổ chức đám cưới ở khách sạn,… cùng nhiều yếu tố khác.
Tuy nhiên tựu chung lại thì tổ chức đám cưới sẽ bao gồm những chi phí sau:
- Chi phí tổ chức lễ dạm ngõ
- Chi phí tổ chức lễ đính hôn
- Lễ rước dâu (bên nhà trai) và lễ Vu Quy (bên nhà gái)
- Chi phí tổ chức tiệc cưới (chụp ảnh – quay phim cưới hỏi; thiệp mời, nhẫn cưới, chi phí đãi tiệc, chi phí trang điểm cô dâu; trang phục; chi phí thuê rạp cưới (nếu tổ chức tại nhà) hoặc/ Trung tâm tổ chức tiệc cưới)
Trong đó, chi phí đãi tiệc chiếm nhiều kinh phí nhất và cũng cần sự tính toán tỉ mỉ nhất để đảm bảo thực đơn hợp miệng, ngon và tránh tình trạng thiếu/thừa cỗ.
Dưới đây, CTM Palace sẽ trình bày chi tiết hơn về chi phí của từng hạng mục:
1.1. Chi phí đám hỏi trọn gói
Đám hỏi hay còn gọi là lễ Đính hôn là một trong những bước không thể thiếu trong tổ chức đám cưới. Ở khâu này, nhà trai sẽ sắm sửa lễ vật chu đáo và sang thưa chuyện với gia đình nhà gái. Do đó buổi gặp mặt này chính là cơ hội để cô dâu và gia đình bên nhà gái chính thức ra mắt họ nhà trai, cho nên việc chuẩn bị phải hết sức cẩn trọng, đầy đủ và chu đáo.
Theo kinh nghiệm, chi phí đám hỏi trọn gói cho nhà trai sẽ tối thiểu là 30 triệu và nhà gái khoảng 40 triệu (đã bao gồm tiệc chiêu đãi).
Lễ ăn hỏi sẽ được tiến hành trước khi tổ chức nghi thức cưới
1.2. Chi phí thuê địa điểm tổ chức
Nếu như bạn lựa chọn tổ chức tại gia thì sẽ không mất phần chi phí này. Tuy nhiên với tình trạng “đất chật người đông” như hiện nay thì hiếm có tư gia nào có đủ diện tích để đãi tiệc cưới cho cả hai bên quan khách. Một trong số các phương án lựa chọn là thuê các địa điểm như nhà văn hóa thôn/xã hay trong trường học,… thì chi phí này sẽ phụ thuộc vào từng nơi. Ngoài ra thì cách thức phổ biến nhất vẫn là tổ chức tại các trung tâm tiệc cưới. Theo đó thì mức chi phí sẽ có sự dao động tùy vào diện tích sảnh mà bạn thuê (đủ để đáp ứng số lượng khách). Sảnh tiệc có diện tích càng lớn thì chi phí thuê càng cao.
Mức giá thuê địa điểm cưới sẽ phụ thuộc vào diện tích
1.3. Chi phí trang trí đám cưới
Chi phí trang trí đám cưới sẽ bao gồm rạp cưới tại gia, cổng hoa, sân khấu cưới, sảnh tiệc cưới, bàn gallery,… Mức chi phí sẽ thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với trang trí tại gia thì rạp cưới và cổng hoa sẽ từ 15 – 20 triệu đồng. Đối với tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng thì chi phí tổ chức đám cưới cho khâu trang trí sẽ rơi vào khoảng 25 – 30 triệu đồng; bàn bàn gallery khoảng 5 – 8 triệu VNĐ; Backdrop đám cưới khoảng 8 – 10 triệu đồng. Khi thuê trọn gói trang trí thì mức chi phí sẽ rẻ hơn.
Chi phí trang trí đám cưới dao động từ 25 – 30 triệu đồng
1.4. Chi phí cho món ăn
Đây là phần “ngốn” nhiều nhất trong chi phí tổ chức đám cưới. Số lượng bàn tiệc càng lớn thì mức chi phí sẽ càng cao. Đồng thời, chi phí cho mỗi bàn tiệc cũng có thể thay đổi, tùy theo việc lựa chọn món ăn. Thông thường các mâm cỗ cưới khi tổ chức tại nhà hàng ở Hà Nội sẽ có giá từ 5 triệu đồng trở lên.
Tiệc cưới là phần “ngốn” nhiều chi phí nhất khi tổ chức đám cưới
2. Dự trù chi phí tổ chức tiệc cưới
Đám cưới là dịp trọng đại cho nên mọi cặp đôi và gia đình hai bên đều muốn đầu tư thật hoành tráng và đáng nhớ. Đối với những gia đình có điều kiện và dư giả về tài chính thì chi phí không phải là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, với các cặp đôi có ngân sách có hạn hoặc không muốn tốn quá nhiều chi phí cho đám cưới thì việc tổ chức một hôn lễ đầy đủ, chỉn chu và đáng nhớ cũng không quá khó khăn. Đặc biệt khi giờ đây đã có sự trợ giúp từ các dịch vụ tổ chức đám cưới chuyên nghiệp.
Để các cặp đôi có cái nhìn tổng thể hơn về những chi phí cho đám cưới, dưới đây bảng dự trù chi phí tổ chức tiệc cưới đã được CTM PALACE rút ra sau rất nhiều các lễ cưới đã thực hiện:
2.1. Chi phí đám cưới cho đàng trai
Chi phí đám cưới cho đàng trai sẽ nhiều mục hơn so với nhà gái, cụ thể như sau:
- Trang phục và trang điểm (chú rể và bố mẹ chú rể): 4.000.000 – 6.000.000
- Tráp ăn hỏi (5 tráp): 12.500.000
- Lì xì đội tráp lễ (5 người): 1.000.000
- Trang sức cưới và nhẫn cưới: 15.000.000 – 30.000.000
- Tiền lễ đen: 5.000.000
- Quay phim và chụp ảnh đám cưới: 4.000.000 – 5.000.000
- Thuê rạp cưới/trang trí đám cưới: 20.000.000 – 40.000.000
- Trang trí bàn thờ gia tiên: 1.000.000
- Chuẩn bị cho phòng tân hôn: 15.000.000 – 20.000.000
- In thiệp cưới (150 khách): 700.000 – 750.000
- Tiệc cưới: 60.000.000 – 75.000.000
- Thuê xe cưới: 3.000.000
- Chi phí tuần trăng mật (tùy ý)
- Chi phí phát sinh: 10.000.000
Tổng chi phí: 151.000.000 – 200.000.000
2.2. Chi phí cho đàng gái
- Chi phí tổ chức đám cưới cho nhà gái sẽ gồm những khoản sau:
- Trang phục đám cưới (cô dâu và bố mẹ cô dâu): 5.000.000 – 7.000.000
- Trang điểm cô dâu và mẹ cô dâu: 2.000.000 – 2.500.000
- Trang sức cô dâu: 10.000.000 – 20.000.000
- Nhẫn cưới: 5.000.000
- Lì xì đội tráp lễ (5 người): 1.000.000
- Trang trí bàn thờ gia tiên: 1.000.000
- In thiệp cưới (150 khách): 700.000 – 750.000
- Tiệc cưới: 60.000.000 – 75.000.000
- Chi phí tuần trăng mật (tùy ý)
- Chi phí phát sinh: 10.000.000
Tổng chi phí: 95.000.000 – 123.000.000 (chưa bao gồm chi phí tuần trăng mật)
Các cặp đôi có thể tùy chỉnh từng phần để cân đối với ngân sách hiện có
3. Cách tiết kiệm chi phí đám cưới
Đám cưới là ngày vui, ngày trọng đại, ngày duy nhất một lần trong đời nhưng đừng biến nó trở thành ngày tạo ra “khoản nợ”. Với nhiều cặp đôi khi đầu tư quá nhiều vào ngày cưới mà không có sự chuẩn bị về ngân sách thì sẽ dẫn đến vượt ngân sách và khoản thu lại được sẽ không đủ để bù đắp phần phí đã bỏ ra. Do đó, dưới đây CTM xin chia sẻ một số cách tiết kiệm chi phí đám cưới cho các cặp đôi.
3.1. Lên bảng dự trù kinh phí đám cưới
Bảng dự trù kinh phí là phần quan trọng cần phải thực hiện trước bất cứ dự án nào từ thi công xây nhà đến cưới hỏi. Nếu không có một sự dự trù kinh phí từ trước thì có thể dẫn đến những chi phí phát sinh không đáng có mà kết quả lại không như mong đợi.
Bảng dự trù kinh phí đám cưới sẽ liệt kê chi tiết các hạng mục cũng như chi phí dự trù cho từng hạng mục. Việc này vừa giúp bạn không bỏ sót những phần việc quan trọng, đồng thời theo dõi được mức chi phí có đang nằm trong ngân sách hay không. Từ đó giúp bạn điều chỉnh chi phí cho từng hạng mục dễ dàng hơn.
Đối với bảng dự trù chi phí tổ chức đám cưới, các bạn cần lên kế hoạch trước 6 tháng đám cưới và trễ nhất là 3 tháng. Vì đây là khoảng thời gian cần thiết, tránh việc vội vã khiến cho bạn đưa ra những quyết định không ưng ý.
3.2. Tham khảo nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ
Trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ tổ chức đám cưới khác nhau và do đó sẽ có sự chênh lệch về giá. Ví dụ như cùng 1 hạng mục là trang trí đám cưới (+âm thanh, ánh sáng) thì mỗi bên cũng sẽ có các báo giá khác nhau. Rồi cả những dịch vụ như thuê xe cưới, trang điểm, cho thuê trang phục,… Mỗi bên chỉ cần chênh lệch vài trăm đến vài triệu thôi thì cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí cuối cùng.
Do đó các bạn hãy dành thời gian tìm hiểu và lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ chất lượng, đáp ứng được mong muốn và giá thành hợp lý.
CTM Palace sẽ giúp bạn thực hiện những lễ cưới trong mơ với mức ngân sách theo như yêu cầu
3.3. Sử dụng gói tổ chức trọn gói
Hiện nay có nhiều đơn vị tổ chức đám cưới với nhiều mức giá khác nhau, gói ưu đãi và dịch vụ đi kèm. Sử dụng dịch vụ tổ chức trọn gói sẽ giúp bạn thống kê và theo dõi các hạng mục công việc dễ dàng hơn đồng thời hạn chế các khoản phát sinh.
3.4. Thuê trang phục cưới
Trang phục cưới là một trong những hạng mục có thể điều chỉnh khá linh hoạt và chỉ tính việc thuê váy cưới cũng sẽ giúp tiết kiệm đáng kể. Hiện nay có khá nhiều cặp đôi đã lựa chọn giải pháp thuê trang phục cưới tại các studio. Đối với vest cưới, bạn có thể may mẫu vest có màu sắc đơn giản để có thể tận dụng được trong nhiều dịp.
3.5. Tính toán số lượng khách mời hợp lý
Trong chi phí tổ chức đám cưới thì đãi tiệc cưới chính là hạng mục chiếm nhiều ngân sách nhất. Để tối ưu chi phí cho phần này, các bạn cần dự trù được số lượng khách mời là bao nhiêu (một mẹo là hãy mời những người thực sự thân thiết và đảm bảo là họ sẽ đến). Khi mời những người không quá thân thiết vừa đẩy họ vào tình trạng khó xử. Đồng thời cũng sẽ khiến bạn chịu thiệt thòi về mặt tài chính nếu họ không đến dự.
Tiếp đến là thực đơn tiệc cưới, tính toán chi phí cho mỗi mâm, nhân với số khách tối đa sẽ đến tham dự lễ cưới để đưa ra mức chi phí hợp lý nhất.
Lên danh sách khách mời hợp lý sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí cho tiệc cưới
3.6. Tránh tổ chức vào mùa cao điểm
Tổ chức lễ cưới vào mùa cao điểm sẽ khiến chi phí tổ chức tiệc cưới tăng cao hơn. Lí do là các đơn vị nắm được xu hướng của khách hàng muốn tổ chức vào mùa đẹp, ngày đẹp nên sẽ đẩy giá cao hơn bình thường và sẽ có ít chương trình khuyến mãi hơn. Thời gian cao điểm mùa cưới thường diễn ra từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau.
Với bài viết về chi phí tổ chức đám cưới trên đây, Trung tâm tổ chức tiệc cưới CTM Palace hy vọng đã giúp các cặp đôi có được các thông tin cần thiết để chuẩn bị tốt nhất cho đám cưới trong mơ của mình. Hãy giữ cho mình một tâm thế thoải mái, vui vẻ vì đám cưới không chỉ là một ngày mà còn là quá trình để các bạn tận hưởng niềm vui cùng nhau tiến tới một cái kết “đơm hoa kết trái”. CTM Palace sẵn sàng đồng hành cùng các bạn, cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp để tổ chức buổi lễ đáng nhớ nhất.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Phòng kinh doanh Trung tâm tổ chức Sự kiện và Tiệc cưới CTM Palace
Địa chỉ: 131 Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0936 496 466 – 0243 7464 666
Email: [email protected]
Website: https://ctmpalace.com