Chiêm ngưỡng tục lệ đám cưới dân tộc Thái Tây Bắc
Mỗi dân tộc đều có những tục lệ cưới hỏi khác nhau. Người Thái là một trong những dân tộc có tục cưới xin có phần khác biệt so với những dân tộc khác. Dưới đây là những thông tin về tục lệ cưới xin của dân tộc Thái. Hãy cùng nhau Chiêm ngưỡng tục lệ đám cưới dân tộc Thái Tây Bắc ngay dưới đây nhé!
Đôi nét về người Thái
Người Thái là một trong những dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Hiện nay người Thái chủ yếu sống ở các vùng núi phía Tây Bắc. Người dân tộc Thái còn có tên gọi khác đó là Tày Khao hay còn gọi là Thái Trắng và Tày Đăm hay còn gọi là Thái Đen. Ngoài ra còn có Thái Đỏ và một số những nhóm người tộc Thái khác.
Tính về thời gian lịch sử thì người Thái sống và có mặt tại Việt Nam đã hơn 1000 năm về trước. Họ có ngôn ngữ riêng, có chữ viết cũng như có văn hóa riêng. Không những thế, người Thái còn có thứ tiếng gốc Thái của riêng họ. Hiện nay người Thái tại Việt Nam chủ yếu có mặt ở các tỉnh đó là: Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An. Địa bàn cư trú chính của người Thái sống tại Việt Nam là vùng núi Tây Bắc.
Người Thái làm nương rẫy trồng lúa và tự trồng các rau củ quả để cung cấp lương thực và đồ ăn. Không những thế, người Thái còn lưu truyền nghề làm gốm lâu năm.
Người Thái có những nét văn hóa đặc sắc của riêng họ. Họ có những trang phục Thái truyền thống, có các điệu hò, các sử thi cổ tích xưa lưu truyền lại. Có những tục nhảy múa hát, văn nghệ cùng thôn bản vào những dịp đặc biệt. Họ luôn giữ gìn và phát huy vốn văn hóa truyền thống của riêng tộc mình.
Hiện nay những nét văn hóa của người Thái được công nhận và được tôn vinh. Nó trở thành di sản văn hóa dân tộc ta. Người Thái là dân tộc thiểu số nhưng là một trong những dân tộc đông dân thứ 2 tại Việt Nam. Vì vậy, người Thái đang dần dần được công nhận văn hóa và nếp sống cũng như giá trị con người nhiều hơn.
Đó là vài ba nét cơ bản nhất về dân tộc Thái mà bạn có thể tham khảo qua.
Tình yêu và hôn nhân với người Thái
Một thực tế của hôn nhân người Thái xưa nay đó chính là sự tự do. Tình yêu và hôn nhân của người Thái vô cùng tự do. Họ không có quan niệm rằng cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Không quan tâm đến sự xứng đôi vừa lứa tương thích gia cảnh. Chỉ cần con yêu thương nhau và nguyện chung sống cùng nhau thì hai bên gia đình sẽ tổ chức lễ cưới.
Thực chất, quan niệm tình yêu và hôn nhân này cũng xuất phát từ nếp sống, lối sống phóng khoáng tự do của người Thái. Họ không dựa vào bất cứ những thế lực nào, họ cũng không cần phải tuân theo những quan niệm cổ hủ xưa nay. Họ đề cao sự tự do, tự chủ và quyền hạnh phúc tự nguyện của mỗi người. Người Thái trong hôn nhân được xem là một nét đẹp văn hóa mà không phải thời hiện đại nào cũng có thể đáp ứng được.
Con trai con gái khi đã đến tuổi cập kê sẽ tự tìm đối phương yêu đương tự do mà bố mẹ không bao giờ xen vào, không sắp đặt sẵn. Tuy nhiên, nếu muốn cưới được nhau thì chàng trai cần phải trải qua giai đoạn thử thách khá gắt của bên nhà gái.
Tục cưới xin của dân tộc Thái Tây Bắc
Vậy, tục cưới xin của tộc Thái như thế nào? Hãy cùng Chiêm ngưỡng tục lệ đám cưới dân tộc Thái Tây Bắc lạ lùng ngay dưới đây nhé!:
Chàng trai và cô gái khi đã ưng ý nhau và muốn tiến tới kết hôn thì trước hết chàng trai phải đến nhà con gái ở rể. Đây được xem là khâu thử thách đối với chàng trai. Thời gian thử thách ở rể là 2 đến 3 năm. Khoảng thời gian này, chàng trai được phép đem theo quần áo và các vật dụng lao động. Đến nhà gái ở lại và lao động làm việc hằng ngày. Chàng trai sẽ phải ngủ riêng ở một không gian trước sàn. Bên gia đình nhà gái sẽ quan sát xem chàng trai có chăm chỉ, cần cù chịu khó không? Họ sẽ quan sát và xem có ưng ý với chàng trai này hay không. Nếu như bên nhà gái đồng ý thì sau 2 đến 3 năm đó, sẽ tổ chức đám cưới cho 2 người và cô gái sẽ về bên nhà chồng. Nhưng ngược lại nếu nhà gái không ưng thuận chàng trai này thì 3 năm kia sẽ đổ sông đổ bể, và đám cưới cũng không được diễn ra.
Để có thể cưới được cô gái thì bên nhà trai phải chuẩn bị những nghi lễ mà nhà gái đề ra. Nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt để đem sính lễ sang nhà gái. Trong ngày đi xin dâu ấy, phải có sự có mặt của những ông mối bà mối cùng với đại diện của bên nhà trai.
Sính lễ của ngày cưới hỏi sẽ bao gồm những đồ đó là: Một con lợn nặng 20kg, 1 đôi gà trống và mái dùng để thờ cúng tổ tiên, cùng với 10 lít rượu và 10 cân gạo nếp. Những đồ này sẽ giúp nhà gái làm cỗ mời hai bên họ hàng. Sau đó, sẽ tiến hành chọn ngày lành tháng tốt để lễ cưới được diễn ra. Đó chỉ là những sính lễ cho buổi xin hỏi.
Với ngày cưới thì nhà trai phải chuẩn bị những sính lễ như sau: 4 sải vải, 1 trâm cài tóc bằng bạc, 1 đôi gà, 1 đôi tóc độn. Cộng thêm đó là 5 đồng tiền bạc trắng được xem là công nuôi nấng dạy dỗ cô dâu của bên nhà gái. Sau đó, là những đồ dùng để làm đám ăn ngày cưới. Đó là những sính lễ bắt buộc mà nhà trai phải đem đến nhà gái mới có thể tiến hành lễ cưới.
Ngay sau đám cưới, chú rể vẫn phải ở rể lại nhà cô dâu 1 thời gian. Tùy từng yêu cầu của gia đình nhà gái mà thời gian ở rể dài ngắn. Sau khi thời gian ở rể này kết thúc thì bên nhà gái sẽ đưa một số đồ dùng sinh hoạt cuộc sống hằng ngày để nhà trai đem về xem như là sính lễ nhập gia cho cô dâu. Sau đó lại tổ chức thêm 1 lần nữa tiệc cưới nhập gia cho cô dâu.
Những nghi thức sính lễ đám cưới của người Thái khá rườm rà và tốn kém. Ngày nay những luật tục dần được bỏ bớt đi và hạn chế tốn kém lại. Tuy nhiên vẫn chưa giảm thiểu được bao nhiêu. Trên đây là toàn bộ những luật tục cưới xin của người Thái mà bạn có thể chiêm ngưỡng qua. Hy vọng đã giúp bạn có những cái nhìn mới, những sự thực về các luật tục đám cưới của một dân tộc. Đó cũng chính là nét văn hóa đặc sắc và riêng biệt của dân tộc Thái. Chúng ta nên tìm hiểu và trân trọng hơn về những luật tục hôn nhân này và giữ gìn xem như 1 nét văn hóa lâu đời!