Chiến lược kinh doanh của Chanel – Điều gì tạo nên sự thành công?

Dù được đánh giá là một thương hiệu thời trang cao cấp “kiêu kỳ” và có phần bảo thủ, nhưng sự thành công của Chanel luôn là điều mà không một ai có thể phủ nhận được. Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, Chanel vẫn luôn giữ vững được vị thế cạnh tranh của mình.

Thương hiệu này luôn có những định hướng khác biệt, mới lạ và nhờ đó “gặt hái” được rất nhiều kết quả ấn tượng cho mình. Và những điều này được thể hiện trong chính chiến lược kinh doanh của Chanel. Vậy điều gì đã giúp cái tên này tạo dựng nên được sự thành công? Hãy cùng TUHA khám phá ngay nhé.

Tổng quan chung về thương hiệu Chanel

Đối với các tín đồ thời trang thì Chanel đã là một cái tên quá đỗi quen thuộc, trải qua hơn 100 năm phát triển Chanel đã trở thành thương hiệu thời trang xa xỉ hàng đầu thế giới. Thương hiệu này được xây dựng bởi Coco Chanel(1883 – 1971) vào những năm 1909 – 1910 tại thủ đô Paris – Pháp, còn thời điểm hiện tại thì thuộc quyền sở hữu của hai anh em nhà Wertheimer. Họ là cháu trai của nhà đồng sáng lập lên nhãn hiệu Chanel – Pierre Wertheimer. Có thể bạn chưa biết thì Chanel là một công ty thời trang do tư nhân điều hành hoàn toàn, đây chính là mô hình kinh doanh cổ điển của Pháp.

Tổng quan chung về thương hiệu Chanel

Mô hình này được đánh giá là rất khó để phát triển, mở rộng với quy mô lớn, nhưng Chanel lại là một minh chứng hoàn toàn ngược lại. Cho đến nay, những kết quả ấy lại càng khiến chúng ta phải ngưỡng mộ. Từ khi mới bắt đầu ra mắt, Chanel đã nổi tiếng với những thiết kế trang phục, phụ kiện cách tân mạnh mẽ. Thậm chí còn được ví như một sự giải phóng phụ nữ thoát khỏi những bộ quần áo, trang phục nặng nề và rườm rà trước đó. Hơn thế, thương hiệu này còn đã thiết kế ra những sản phẩm được coi là kinh điển của kinh điển. Đặc biệt phải kể đến mẫu đầm Little Black Dress (LDB) hay các thiết kế được may từ vải tweed.

Không dừng lại ở mảng thời trang, vào năm 1921 Chanel bắt đầu sản xuất nước hoa và nhắc đến dòng sản phẩm này của hãng thì không thể không nhắc đến Chanel No.5 – thiết kế nổi tiếng nhất cho đến thời điểm hiện tại. Đồng thời đây cũng chính là một trong những mẫu nước hoa bán chạy nhất mọi thời đại trên phạm vi toàn cầu. Sau này bà Coco Chanel cũng thành lập một công ty riêng mang tên Parfums Chanel để phát triển về mảng này. Công ty nước hoa Parfums Chanel thì do Pierre Wertheimer đầu tư cổ phần chính. Sau này giữa hai người xảy ra tranh chấp, mất đến 5 năm để tranh giành bản quyền thương hiệu và sau đó lại tái hợp vào năm 1950.

Triết lý kinh doanh của Chanel

Như các bạn cũng đã biết, mỗi một doanh nghiệp, công ty đều có những triết ký kinh doanh của riêng mình. Hoặc họ cũng có thể học hỏi từ những thương hiệu khác, đúc kết và triển khai sao cho phù hợp với thực tế mô hình kinh doanh của mình. Tuy nhiên, triết lý kinh doanh luôn là một trong những giá trị căn bản xuyên suốt mọi hoạt động. Cũng có thể nói rằng, nó cũng góp phần mang đến thành công cho cả một thương hiệu. Hơn bất kỳ thương hiệu thời trang nào, Chanel luôn chứa đựng trọn vẹn mọi tinh hoa của ngành thời trang cổ điển. Ngay từ những ngày đầu ra đời, triết lý kinh doanh của Chanel luôn được thể hiện rất rõ ràng qua từng sản phẩm, thiết kế của mình. 

Triết lý kinh doanh của Chanel

Tất cả các dòng sản phẩm của hãng đều được thiết kế với đặc trưng của sự sáng tạo, giản dị, thanh lịch, nhưng phải thực tế và có xu hướng nổi loạn. Triết lý kinh doanh của hãng cũng được Coco Chanel khẳng định trong câu nói rất nổi tiếng của mình là “Không lặp lại những gì người khác đã làm và thành công trong ngành sáng tạo này, phải là kẻ tiên phong nếu muốn là người chiến thắng”. Điều này cũng đã được chứng minh ngay qua việc Chanel là hãng đầu tiên quảng bá các sản phẩm thời trang của mình bằng người mẫu. Đồng thời, cũng là thương hiệu tiên phong trong xu hướng giải phóng phụ nữ và tiếp thêm động lực tự tin cho mỗi chị em vào “bộ ngực phẳng”. Khi số đo vòng một không phải là thước đo duy nhất để đánh giá vẻ đẹp, ngoại hình giúp chị em thêm yêu quý bản thân mình hơn.

Đặc điểm nổi bật trong chiến lược kinh doanh của Chanel

Đằng sau sự thành công của Chanel, ngoài những quyết định sáng suốt, đúng đắn của người đứng đầu thì không thể bỏ qua giá trị của những bản chiến lược kinh doanh đỉnh của đỉnh của họ trong suốt những năm tháng xây dựng và phát triển. Chiến lược kinh doanh luôn được ví như ngọn đèn hải đăng dẫn lối, chỉ đường cho các doanh nghiệp đi đúng hướng. Một bản chiến lược kinh doanh tốt hoàn toàn sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đạt được mọi mục tiêu, hướng đến cái đích của sự thành công.

Đặc điểm nổi bật trong chiến lược kinh doanh của Chanel

Và chiến lược kinh doanh của Chanel cũng không phải là một ngoại lệ, đặc biệt là đối với một thương hiệu có nhiều dòng sản phẩm như vậy. Không chỉ có thời trang hay nước hoa, Chanel còn sản xuất rất nhiều dòng sản phẩm về phụ kiện như túi xách, đồng hồ, nữ trang,… Theo đó, dù có sự thay đổi giữa các bản chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn để phù hợp với mục tiêu phát triển. Nhưng những đặc điểm nổi bật dưới đây vẫn luôn là những điều mà bạn sẽ bắt gặp trong chiến lược kinh doanh của Chanel.

1.    Không phải thời trang, phong cách mới là điều quan trọng số 1: Đây luôn là đặc điểm nổi bật được thể hiện trong các chiến lược sản phẩm của Chanel. Dù có phần bảo thủ nhưng lại giúp hãng luôn khẳng định được sự khác biệt của mình trên thị trường.

2.    Không quan tâm đến đối thủ cạnh tranh: Chanel luôn quan niệm hãy cứ làm tốt nhất những việc của mình trước hết thay vì lúc nào cũng chăm chăm vào các đối thủ của mình.

3.    Nói không với giảm giá: Liệu bạn đã bao giờ bắt gặp hay được nghe nhắc đến về chương trình giảm giá nào của Chanel chưa?

4.    Mạng xã hội chỉ để khẳng định thương hiệu: Bạn có thể thấy rằng hãng này xuất hiện với những tài khoản “chính chủ” trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Twitter. Nhưng đừng mong rằng sẽ mình sẽ nhận được những phản hồi của Chanel từ những kênh này.

Các chiến lược kinh doanh của Chanel

Chiến lược kinh doanh chính là một sự tập hợp của rất nhiều chiến lược chức năng khác nhau, nó đảm bảo cho sự thông suốt và vận hành của cả tập thể. Vì vậy, ngoài những đặc trưng trên ra thì để hiểu rõ hơn về chiến lược kinh doanh của Chanel thì bạn cần phải phân tích những bản chiến lược “con” này.

Chiến lược 3 không của Chanel

Chiến lược 3 không của Chanel

Nhắc đến các chiến lược kinh doanh nổi tiếng của Chanel thì chắc chắn không thể bỏ qua chiến lược 3 không. KHÔNG BAO GIỜ GIẢM GIÁ – KHÔNG BÁN HÀNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI – KHÔNG QUAN TÂM TỚI ĐỐI THỦ. Dù có những quan điểm cách tân về thời trang với những triết lý sống của phụ nữ hiện đại. Thế nhưng, Chanel vẫn có những điều rất bảo thủ trong triết lý và chiến lược kinh doanh của mình. Từ những điều đó đã tạo dựng lên một nét văn hóa rất riêng của Chanel. Với những điểm khác biệt, những chữ “không” này cho đến nay vẫn giúp Chanel duy trì vị thế của mình với những cột mốc phát triển ấn tượng.

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Chanel

Không chỉ thống lĩnh thị trường trong nước, Chanel còn là cái tên nổi tiếng toàn cầu và “đánh bại” rất nhiều đối thủ khi thâm nhập vào các thị trường mới. Cùng với những nỗ lực không ngừng nghỉ thì để tạo nên sự thành công đấy còn phải kể đến chiến lược kinh doanh quốc tế siêu hiệu quả của hãng. Chiến lược kinh doanh quốc tế của Chanel được phát triển từ những giá trị được tạo dựng của hãng. Đồng thời nó còn là kết quả của quá trình nghiên cứu chuyên sâu với sự tìm hiểu thị hiếu của từng nhóm khách hàng trong từng khu vực, tôn giáo, màu da, văn hóa,… Điển hình như khi thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc, Chanel đã đi theo hưởng ứng xu hướng Hallyu. Đặc biệt, hãng luôn lựa chọn người đại diện rất sáng suốt và điều này đã giúp Chanel trở nên nổi tiếng toàn cầu.

Chiến lược marketing mix của Chanel

Chiến lược marketing mix của Chanel

Trong chiến lược kinh doanh của Chanel thì chiến lược marketing luôn được ví là công cụ giúp tăng độ phủ sóng, sức cạnh tranh và doanh thu một cách ấn tượng. Nhất là trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt cùng với xu hướng toàn cầu hóa, marketing lại càng trở thành một mảnh ghép không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mọi đơn vị. Nổi bật trong các chiến lược marketing của Chanel từ trước đến nay luôn là chiến lược marketing mix kinh điển với mô hình 4P. Chiến lược marketing mix của Chanel xoay quanh 4 yếu tố quan trọng là sản phẩm, giá thành, phân phối và xúc tiến hỗi hợp.

Chiến lược xây dựng thương hiệu của Chanel

Trải qua hơn 100 năm xây dựng và phát triển, độ HOT của Chanel là ngày càng gia tăng. Ngay cả trong những giai đoạn thế chiến thứ nhất và thứ hai, thương hiệu này vẫn có những đột phá ấn tượng trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong chiến lược xây dựng thương hiệu của Chanel thì chiến lược 3 không vẫn được áp dụng rất triệt để. Nhưng điều giúp gia tăng giá trị thương hiệu của Chanel còn đến từ chiến lược khác biệt hóa. Trong bất kỳ một giai đoạn nào, Chanel vẫn luôn chưa đựng những giá trị riêng biệt, “không đụng hàng”.

Tại sao Chanel lại nói không với giảm giá?

Ngay từ chiến lược 3 không, có lẽ nhiều bạn sẽ rất thắc mắc tại sao Chanel lại nói không với giảm giá. Trong khi đó, rất nhiều thương hiệu thời trang cao cấp vẫn áp dụng điều này. Nó không chỉ kích cầu mua sắm mà còn giúp giải phóng hàng tồn, tăng doanh số một cách nhanh chóng và đồng thời còn “lấy lòng” khách hàng rất hiệu quả. Nhưng Chanel thì lại không bao giờ giảm giá, có chăng chỉ là điều chỉnh mức giá phân phối sao cho phù hợp ở từng thị trường nhưng sẽ không thay đổi mức giá cơ bản.

Tại sao Chanel lại nói không với giảm giá?

Nhiều người đánh giá rất cao về chiến lược giảm giá trong hoạt động kinh doanh, nhưng dương như Chanel không đồng tình với quan điểm này. Họ không muốn bắt chước, đi theo những điều giống với các đối thủ. Hơn thế, lý Chanel không giảm giá còn có thể bởi họ không muốn sản phẩm của mình bị đánh đồng với những mặt hàng khác. Ngoài ra, việc giảm giá còn làm mất đi giá trị của sản phẩm còn “chiều hư” khách hàng. Trong khi đó, để hoàn thành một sản phẩm thì Chanel phải bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian của mình thì ắt hẳn họ luôn muốn chúng được đánh giá đúng với giá trị thực.

Những bài học đắt giá từ chiến lược kinh doanh của Chanel

Bắt đầu tư những con số 0, nhưng đến nay Chanel đã gặt hái được rất nhiều thành công cho riêng mình. Tất nhiên, nhưng điều này còn phải nhờ chiến lược kinh doanh siêu hiệu quả, sáng suốt của hãng. Có rất nhiều giá trị mà bạn có thể đúc kết từ đây để áp dụng vào công việc kinh doanh thực tế của mình. Sau đây là 4 bài học mà bạn có thể học hỏi từ chiến lược kinh doanh của Chanel.

Những bài học đắt giá từ chiến lược kinh doanh của Chanel

1.    Không ngừng thử nghiệm những ý tưởng độc đáo: Đừng ngần ngại hiện thực hóa những ý tưởng mới lạ, độc đáo của mình dù có phần “điên rồ” của mình. Nếu Coco Chanel không dám làm điều đó, phá bỏ phong cách thời trang rườm rà, nặng nề của phụ nữ Pháp thì đã không có một thương hiệu thời trang đỉnh cao như hiện nay.

2.    Tìm kiếm một thị trường ngách và lấp đầy khoảng trống đó: Sau sự thành công của những chiếc mũ, Coco Chanel bắt đầu “khai phá” những thị trường ngách với những dòng sản phẩm đầy mới lạ. Nhờ đó, thương hiệu này đã thành công thâm nhập các thị trường tiềm năng.

3.    Nhân hóa thương hiệu bằng một ví-dụ-sống: Một điều hết sức Chanel, ngoài việc trở thành một nhà thiết kế thời trang nổi tiếng thì Coco Chanel còn trở thành một biểu tượng thời trang đầy cuốn hút. Còn ngày nay thì có rất nhiều “Chanel sống” mà bạn có thể biết đến.

4.    Không bao giờ ngừng sáng tạo và cống hiến: Trong kinh doanh đào thải là yếu tố tất yếu, nếu cứ mãi giữ nguyên hoặc bắt chước, dập theo một khuôn mẫu thì bạn sẽ thụt lùi. Vì vậy, nhìn nhận từ chiến lược kinh doanh của Chanel bạn sẽ thấy họ không bao giờ ngừng sáng tạo và cống hiến cho sự phát triển của toàn ngành.

Mọi doanh nghiệp, công ty nếu muốn tồn tại và phát triển đều phải có cho mình chiến lược kinh doanh hiệu quả, phù hợp. Những phân tích về chiến lược kinh doanh của Chanel sẽ giúp bạn nhận định đúng hơn về điều này. Cùng với đó, hiểu được để thành công như hiện tại, thương hiệu này đã đưa ra những quyết định, quan điểm kinh doanh như thế nào. Và cuối cùng là những bài học đầy giá trị mà bạn có thể tham khảo.