Cô dâu chú rể cần chuẩn bị gì trước, trong và sau ngày cưới?
Ngày cưới là một ngày trọng đại của mỗi người. Thế nên cô dâu chú rể cần chuẩn bị chu toàn để mọi việc diễn ra thuận lợi. Cùng Hải Triều checklist các việc cần làm cho đám cưới nha.
Mục lục
A. Cô dâu chú rể cần chuẩn bị những gì trước khi cưới?
Để chuẩn bị cho lễ cưới được thuận lợi thành công, cô dâu chú rể cần chuẩn bị rất nhiều thứ. Từ áo dài cô dâu chú rể, áo dài cho mẹ cô dâu, đặt lịch quay chụp, nơi tổ chức tiệc cưới…
Có thể bạn quan tâm:
▸ Top 30 bài hát đám cưới quốc dân hay nhất mọi thời đại
▸ Đi đám cưới mặc gì? 30 set đồ đi đám cưới đẹp, hack dáng
▸ 5 sự khác nhau về nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới cơ bản nhất
1. Trang phục, phụ kiện
Trang phục của cô dâu chú rể như áo dài cô dâu chú rể, áo dài mẹ cô dâu, áo dài cho đội bưng tráp,… cách trang điểm, phụ kiện trang sức…
1.1 Áo dài cô dâu chú rể
Trong ngày cưới, thông thường cô dâu chú rể sẽ chọn trang phục tone sur tone đó là áo dài cưới cô dâu truyền thống. Bởi lẽ, nó được xem là “quốc phục” của Việt Nam, chứa đựng nhiều vẻ đẹp tinh tế, giản dị, thanh tao.
Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu áo dài cô dâu chú rể cách tân, xen lẫn những đường nét hiện đại như phối ren, thêm tà,… Các nàng dâu hoàn toàn có thể thuê áo dài cô dâu chú rể hoặc may đo để fix vào người hơn.
Ảnh cô dâu chú rể: áo dài cô dâu chú rể màu đỏ
-
Áo dài cô dâu chú rể giống nhau từ họa tiết đến màu sắc (áo dài cặp cô dâu chú rể)
-
Áo dài cô dâu có hoa văn là màu sắc của áo dài chú rể
-
Áo dài cô dâu chú rể màu sắc khác nhau
Nếu cô dâu hơi gầy thì nên chọn áo dài 4 tà, cổ cao 3cm, tay áo dài hoặc lỡ. Ngược lại cô dâu hơi đầy đặn thì chọn áo dài có cổ thuyền, cổ tròn hoặc cổ tim, tránh chọn những mẫu áo dài cổ quá cao.
Ngoài ra, cô dâu mặc áo dài chú rể mặc vest cũng là một cách phối đồ được nhiều cặp đôi lựa chọn hiện nay.
Ảnh cô dâu chú rể: áo dài cô dâu chú rể màu vàng
1.2 Áo dài mẹ cô dâu
Cô dâu chú rể sẽ thường mặc áo dài trong ngày cưới hoặc các lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi… Tuy nhiên sau nhiều năm nuôi con nhọc nhằn khôn lớn, vóc dáng và làn da của các mẹ đã không còn được tươi sáng, thon gọn nữa.
Thế nên việc chọn áo dài mẹ cô dâu cũng có những lưu ý như sau:
✦
Chất liệu
Bạn có thể lựa chọn áo dài mẹ cô dâu có chất liệu nhung, gấm. Bởi vì chất liệu này toát lên vẻ sang trọng, quý phái, phù hợp với phụ nữ trung niên. Có thể che được những khuyết điểm rất tốt.
Áo dài cho mẹ cô dâu chất liệu nhung sang trọng
✦
Kiểu dáng
Kiểu dáng áo dài mẹ cô dâu phù hợp nhất là kiểu truyền thống. Không nên chọn những thiết kế quá độc lạ, táo bạo vì chúng không hợp với phụ nữ trung niên và cũng không hợp với không khí trang trọng của buổi lễ.
Nếu mẹ cô dâu có thân hình hơi mũm mĩm, cổ ngắn thì nên chọn các mẫu áo dài cổ thuyền hẹp, cổ tròn hoặc cổ trụ thấp. Còn nếu vừa mập vừa thấp thì không nên chọn những mẫu áo dài chấm đất sẽ làm lộ khuyết điểm về chiều cao.
Ngược lại nếu mẹ cô dâu có cổ cao, gầy thì nên chọn các thiết kế áo dài cổ cao, tà dài chấm đất để tôn lên vẻ đẹp quý phái, mềm mại, sang trọng.
Nhẫn cưới vàng 18k dưới 3 triệu mua ở đâu, mua loại nào?
︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽
✦
Màu sắc
Đối với áo dài cô dâu không nên lựa chọn những tone màu quá sáng trẻ trung. Bạn nên chọn cho mẹ những gam màu trầm hơn như vàng đất, tím, đỏ đô, xanh, xám xanh, nâu…
Áo dài cho mẹ cô dâu
1.3 Giày cưới
Một trong những lưu ý khi chọn giày cưới cho cô dâu đó là chiều cao của chú rể. Bạn chỉ nên chọn giày cao khoảng 5-10cm (tùy vào khoảng cách chiều cao giữa cô dâu và chú rể). Lý tưởng nhất là 5cm nhé.
Ngoài ra bạn cũng cần chú ý không nên mang giày có gót quá cao, vì bạn sẽ cần phải đứng và di chuyển nhiều trong ngày cưới cho nên mang giày quá cao gót sẽ khiến bạn bị mỏi và đau chân đấy nhé.
Còn giày của chú rể thì lại đơn giản hơn nhiều, chỉ cần chọn màu sắc giày cùng màu với màu quần là được.
Màu giày phải cùng tone với màu váy cưới, như thế sẽ giúp tổng thể trở nên hài hòa hơn
1.4 Trang sức
Tùy vào phong cách đám cưới mà mỗi cặp cô dâu chú rể mong muốn sẽ có những phụ kiện trang sức khác nhau.
✦
Mấn đội đầu
Thông thường đây là phụ kiện không thể thiếu của các cô dâu khi quyết định lựa chọn mặc áo dài trong ngày cưới. Mấn có nhiều loại: tròn, xếp, xoắn 2 sợi hoặc 3 sợi, đính đá, gắn hoa,… Cô dâu nên lựa chọn mấn có cùng màu sắc với áo dài để tổng thể hài hòa hơn nha.
Mấn đội đầu cho cô dâu mặc áo dài khăn đóng cô dâu chú rể
✦
Khuyên tai
Nếu cô dâu chọn mặc áo dài truyền thống thì nên chọn khuyên tai to bản vừa phải, hoặc khuyên tai ngọc trai.
Còn áo dài cưới cách tân thì khuyên tai đính hoặc dáng dài là phù hợp nhất, đem lại cảm giác sang trọng, thanh mảnh, duyên dáng.
Khuyên tai cho cô dâu
✦
Kiềng
Áo dài cô dâu kiểu truyền thống sẽ phù hợp với nhất với kiềng trơn hoặc khắc hoa hồng đơn giản. Nếu cô dâu mặc kiểu áo dài cổ thuyền thì nên chọn kiềng dày có nhiều họa tiết.
Kiềng cho cô dâu
✦
Dây chuyền to bản
Những loại dây chuyền đính đá sẽ vô cùng match với những loại áo dài trơn truyền thống, đem lại một điểm nhấn, thu hút ánh nhìn.
Tuy nhiên nếu áo dài cô dâu đã có nhiều họa tiết, thì không nên lựa chọn dây chuyền to bản sẽ khiến tổng thể rườm rà, rối mắt.
Dây chuyền cho cô dâu
1.5 Nội y
Cô dâu nên chú ý khi chọn nội y để có thể thoải mái hơn trong ngày cưới.
-
Chọn nội y màu nude nếu bạn trang phục ngày cưới của bạn là trắng. Nội y nude sẽ tệp vào da và không lộ liễu, tránh phản cảm.
-
Chọn kích cỡ phù hợp, không quá rộng cũng không quá chật
-
Chọn chất liệu thấm hút mồ hôi, đường may thoáng mát
Nội y khi cô dâu chú rể mặc áo dài
1.6 Trang điểm cô dâu chú rể
Cuối cùng và cũng là một phần không thể thiếu đó chính là phần trang điểm cho cô dâu chú rể. Các nàng dâu nên lựa chọn những thợ makeup uy tín, hoặc nhờ bạn bè giới thiệu.
Tốt nhất là các nàng nên book makeup thử xem có hợp không, có bị “dừ” quá hay không để đến ngày trọng đại chúng ta có thể tự tin thoải mái hơn nhé.
2. Chăm sóc cơ thể
Quá trình làm đẹp cả bên trong lẫn bên ngoài cho cô dâu chú rể bao gồm chuẩn bị tâm lý, chăm sóc da, cải thiện chế độ ăn uống,…
2.1 Chuẩn bị tâm lý thoải mái
Tâm lý là một yếu tố rất quan trọng. Cô dâu chú rể nên có một tinh thần tươi vui, thoải mái vì kết hôn chính là một trong những sự kiện quan trọng của đời người.
Tâm trạng vui vẻ sẽ giảm được những áp lực, lo lắng và hồi hộp. Bạn có thể tập yoga, đi massage thư giãn, tâm sự chia sẻ cùng người thân, bạn bè.
Cô dâu cần chuẩn bị những gì cho ngày cưới? Đó là chuẩn bị tâm lý thoải mái vui vẻ
2.2 Cải thiện chế độ ăn uống, thể dục thể thao
Cô dâu chú rể nên xem xét thêm các chế độ tập luyện thể dục thể thao để có được vóc dáng ưng ý, cơ thể khỏe mạnh.
Đăng ký các lớp tập gym, aerobics hoặc zumba để gia tăng sự dẻo dai, cơ thể săn chắc và gọn gàng hơn. Cô dâu chú rể nên có một chuyên gia hướng dẫn để có được chế độ ăn uống và kế hoạch tập luyện thích hợp.
Nếu cô dâu chú rể có ý định có con ngay sau khi cưới thì nên bổ sung thêm các khoáng chất cần thiết để tăng khả năng thụ thai như canxi, sắt, iot hoặc axit folic.
Cô dâu chú rể cần chuẩn bị gì cho đám cưới? Đó là cải thiện chế độ ăn uống, thể thao
2.3 Chăm sóc da, tóc, nail
Bổ sung các vitamin, khoáng chất, các thực phẩm chức năng có nhiều vitamin C, E để duy trì làn da đẹp, móng chắc khỏe và tóc suôn mượt.
Nếu cô dâu có làn da không được mịn màng thì nên lưu ý chăm sóc da trước ngày cưới từ 4 đến 6 tháng. Như skincare theo liệu trình của bác sĩ, triệt lông, spa…
Ngoài ra cũng nên uống nước đầy đủ để có một làn da tươi sáng. Ăn nhiều rau củ quả, bổ sung thêm thành phần tinh bột, protein và rau xanh là tốt nhất cho cả cô dâu và chú rể.
Cô dâu cần chuẩn bị gì cho đám cưới? Chăm sóc da, tóc và nail
2.4 Khám sức khỏe trước hôn nhân
Cô dâu chú rể nên cùng nhau đi khám sức khỏe tiền hôn nhân. Bao gồm kiểm tra các bệnh di truyền và kiểm tra sức khỏe tổng quát. Thời gian thích hợp nhất là từ 3 đến 6 tháng trước khi kết hôn.
Ở các bệnh viện đều có các gói dịch vụ khám sức khỏe này, dao động khoảng 1.500.000 đến 3.000.000 VNĐ.
Dây Chuyền Sokolov 94070285 Bằng Bạc 925 Đính 192 Viên Đá CZ
Mẫu dây chuyền Sokolov 94070285 chất liệu bằng bạc 925 với tone màu bạc thời trang với thiết kế sang trọng đính 192 viên đá CZ.
was last modified:
2.800.000
₫
3. Dự trù ngân sách, phong cách đám cưới, danh sách khách mời
✦
Dự trù ngân sách
Tổ chức đám cưới sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc và có những khoản chi phát sinh. Do đó bạn cần có một bảng dự trù ngân sách cụ thể dựa vào tình hình tài chính của cả cô dâu chú rể để có thể kiểm soát tiền bạc dễ hơn.
Hãy list ra các khoản cần chi như thuê nhà hàng, mua/thuê trang phục cưới, tiền trang điểm, chụp ảnh… Sau đó hãy cố gắng chi cho từng khoản không quá số tiền đã quy định này.
Nếu ngân sách không quá nhiều bạn có thể cân nhắc về thứ tự ưu tiên và cần thiết của các khoản chi. Ví dụ như không gian tổ chức tiệc cưới quan trọng hơn trang phục thì cô dâu chú rể có thể lựa chọn lễ phục đơn giản để bù vào tiền thuê nhà hàng.
Đám cưới cô dâu cần chuẩn bị những gì? Bảng dự trù ngân sách mẫu
✦
Phong cách đám cưới
Bạn mong muốn một đám cưới trong mơ như công chúa bong bóng, hay trở thành một cô nàng thảo nguyên hoang dã, hay ở bãi biển mát mẻ du dương?
Hãy lựa chọn phong cách đám cưới mà bạn yêu thích, từ đó có thể đồng bộ từ thiệp cưới, trang phục, cách trang trí cổng cưới, nhà hàng…
✦
Lên danh sách khách mời
Danh sách khách mời sẽ ảnh hưởng lớn đến số tiền bạn sẽ chi cho tiền thuê nhà hàng, thực đơn và cả tiền in thiệp cưới. Bạn bè, đồng nghiệp của bạn và cả người thân của ba mẹ bạn nữa.
Bạn nên phân ra thành nhiều nhóm như đồng nghiệp, bạn bè, gia đình,… để đảm bảo không bỏ lỡ bất kỳ ai nhé.
Cô dâu chú rể cần chuẩn bị gì cho đám cưới? Mẫu lên danh sách khách mời
4. Booking địa chỉ tổ chức tiệc cưới, thực đơn
Hãy cùng chú rể lên kế hoạch xem là các bạn muốn tổ chức ở đâu, trong nhà hay ngoài trời, đãi món gì trong tiệc, tiệc ngồi hay đứng, tiệc thân mật hay càng đông càng vui…?
Khi cả 2 đã thống nhất trong cách tổ chức, các bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc đặt nhà hàng và các khâu chuẩn bị khác. Bạn nên đặt nhà hàng từ sớm để có được ngày và giờ mà mình mong muốn nhé.
Trước khi cưới cô dâu cần chuẩn bị những gì? Booking địa chỉ tổ chức tiệc
5. Đặt lịch chụp ảnh cưới/quay phóng sự cưới
Nếu bạn muốn đầu tư nhiều vào ảnh cưới, có những bức ảnh cưới để đời thì nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu cho vấn đề này. Có thể là chụp ngoại cảnh, chụp trong studio…
Bạn nên đặt lịch chụp ảnh cưới trước khoảng 3 tháng trước khi cưới để bên đơn vị chụp ảnh còn có thời gian xử lý hậu kỳ và các lỗi phát sinh.
Cô dâu cần chuẩn bị gì trước ngày cưới? Đặt lịch chụp ảnh
6. Tìm & đặt nơi làm hoa cưới
Hoa cưới tuy nhỏ nhưng cô dâu chú rể đừng bỏ quên nó nhé. Thông thường thì các bên tổ chức tiệc sẽ có dịch vụ hoa cưới đi cùng.
Ngoài hoa cưới thì hoa để bàn cưới cô dâu chú rể, hoa cài áo chú rể cũng cần có chung tone màu, concept.
Tuy nhiên nếu bạn mong muốn có một bó hoa cho riêng mình, mang nhiều ý nghĩa thì có thể book một đơn vị chuyên làm hoa cưới làm cho mình.
Chú rể cô dâu cần chuẩn bị những gì cho ngày cưới? Tìm nơi làm hoa cưới
7. Tìm & đặt mẫu thiệp cưới bạn thích
Sau khi đã chốt được danh sách khách mới và phong cách đám cưới, bạn có thể lựa chọn thiệp cưới theo concept này. Hãy in dự trù một số lượng nhỏ thiệp để nếu lỡ có viết sai thì có thể dùng các loại thiệp này.
Mẫu thiệp cưới in hình cô dâu chú rể dễ thương
8. Chuẩn bị địa điểm, booking vé/phòng cho tuần trăng mật
Tuần trăng mật là chuyến du lịch cho cô dâu chú rể, đôi vợ chồng mới kết hôn, muốn dành cho nhau những kỷ niệm đẹp đầu tiên trong sự riêng tư và lãng mạn.
Bạn có thể du lịch ở đâu mà cả đều thích. Chọn được địa điểm, phương tiện đi lại, thời gian và chi phí cho cả chuyến đi.
Đừng quên kiểm tra thời tiết và địa hình ở đó để có thể chuẩn bị những trang phục, dụng cụ cá nhân thích hợp.
Lựa chọn địa điểm tuần trăng mật
9. Chuẩn bị trang phục cho đội bê tráp nam & nữ
Đội bê tráp nam và nữ thường không giới hạn số lượng người và cũng không có một con số quy định cụ thể. Tùy thuộc vào có bao nhiêu tráp/mâm sính lễ thì sẽ cần số lượng người bưng tương ứng.
Ví dụ nhà trai đi 6 tráp sính lễ thì cô dâu chú rể cần chuẩn bị tổng cộng 12 người (6 nam, 6 nữ).
Màu sắc trang phục của đội bê tráp nên có tone màu tương đồng với áo dài cô dâu chú rể, không quá lấn át nhân vật chính.
-
Áo dài cô dâu chú rể màu vàng: đội bê tráp có thể mặc màu trắng, vàng nhạt
-
Áo dài cô dâu chú rể màu đỏ: đội bê tráp có thể mặc màu vàng, trắng, hồng nhạt
-
Áo dài cô dâu chú rể màu trắng: đội bê tráp có thể mặc màu gì cũng được
Cần chuẩn bị gì cho đám cưới? Trang phục đội bê tráp
10. Phát thiệp mời
Cô dâu chú rể nên phát thiệp mời trước ngày cưới từ 1 đến 2 tuần. Không nên mời quá sớm sẽ làm khách quên và cũng không nên mời quá muộn sẽ khiến khách không sắp xếp được công việc.
11. Mua nhẫn cưới
Trước ngày cưới từ 1 đến 2 tháng là thời điểm thích hợp nhất để bạn đi mua nhẫn cưới. Nếu có lỗi phát sinh hoặc mẫu bạn thích không có size vừa tay thì có thể đặt mẫu sản xuất trong thời gian này.
Nhẫn cưới giá bao nhiêu tiền? Mua nhẫn cưới lưu ý gì?
︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽
12. Đăng ký kết hôn
Đăng ký kết hôn tuy chỉ là một thủ tục. Nhưng tình yêu của 2 bạn được Pháp luật chứng minh, công nhận và bảo vệ. Cô dâu chú rể có thể đăng ký kết hôn trước ngày cưới hoặc sau khi cưới đều được.
Khi đi đăng ký kết hôn đừng quên mang theo sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân/căn cước công dân nhé.
13. Kiểm tra tiến độ các bên cung cấp dịch vụ cưới
Bạn cần liên lạc với các bên dịch vụ cưới để kiểm tra tiến độ của họ đến đâu. Việc làm này sẽ giúp bạn xử lý kịp thời những sự cố và đảm bảo được lễ cưới diễn ra tốt đẹp, hoàn hảo.
B. Cô dâu chú rể cần chuẩn bị gì trong đám cưới?
Ngày trọng đại cuối cùng cũng đến, cô dâu chú rể nên chuẩn bị gì đây. Checklist ngay 4 điều sau.
1. Cô dâu cần có “túi cứu hộ” khẩn cấp
Đám cưới là ngày trọng đại cho nên cần rất nhiều khâu chuẩn bị. Tuy vậy nhưng vẫn sẽ có những trường hợp phát sinh hoặc nhiều việc quá mà cô dâu chú rể quên, không nắm hết.
Do đó cô dâu chú rể cần chuẩn bị cho mình “túi cứu hộ” để cứu cánh cho những trường hợp bất ngờ xảy ra. Bao gồm:
-
Keo dán gót chân, miếng lót giày
-
Kim băng
-
Khăn giấy khô, khăn giấy ướt
-
Xịt thơm miệng
-
Thuốc say xe, thuốc giảm đau
-
Nước rửa tay khô
- Nước hoa mini
-
Kẹo hoặc socola
-
Kính áp tròng (lens)
-
Băng vệ sinh
- Son môi
-
Nước suối
-
Keo vuốt tóc và miếng độn giày cho chú rể
Con trai, con gái đeo nhẫn cưới tay nào là đúng truyền thống?
︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽
2. Nên dậy sớm chuẩn bị tóc tai quần áo chỉnh tề
Để có một “giao diện” thật chỉn chu và đẹp mắt vào ngày cưới, cô dâu chú rể nên đi ngủ sớm và dậy sớm để makeup, chuẩn bị quần áo chỉnh tề, tươm tất cẩn thận.
Chẳng ai thích lễ cưới của mình mà chạy đôn chạy đáo, quên cái này thiếu cái nọ đâu đúng không? Vậy nên hãy ngủ sớm và dậy sớm chuẩn bị cho ngày vui của mình bạn nhé.
Hình ảnh cô dâu chú rể mặc áo dài
3. Cười thật nhiều và tận hưởng ngày trọng đại
Hôm nay bạn chính là nhân vật chính. Vì thế hãy cười thật nhiều, tận hưởng những khoảnh khắc ý nghĩa và hạnh phúc nhé. Thợ chụp ảnh sẽ bắt được những khoảnh khắc vui vẻ của bạn đấy.
4. Bình tĩnh, thư giãn, đừng quá áp lực
Dù là ngày vui nhưng chắc hẳn cặp cô dâu chú rể nào cũng sẽ không tránh khỏi cảm giác hồi hộp, lo sợ và xen lẫn vui mừng vì sắp về chung một nhà.
Hãy hít thở sâu, từ từ chậm rãi, bình tĩnh và thư giãn đầu óc. Hôm nay là ngày bạn cưới được vợ, gả được chồng, chặng đường sắp tới có người đồng hành sớm hôm. Quả thực là một điều rất hạnh phúc.
Hình ảnh cô dâu chú rể hạnh phúc
C. Cô dâu chú rể cần chuẩn bị gì sau đám cưới?
Sau đám cưới, cô dâu chú rể nên cảm ơn mọi người, lên kế hoạch cho về con cái, chuẩn bị một tổ ấm mới…
1. Gửi lời cảm ơn đến gia đình 2 bên và khách mời
Sau khi tổ chức xong lễ cưới, ngoài những dịch vụ bên ngoài thì gia đình, người thân và bạn bè cũng đã giúp đỡ chúng ta rất nhiều. Cô dâu chú rể hãy gửi lời cảm ơn, hay những cái ôm nồng thắm đến những người thân yêu của mình nhé.
Hình ảnh cô dâu chú rể đẹp
2. Bảo quản váy cưới (nếu bạn thuê)
Thông thường nếu bạn thuê váy cưới sẽ chỉ được giữ váy cưới trong vòng 2 đến 3 ngày (Con số này còn thay đổi tùy vào thời gian bạn thuê là bao lâu). Do đó sau khi lễ cưới kết thúc, hãy bảo quản váy cưới và trả lại cho đơn vị cho thuê đúng hẹn nhé.
Bảo quản váy cưới cẩn thận
3. Tận hưởng tuần trăng mật
Hành trình yêu nhau đã bước sang một trang mới, cả hai cùng hái được quả ngọt, cùng về chung một nhà. Từ nay có thể thân thương gọi nhau hai tiếng “vợ”, “chồng”; cùng nhau chia ngọt sẻ bùi.
Hãy tận hưởng tuần trăng mật ngọt ngào, lãng mạn và dành trọn thời gian bên nhau nhé.
Ảnh cô dâu chú rể tận hưởng tuần trăng mật
4. Lên kế hoạch về con cái
Khi đã là vợ chồng, chắc chắn bạn cũng mong muốn có những đứa con. Cả hai hãy cùng lên kế hoạch khi nào có con và có những dự định và sắp xếp phù hợp nhé.
5. Chuẩn bị một nơi ở mới
Tổ ấm mà cả hai bạn dự định sẽ ở sau khi cưới là một điều rất quan trọng. Cùng thảo luận và thống nhất xem muốn sống ở thành phố nào, có muốn ở chung với gia đình chồng/vợ không, ở trọ hay mua nhà…
Để tiện nghi nhất, bạn nên lựa chọn khu nhà gần nơi làm việc, trường học, siêu thị và bệnh viện nhé. Ngoài ra khi lựa chọn đồ nội thất và các vật dụng trong nhà, hãy cùng hỏi ý kiến nhau và cùng nhau đi mua sắm nha.
Chuẩn bị và bàn bạc về nơi ở mới của cả hai
D. Cô dâu về nhà chồng cần chuẩn bị những gì?
Cô dâu cần chuẩn bị gì khi về nhà chồng là câu hỏi được rất nhiều cô gái quan tâm. Ngoài các đồ dùng cá nhân thì một số vật phẩm phong thủy cũng giúp hôn nhân êm ấm, hạnh phúc.
1. Vật dụng cá nhân, sinh hoạt
Cô dâu chỉ cần mang một số đồ dùng cá nhân để tiện sinh hoạt ở nhà chồng trong một vài ngày đầu. Từ từ ổn định rồi sẽ thu xếp thêm đồ sau.
-
Chuẩn bị từ 2 đến 3 bộ đồ ngủ
-
Chuẩn bị từ 2 đến 3 bộ đồ lót
-
Chuẩn bị từ 2 đến 3 bộ quần áo mặc hàng ngày
-
Chuẩn bị 1 bộ quần áo đẹp, lịch sử để hôm sau làm lễ lại mặt
-
1 đôi giày lịch sự và 1 đôi dép mang hàng ngày
-
Bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt
-
Đồ mỹ phẩm , son môi, skincare…
- Điện thoại , sạc điện thoại…
Cô dâu về nhà chồng cần chuẩn bị những gì?
2. Đồ phong thủy bổ trợ hôn nhân
Theo phong tục thời xưa, trước khi về nhà chồng, cô dâu sẽ phải chuẩn bị một số vật dụng sau để rải trên đường và mang về nhà chồng.
-
9 cây kim khâu, bọc vào giấy và cho vào túi vải nhỏ.
-
9 tờ tiền lẻ loại 1 hoặc 2 nghìn đồng
Khi đi qua cầu hoặc qua sông thì vứt xuống 1 túi và 1 tờ tiền lẻ để loại trừ điềm xui, tránh ma quỷ quấy rầy.
Nếu đoạn đường từ nhà cô dâu sang nhà chồng quá ngắn thì có thể ném ở ngã 3 hoặc ngã 4. Nếu không ném hết thì mang thả xuống sông là được.
KẾT LUẬN
Mong rằng qua bài viết này, cô dâu chú rể cũng đã có được cái nhìn sơ bộ tổng quát về những thứ cần chuẩn bị trước, trong và sau ngày cưới.
Hôn nhân không hẳn là nấm mồ của tình yêu mà hôn nhân có hạnh phúc hay không còn tùy thuộc rất nhiều vào cô dâu chú rể. Tình cảm vợ chồng là trách nhiệm, vun vén, bù đắp, bao dung và thông cảm. “Cơm sôi bớt lửa mấy đời cơm khê” chính là như thế!
Tin tức liên quan:
▸ Tình yêu là gì? Lý giải 40 khái niệm hay nhất về tình yêu
▸ Ý nghĩa của các con số trong tình yêu 520, 530, 5630, 1314,… là gì?
▸ Top 10 cách để có người yêu nhanh nhất, vừa giàu vừa đẹp
was last modified: