Cristobal Balenciaga – Đứa con Tây Ban Nha được nuôi dưỡng bởi Pháp

Balenciaga từ giai đoạn sơ khởi của Cristobal Balenciaga đã được biết đến với tinh thần một nhà mốt của những kỹ thuật và thiết kế cao cấp.

Balenciaga từ giai đoạn sơ khởi của Cristobal Balenciaga đã được biết đến với tinh thần một nhà mốt của những kỹ thuật và thiết kế cao cấp.

+ Christian Dior nhận định ông là “The master of us all”

+ Coco Chanel cho rằng “Chỉ mình ông là nhà may y phục (coutier) theo nghĩa chân thật nhất của từ này … Những người khác chỉ đơn giản là nhà thiết kế thời trang”

Tuy nhiên, Balenciaga ngày nay được nhận định trong mắt khách hàng là street, là Urban chic vì qua những đời giám đốc sang tạo sau này, linh hồn của nhà mốt mà Cristobal Balenciaga muốn tạo ra và duy trì dường như biến mất.

🔖

(1997 – 2012)

1997, khi Nicolas Ghesquière lên nắm chiếc ghế, người ta gọi Ghesquière là “truyền nhân” kế nghiệp phù hợp nhất của nhà sáng lập. Bởi anh không chỉ có công vực dậy cả một đế chế đang rơi dần vào quên lãng. Tinh thần và tôn chỉ trong thiết kế của Balenciaga luôn được Ghesquière giữ vững và duy trì.

Trong nhiệm kỳ của mình, Ghesquière đã vực dậy hãng thời trang đang sa sút. Với những thiết kế của mình, con số tiêu thụ được ghi nhận là tăng gấp đôi và được đón nhận rất tích cực. Có thể kể đến thời trang lấy cảm hứng từ thập niêm những năm 80, cho đến chiếc túi biểu tượng – Lariat (Mẫu túi da mềm Lariat với form hình chữ nhật mà hiếm ngôi sao nào chưa từng xuất hiện với nó trên phố. Ghesquière lần đầu sáng tạo nên Lariat vào năm 2001 và suốt nhiều năm qua, Balenciaga vẫn làm mới lại nó). Dần về sau, ông bắt đầu tăng dần số lượng bộ sưu tập, cho ra đời những thiết kế sáng tạo được giới mộ điệu tán thưởng và han nghênh như váy chiến binh ngắn ôm sát đùi, đầm toga (đầm quấn của người La Mã), sandal chiến binh cao cổ, leggings ánh kim, áo crop top, quần lưng cao,…và một bộ sưu tập lấy cảm hứng từ những thiết kế kinh điển ban đầu của Cristobal Balenciaga.

🔖

(2013 – 2015)

Tuy nhiên, đến giai đoạn 2013, khi Alexander Wang trở thành người kế nhiệm thì sự tiếp nối đó không thật sự ấn tượng. Một phần đến từ thế mạnh của Wang là về ‘Ready To Wear’. Anh không có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế đồ mang cấu trúc của ‘Haute Couture’. Mặc dù Wang đã giúp Balenciaga đạt mức tăng trưởng gấp đôi tính đến tháng 3–2015.

Chỉ sau 6 mùa, Alexander Wang đã chính thức rút khỏi chiếc ghế. Giám đốc điều hành Isabelle Guichot của Balenciaga cho biết, công ty đã báo cáo mức tăng trưởng hai con số trong tháng 3, đến từ hầu hết tất cả các ngành hàng. Trong suốt giai đoạn mà Wang trị vị, đã tạo ra doanh thu 387 triệu đô la. Một nửa số tiền đó đến từ những nỗ lực bán lẻ của riêng mình, mà Balenciaga đã đầu tư đáng kể, tăng từ ba lên 90 cửa hàng trong bảy năm qua. Mười trong số những cửa đó đã được thêm vào năm 2014. Danh sách bán buôn cũng tăng theo, tổng cộng khoảng 500 cửa trên toàn thế giới.

🔖

(2016- nay)

2016 cho đến nay, thương hiệu lại thêm một lần “thay da đổi thịt” với sự bổ nhiệm Demna Gvasalia vào vị trí thay thế Alexander Wang. Bổn cũ soạn lại, Gvasalia chưa có kinh nghiệm trong thiết kế ‘Haute Couture’. Thậm chí phong cách chủ đạo của anh lại thiên hẳn về ‘avant-garde’ và ‘street style’. Demna xuất phát với cái nôi underground, streetstyle của mình – Vetements, thật đúng ý của những nhà quản lý Balenciaga lúc bấy giờ muốn trẻ hoá, hướng đến tệp khách hàng Gen Y. 2019 không phải là kỉ nguyên để người ta theo đuổi phong cách haute couture với những thiết kế sang trọng lụa là. Do đó, thử thách đối với Gvasalia là tận dụng những món đồ truyền thống và biến tấu làm sao để tạo được phong thái sang trọng đúng kiểu Balenciaga mà vẫn hợp thời. Gvasalia cũng đã tạo ra mẫu áo parka trông đắt tiền không kém gì những chiếc áo khoác lông thú, trong khi lại biến những chiếc áo lông thú trở nên nhẹ nhàng và thanh thoát như một chiếc áo choàng tắm. Đôi sneaker “lai” bán chạy nhất của hãng, Triple S, cũng là sản phẩm của sự kết hợp độc đáo giữa ba kiểu đế giày khác nhau.

Có thể nói từ những giai đoạn 2013 trở về sau, chỉ số thống kê về doanh thu có thể nói là vượt bậc. Thế nhưng liệu nó còn giữ đúng và phát huy được tinh thần ban đầu mà Cristobal Balenciaga vĩ đại đã khai lập ?

Từ giai đoạn Balenciaga đóng cửa vào năm 1968, và được khôi phục lại từ những năm 1986, nhưng trong suốt hành trình đó Haute Couture và tinh thần Cristobal Balenciaga của chưa bao giờ trở lại với nhà mốt này. Vậy mà 7/7 tới đây, Balenciaga tuyên bố quay lại cuộc chơi Haute Couture sau gần 53 năm vắng bóng. Nhân sự kiện đó, cùng VFA tìm hiểu về hành trình của đứa con Tây Ban Nha đã chinh phục thời trang Pháp trong những tôn chỉ vẫn hướng về quê hương như thế nào.

1. NGƯỜI CON CHỊU ẢNH HƯỞNG LỚN TỪ QUÊ HƯƠNG (1895 – 1911)

Cristóbal Balenciaga sinh ra ở Getaria, một ngôi làng ven biển thuộc vùng Basque của Tây Ban Nha, vào ngày 21 tháng 1 năm 1895. Sau khi cha ông, một ngư dân, đột ngột qua đời, Cristóbal đã giúp mẹ chu cấp cho hai anh chị em khi cùng học may với người mẹ của mình. Trong suốt khoảng thời gian, ông được tiếp xúc với hầu hết những kiến trúc cũng như văn hoá của vùng miền này. Từ lịch sử nghệ thuật và trang phục phong phú của Tây Ban Nha, truyền thống ăn mặc của các vùng khác nhau, lễ phục của Giáo hội Công giáo, truyền thống khiêu vũ của Tây Ban Nha, trang phục của những trận đấu bò, vũ công Flamenco, những người đánh cá trong đôi ủng và áo cánh rộng, sự tôn nghiêm của những nhà thờ và sự mát mẻ của các toà nhà và tu viện. Ông lấy cảm hứng từ màu sắc, và những vết cắt của chúng sau đó trang trí theo sở thích của mình. Ông cắt chiếc áo khoác đầu tiên cho con mèo của mình. Nhưng con mèo ngày càng di chuyển thì ông lại càng thất vọng và có cho mình bài học đầu tiên trong việc may quần áo cho những người thực sự di chuyển.

213246565_2894419524139997_4854229607457185020_n

Trong lúc sống tại đây, Marquesa – người phụ nữ quý tộc cùng gia đình thường đến vùng quê hàng năm để tránh nóng. Mẹ của ông giúp đã Marquesa mở những chiếc rương chứa đầy quần áo lộng lẫy kiểu Parisian (đến từ những người thợ vĩ đại như Doucet, Drecoll, Redfern, Worth), và lúc này đây ông đang đứng vây quanh mẹ của mình, chìm đắm trong sự thanh lịch, kiều diễm của váy vóc. Lúc này ông 12 tuổi.

Giai đoạn này cũng là cột mốc đánh dấu bước ngoặt trong đời của ông. Trong một lần ông thấy Marquesa đang trên đường đi đến nhà thợ và diện những bộ quần áo tuyệt vời từ Paris, bị loá mắt bởi vẻ ngoài Proustian của cô ấy, ông ấy nói với cô rằng cô ấy trông thanh lịch như thế nào

Marquesa đáp: Một cậu bé biết gì về sự tao nhã

Ông: Tôi biết đủ về quần áo và thực sự là tôi có thể làm lại bộ đồ của cô

Marquesa quyết định đi lấy một ít vải và cho ông một tuần để làm một thứ gì gì với nó. Bùm, Marquesa hoàn toàn bị ấn tưởng bởi kết quả, và cô đã mặc bộ quần áo này vào tuần sau đó.

Trước những kỹ năng tài hoa của mình, ông đã để lại một ấn tượng vô cùng mạnh mẽ cho Marquesa de Casa Torres, và cô ấy đã quyết định cho anh ấy học việc tại Casa Gomez một xưởng may nổi tiếng với chất lượng may đo kiểu Anh. Một năm sau, tức năm 1911 ông rời đi và giai nhập một cơ sở khác cũng chuyên về may đo kiểu Anh.

Với tài năng thiên bẩm đó, ở tuổi thiếu niên ông tham gia thành lập Au Louvre (nơi may trang phục của triều đình) và 2 năm sau trở thành người đứng đầu của phòng làm việc may quần áo – một vị trí mất rất nhiều thập kỷ để đạt được. Chính sự thăng tiến này đã tạo cơ hội để ông đi Paris và chiêm ngưỡng những cơ sở may đo cao cấp, cũng như cách làm việc và hoạt động tại đây

2. CỘT MỐC ĐẦU TIÊN TẠI SAN SEBASTIÁN:

Cristóbal Balenciaga bắt đầu kinh doanh vào đầu thế kỷ 20 tại San Sebastián, một thành phố đang phát triển rực rỡ do sự hiện diện theo mùa của triều đình Tây Ban Nha và sự bùng nổ du lịch dọc theo bờ biển Basque. Năm 1924, Balenciaga chuyển đến số 2 Avenida de la Libertad và niêm yết công việc kinh doanh của mình dưới tên “Cristóbal Balenciaga”. Vào tháng 3 năm 1927, ông đi theo chiến lược đa dạng hóa và tạo ra thương hiệu thứ hai “Martina Robes et manteaux”. Được đặt theo tên mẹ của ông, Martina Eizaguirre, cửa hàng này nằm ở tầng 1, số 10 Calle Oquendo. Vào tháng 10 cùng năm đó, ông đổi tên này thành “EISA Costura” theo họ của mẹ ông, “Eizaguirre”.

208521807_2894422050806411_5263394373233670435_n

Giai đoạn này, ông gây ấn tượng mạnh với những thiết kế như Coat (1927) – chiếc áo đã gợi lên những đường nét đặc trưng của kimono Nhật Bản, một trong những trang phục có ảnh hưởng nhất trong thời trang châu Âu những năm 20. Phù hợp hoàn hảo với thẩm mỹ của những năm đó, cổ áo sơ mi rộng và cổ tay áo được trang trí bằng lông ermine.

208909640_2894419684139981_8344463190159240143_n

Evenving Dress (1927) – Chiếc váy này là bằng chứng cho thấy tầm ảnh hưởng của thời trang Pháp đối với một Cristóbal Balenciaga trẻ tuổi. Ông thường xuyên đến Paris từ khi bắt đầu sự nghiệp của mình. Ở đó, ông đã tìm hiểu về công việc của các nhà thiết kế lớn, và mua các thiết kế của họ để sau đó tháo rời chúng và nghiên cứu chi tiết cách chúng được cắt.

208831027_2894419704139979_1463678717725444772_n

Trong suốt những năm 1920, Balenciaga cũng nhận được sự ủy quyền của Lanvin để tái sản xuất một số mẫu của họ ở Tây Ban Nha, chẳng hạn như chiếc váy dài, rộng rãi với váy évasée và không có đường may ở eo. Chiếc váy được cắt chéo theo những hướng khác nhau, từ ba tấm ở phía trước và ba tấm ở phía sau, đến ngang ngực. Phần chân váy được hoàn thiện bằng vải tuyn lụa đen trong suốt

Tuy nhiên, đến 1931 với ảnh hưởng từ chính trị, khi nền cộng hoà thứ 2 được thiết lập, hoạt động kinh doanh gặp nhiều biến động và trong thời gian gián đoạn của nội chiên Tây Ban Nha sau đó. Các cơ sở của ông bị đóng cửa trong một thời gian ngắn. Lúc này ông có đến London tìm việc mà không ai nhận (Ngộ nhỉ ???). Ông tiếp tục hành trình tìm đến Paris, và vào năm 1937 dưới sự giúp đỡ về mặt tài chính của một quý tộc Nga-Pháp. Ông cho mở xưởng may ở Đại lộ George V, trên tầng ba của Palazzo Borghese.

3. THĂNG HOA (1937 – 1968):

1959 ông là nhà mốt với tỷ suất lợi nhuận cao nhất của thời trang cao cấp, mặc dù lúc này Dior đang có số lượng nhân viên nhiều gấp 6 lần

Vào tháng 8 năm 1937, Balenciaga đã tổ chức show diễn đầu tiên của mình tại xưởng may George V, một bộ sưu tập chịu ảnh hưởng nặng nề của thời kỳ Phục hưng Tây Ban Nha. Chiếc áo choàng “Infanta” của được lấy cảm hứng từ trang phục của các công chúa Tây Ban Nha từ bức chân dung của Diego Velázquez, trong khi chiếc áo ngắn với rất nhiều phụ kiện trang trí nhiều theo truyền thống của những người tập luyện trong võ đài đấu bò tót đã truyền cảm hứng cho phần lớn những thiết kế evening wear của ông.

213842804_2894423450806271_3157582454747532462_n

Đến năm 1939, Balenciaga được báo chí Pháp ca ngợi như một lực lượng cách mạng trong lĩnh vực thời trang, với những người mua và khách hàng đấu tranh để giành quyền được mua sản phẩm trong bộ sưu tập ông. Trong Thế chiến thứ hai, các khách hàng đã mạo hiểm đi du lịch sang châu Âu với hy vọng xem các thiết kế của Balenciaga, đặc biệt là chiếc áo khoác vuông nổi tiếng.

Giai đoạn 50-60 là sự đối lập giữa hai thái cực Cristobal Balenciaga và Christian Dior.

Đó là giai đoạn sau thế chiến thứ 2, khi mà mọi thứ đều khó khăn từ nguyên vật liệu sản xuất, cho đến nhân công, nhà máy. Dior thiết kế có phần “lãng phí” hơn so với Balenciaga. Ông đề cao sự tiết kiệm với những đường cắt kỹ thuật zero-waste của mình. Ông ưa chuộng những đường nét uyển chuyển cho phép thay đổi liên tục, vòng eo được giảm xuống, sau đó được nâng lên, không phụ thuộc vào vòng eo tự nhiên của người mặc.

Hubert de Givenchy đã kể cho Vogue một câu chuyện về khả năng biến hình của Balenciaga: ‘Tôi nhớ một ngày nọ, chúng tôi đang xem hình nộm của một số khách hàng của anh ấy; một người là hình dáng của một bà già, lưng còng với đôi vai tròn trịa, bụng và hông to. Trong khi tôi xem, Balenciaga lấy một miếng muslin, ghim vào hình nộm và bắt đầu làm việc với nó. Bằng cách may và cắt theo chiều dọc của vải, anh dần dần làm cho hình nộm khom lưng thẳng ra, phần hông và bụng tròn trịa biến mất. Tỷ lệ trở nên gần như hoàn hảo. Nó giống như một phép lạ.’

Trong suốt những năm 1960, Balenciaga tiếp tục trình làng những bộ sưu tập với kỹ thuật và vẻ đẹp vô song. Ông thích những chất liệu táo bạo, vải dày và thêu trang trí công phu – đã dẫn sự hợp tác của ông với nhà vải Thụy Sĩ của Abraham. Họ cùng nhau phát triển gazar lụa, một phiên bản cứng hơn của loại vải mềm mà Balenciaga sử dụng trong các bộ vest, trang phục ban ngày và trang phục dạ hội. Các khách hàng trung thành như Nữ công tước xứ Windsor, Pauline de Rothschild và Gloria Guinness tiếp tục đánh giá cao những nét kín đáo nhưng quan trọng mà ông mang lại trong trang phục của mình: cổ áo cách xa xương quai xanh để tạo vẻ ngoài như thiên nga và cổ tay tay áo ngắn hơn cho phép người đeo phô trương trang sức của mình tốt hơn.

210419250_2894419670806649_3332580755455310355_n

Chiếc đầm (1964) từ lụa gazar

Đây cũng là giai đoạn Balenciaga đã mang đến những silhouette khó thấy trong làng thời trang: những chiếc Balloon Dress, những chiếc váy babydoll đồ sộ, hoặc ngược lại, những sáng tạo dạng thẳng, có túi. Balenciaga cân bằng trọng lượng của những chiếc váy nặng nề với điểm nhấn ở vai và lưng, bằng những chiếc áo khoác và tay áo rộng, kéo và nơ, cổ áo dựng đứng hoặc những đường xẻ sâu gợi cảm. Những thiết kế của ông khiến người xem phải ngạc nhiên hết lần này đến lần khác.

209006873_2894419650806651_51597772552548969_n

Balloon dress

Đến năm 1968, ông đóng cửa nhãn hiệu của mình và nghỉ hưu, để lại sự tiếc nuối cho tất cả những ai biết đến ông. Và bốn năm sau ông cũng mất.

“Phụ nữ không cần phải hoàn hảo, thậm chí đẹp để mặc quần áo của anh ấy. Quần áo của anh ấy khiến chúng trở nên đẹp đẽ”

4. LÝ DO KHÔNG THAM GIA CHAMBRE SYNDICALE (đến từ một con người của sự riêng tư và muốn tránh xa báo giới)

Balenciaga từ chối tham gia Chambre Syndicale vì một số lý do. Ông là một người đàn ông rất riêng tư. Balenciaga đã không xuất hiện trong buổi diễn các bộ sưu tập của mình. Ông xem các buổi biểu diễn từ ngưỡng cửa đến các xưởng may, nhìn trộm qua một lỗ nhỏ trên rèm cửa. Bằng cách ở lại hậu trường, ông ấy có thể tập trung vào những gì mình yêu thích – công việc – và tránh những thứ vô nghĩa và của thời trang. ‘Đừng lãng phí bản thân cho xã hội (Society)”

209428701_2894419480806668_2918125868397485092_n

Ông tránh xa báo chí và anh ta chống lại các nguyên tắc nghiêm ngặt do Syndicale đề ra như trưng bày hai bộ sưu tập mỗi năm; sản xuất 75 thiết kế mới cho cả day và evening, mỗi bộ sưu tập này phải sử dụng tối thiểu 20 nghệ nhân làm việc toàn thời gian trong xưởng may. Balenciaga hông bao giờ muốn làm việc cho thị trường đại chúng, như Dior đã làm, ông thích duy trì một nhóm khách hàng tư nhân độc quyền. Tưởng chừng như cả hai người đàn ông sẽ đi vào lịch sử thời trang như những kẻ phá vỡ, những người cuối cùng đã tái cấu trúc hệ thống thời trang, nhưng Cristóbal từ chối tham gia Chambre Syndicale de la Couture Parisienne. Vì vậy các tác phẩm của nhà mốt chưa bao giờ đủ tiêu chuẩn là thời trang cao cấp. Ông cũng lên lịch trình giới thiệu bộ sưu tập của mình, chỉ một ngày trước khi sản phẩm lên kệ (thay vì bốn tuần) để ngăn người khác sao chép thiết kế.

Những thiết kế của bậc thầy chưa bao giờ được đánh giá là đủ tiêu chuẩn bởi Hiệp hội thời trang cao cấp Pháp !

5. TRIẾT LÝ THIẾT KẾ:

213794947_2894419497473333_6338813742051608276_n

+ Với Cristobal Balenciaga, một nhà thiết kế thời trang phải là một kiến trúc sư trong nghệ thuật vẽ phối cảnh, một nhà điêu khắc cho những bức tượng và một hoạ sĩ cho màu sắc, một nhạc sĩ cho sự đồng điệu và một triết gia cho một cảm giác về tỷ lệ. Ông để cho vải, chất liệu quyết định đường đi, cách chiếc váy sẽ rũ và rơi xuống như thế nào. Ông không chiến đấu với nó.

Trong khi các NTK đương đại như Balmain, Dior, JAcques Fath, khi bạn lật bên trong bộ quần áo và xem cấu trúc, cũng như hạ tầng của nó sẽ cực kỳ ấn tượng. Nhưng với Balenciaga thì hoàn toàn không

+ Ông là một chưa đựng một nội lực sáng tạo sâu sắc. Trên thực tế gần như duy nhất trong hàng năm của những nhà thiết kế cao cấp ông đã liến tục phát triển những silhouette mới, thử nghiệm các loại vải và kỹ thuật mới thay vì nhìn lại như những người làm thời trang khác

+ Người mẫu của Balenciaga đã được dạy là không bao giờ được giao tiếp bằng mắt, hay mỉm cười. Phải luôn chú ý đến quần áo.

=> Balenciaga mang phong cách Tây Ban Nhà vào cuộc sống của tất cả những người mặc thiết kế của ông. Ông là con người đích thực của một đất nước hùng mạnh, đầy phong cách, màu sắc rực rõ và lịch sử sôi động. Và ông ấy mãi mãi là người Tây Ban Nha