Cưới xong có được về nhà mẹ đẻ không và những điều kiêng kỵ
Cưới xin là việc hệ trọng cả đời người. Nhất là với văn hoá Á Đông của người Việt Nam, ngoài đăng ký kết hôn ra, thì có rất nhiều phong tục truyền thống được thực hiện. Một trong những câu hỏi mà MiMi nhận được nhiều nhất từ khách hàng, đó là: “Cưới xong có được về nhà mẹ đẻ không?”. Vì vậy trong bài viết kỳ này, ekip xin chia sẻ với các bạn tổng hợp những điều nên tránh, để đám cưới được diễn ra trọn vẹn nhất nhé!
Mục lục
1. Chọn ngày tổ chức lễ ăn hỏi, lễ cưới
Chọn ngày giờ tốt để khởi công, khai trương hay cưới xin… là việc làm rất quan trọng trong văn hoá của người Việt. Ông bà xưa có câu “Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”. Bởi vậy, một ngày đẹp để tổ chức lễ cưới, được xem là ngày hợp tuổi với cả hai vợ chồng. Nó sẽ mang đến cho cô dâu chú rể mọi sự may mắn, suôn sẻ và hạnh phúc về sau.
Điều kiêng kỵ nên tránh khi tổ chức đám cưới, chính là việc chọn phải ngày xấu không hợp phong thuỷ (với nữ nhất định phải tránh tuổi Kim Lâu – năm kỵ nhất việc cưới xin). Vì nó không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân hai vợ chồng mà còn cả công việc, đường làm ăn, con cái sau này. Xem tuổi, chọn ngày tốt, là một nét đẹp truyền thống lâu đời, thể hiện đức tin và kinh nghiệm quý báu của cha ông ta. Chính vì vậy, các bạn cần tránh chọn bừa một ngày nào đó mà mình cảm thấy thuận tiện để tổ chức đám cưới nhé!
2. Các nàng dâu cưới xong có được về nhà mẹ đẻ không?
Câu hỏi mà có lẽ cô gái nào cũng rất băn khoăn trước khi kết hôn chính là “Cưới xong có được về nhà mẹ đẻ không?”. MiMi nghĩ rằng đây là nỗi lòng của bất kỳ nàng dâu mới nào. Tâm trạng hồi hộp, ái ngại và chưa quen khi mới về nhà chồng; khiến bạn gái nào cũng mong muốn nhanh trở về nhà với bố mẹ. Đặc biệt với các bạn lấy chồng gần nhà, thì việc về thăm nhà cha mẹ ruột rất thuận tiện về mặt địa lý.
Tuy nhiên có một điều kiêng kỵ nên tránh khi đám cưới xong, là cô dâu không được về nhà bố mẹ đẻ ngay sau khi rước dâu. Đặc biệt ở một số nơi còn tránh cả việc để mẹ cô dâu đưa con gái về nhà chồng. Vì như vậy, cô dâu sẽ bịn rịn, quyến luyến không rời gia đình và khó lòng lo lắng chu toàn cho chồng và gia đình chồng.
Nhưng các nàng cũng đừng quá lo lắng, vì sau đám cưới 1 – 3 ngày cô dâu chú rể đã có thể về thăm hỏi cha mẹ vợ tại Lễ Lại mặt. Theo văn hoá Việt Nam, Lễ Lại mặt là buổi lễ thân mật được diễn ra tại gia đình nhà gái. Cô dâu chú rể mới sẽ chuẩn bị một số món quà thân mật như trầu, cau, bánh, trái cây… mang sang nhà bố mẹ cô dâu. Tại đây hai bạn sẽ dùng cơm với bố mẹ vợ. Thông qua buổi Lễ Lại mặt, chú rể và gia đình muốn thể hiện lòng biết ơn và sự trân trọng với gia đình nhà gái.
3. Trang trí bàn thờ gia tiên
Khi hai bạn đăng ký kết hôn, sẽ chính thức trở thành vợ chồng hợp pháp. Nhưng theo phong tục truyền thống của người Việt Nam; nếu các bạn thực hiện nghi lễ gia tiên tại hai bên gia đình, thì đã được xem như vợ chồng.
Chính vì vậy, bàn thờ gia tiên được xem là nơi thiêng liêng và tôn kính nhất trong bất kỳ đám cưới nào. Cho dù bạn giàu có hay kinh tế vừa đủ, thì cũng phải chuẩn bị thật tươm tất. Điều kiêng kỵ nhất chính là việc, các bạn không chuẩn bị hoặc chuẩn bị một cách sơ sài, đại khái.
Thông thường trên bàn thờ gia tiên vào ngày cưới, sẽ được bày biện đầy đủ hoa quả, trái cây và thắp hương đẹp mắt, sum tụ. Có như vậy thì đôi tân lang và tân giai nhân mới nhận được nhiều phước báu mà ông bà, tổ tiên dành cho mình.
Nếu các bạn còn đang băn khoăn chưa biết trang trí và chuẩn bị như thế nào cho bàn thờ gia tiên vừa đẹp mắt và trang trọng; thì hãy liên hệ ngay với MiMi – Wedding. Ngoài các dịch vụ chụp hình cưới trọn gói, MiMi còn có các gói dịch vụ trang trí cổng hoa cưới, trang trí bàn thờ gia tiên, xe cưới… với nhiều ưu đãi hấp dẫn.
4. Những người kiêng kỵ không nên đón dâu
Ngoài câu hỏi là “Cưới xong có được về nhà mẹ đẻ không?”thì MiMi cũng nhận được khá nhiều thắc mắc từ khách hàng về việc ai không nên tham dự lễ đón dâu. Vì theo đám cưới truyền thống Việt Nam, vào đúng giờ lành tháng tốt đàn trai sẽ mang sính lễ sang nhà gái để xin dâu. Tại gia đình cô gái, hai bên gia đình sẽ có những giây phút gặp mặt, nói chuyện trước khi cô dâu rời xa bố mẹ, để về nhà chồng.
Theo quan niệm của ông bà ta, thành phần đón dâu thường là những người lớn tuổi có vai vế trong dòng tộc hai bên. Tuy nhiên chúng ta nên tránh mời những người có đã ly hôn/ ly thân, hoặc mất vợ/chồng. Các gia đình hiếm muộn, hay cãi vã, lục đục cũng không nên có mặt trong lễ đón dâu. Vì như vậy sẽ mang đến điềm không may mắn. Lễ cưới là dịp hạnh phúc nhất đời người. Bởi vậy, ai ai cũng đều mong muốn những điều vui, điều ngọt ngào và viên mãn nhất dành cho cô dâu, chú rể.
5. Kiêng không tổ chức đám cưới khi nhà có tang
Nhà có tang là việc rất buồn, khi những người thân yêu của mình rời xa nhân thế. Theo văn hoá Việt Nam, khi người thân là ông, bà, bố, mẹ qua đời, bản thân chúng ta có thể để tang đến 3 năm để tận hiếu.
Chính vì vậy, khi nhà có tang các bạn tuyệt đối kiêng kỵ tổ chức đám cưới. Vì đây được xem là một việc làm đại kỵ. Để ngày vui trở thành ngày ý nghĩa và trọn vẹn, hãy chú ý đến những điều nên tránh khi tổ chức đám cưới nhé!
6. Trước khi được đón ra, cô dâu không được tự xuất hiện trước gia đình chú rể
Trước khi thực hiện nghi lễ gia tiên tại nhà gái, đàn trai sẽ gặp mặt và nói chuyện với gia đình đàn gái. Trong lúc này cô dâu không được tự ý xuất hiện trước mặt gia đình chồng mà phải đợi đến khi được đón ra. Vì như vậy cô dâu sẽ bị mất “duyên”
Người dắt cô dâu ra để chào quan viên hai họ thông thường, là mẹ ruột cô dâu. Một số đám cưới, chính chú rể sẽ là người vào phòng nắm tay cô dâu bước ra.
7. Hạn chế đổ vỡ trong đám cưới
Trong đám cưới thường diễn ra rất nhiều nghi lễ và đông đảo người thân, bạn bè hai bên gia đình tham dự. Việc rơi vỡ vật dụng như: ly, tách, chén, đĩa… là việc rất dễ xảy ra. Tuy nhiên cô dâu chú rể cũng nên lưu ý hạn chế để trình trạng này xảy ra. Nhất là với những vật quan trọng như: nhẫn cưới, bánh kèm, ly rượu sâm panh… Vì theo quan niệm người xưa, đây là dự báo cho những điều không may mắn, suôn sẻ trong hôn nhân.
8. Trang trí phòng tân hôn
Không chỉ là nơi để nghỉ ngơi, chiếc giường tân hôn còn có một ý nghĩa rất đặc biệt. Vì đó là nơi mà đêm đầu tiên chúng ta ngủ chung giường, nên vợ thành chồng.
Theo quan niệm của ông cha ta, bạn nên chọn gối, chăn và ga giường có màu đỏ hoặc hồng…Đó là những gam màu tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc. Nên kiêng kỵ những màu buồn, tăm tối như: đen, xám, đà…
Ngoài ra, sau một ngày đãi tiệc, tiếp khách mệt mỏi; cô dâu chú rể rất cần nghỉ ngơi. Chính vì vậy, chúng ta nên lựa những chiếc giường êm ái để thoải mái hơn nhé!
Trên đây là một số kinh nghiệm mà ekip nhà MiMi đã tổng hợp được. Hy vọng sẽ giải đáp phần nào những băn khoăn của các bạn. Nhất là các nàng dâu mới, về việc cưới xong có được về nhà mẹ đẻ không. Chúc hai bạn sẽ có một lễ cưới trọn vẹn, lãng mạn và mãi hạnh phúc!
>>>> Xem thêm:
Các xu hướng trang điểm cô dâu 2022-2023 đang lên ngôi
Giải đáp thắc mắc con gái đeo nhẫn cưới tay nào?
Chụp ảnh cưới Studio giá rẻ tại TPHCM