Đám cưới chạy tang – Trọn vẹn những gì cần biết!

Cô dâu chú rể đã có kế hoạch cưới trong năm nay, nhưng đột ngột trong gia đình có người thân mất đi. Việc nhanh chóng tìm hiểu những phong tục liên quan đến đám cưới chạy tang sẽ giúp các cặp đôi có sự chuẩn bị tốt hơn khi bị rơi vào hoàn cảnh này.

đám cưới chạy tangTrọn vẹn những gì cần biết về đám cưới chạy tang

Cưới chạy tang là gì?

Đám cưới chạy tang là đám cưới không mong muốn, nó được diễn ra sau khi người thân thiết đột ngột qua đời, hoặc đang trong tình trạng nguy kịch.

Sở dĩ phải cưới gấp rút như vậy là do có tục để tang 3 năm khi người mất là ông, bà, cha, mẹ hoặc một khoảng thời gian nhất định đối với những người thân trong gia đình. Trong suốt thời gian này, gia đình không được tổ chức lễ cưới, ít hội họp, tiệc tùng để tỏ lòng thương tiếc đối với người đã khuất.

Chính vì vậy, để tránh lỡ hôn sự đã được dày công chuẩn bị, các đám cưới được nhanh chóng tiến hành.

Làm cách nào để tổ chức đám cưới chạy tang hợp lý?

Trong trường hợp phải tổ chức đám cưới chạy tang, nhất định là chẳng ai mong muốn cả, nhất là cô dâu –chú rể.

Lúc này, để buổi lễ cưới được trọn vẹn, cô dâu chú rể cần trang bị cho mình những kiến thức sau:

  • Các bạn phải tìm hiểu toàn bộ tục lệ nơi mình sống từ các ông bà truyền lại
  • Cần biết nên kiêng kỵ những vì và nên làm những gì trong đám cưới chạy tang.
  • Sắp xếp thời gian tổ chức cưới nhanh chóng trước thời gian để tang 3 năm. Tức là thông thường phải tổ chức trong khoảng 50 dến 100 ngày sau khi người thân mất.

Những việc cần làm và không nên làm khi làm đám cưới chạy tang bao gồm:

  • Trong thời gian người thân mới mất, nếu tổ chức đám cưới thì không nên tổ chức quá to tránh để mọi người xung quanh đàm tiếu. Chỉ nên mời những người đặc biệt thân thiết, tổ chức nhanh gọn không rườm ra như đám cưới bình thường
  • Không nên mở nhạc liên tục
  • Không được cưới vào ngày giờ xấu
  • Đi qua ngã 3 hay ngã tư cô dâu không được vứt tiền lẻ hoặc gạo
  • Không được cưới nếu chưa làm lễ ăn hỏi
  • Khi tổ chức lễ thành hôn trên hội trường, bố mẹ của một trong hai nhân vật chính của nhà có tang sẽ không được lên trên sân khấu hay phát biểu trong lễ cưới như kịch bản thường thấy. Vì đại diện của một bên gia đình không thể xuất hiện để cân đối, bên đại diện còn lại cũng không lên sân khấu mà chỉ có cô dâu chú rể thực hiện nghi lễ kết hôn trong sự chứng kiến của người thân, bạn bè.
  • Những người có liên quan ruột thịt với người mới mất sẽ tránh tới tham sự đám cưới.

Về đám cưới chạy tang hiện đại

Ngày nay, những điều kiêng kỵ trong ngày cưới chạy tang cũng dầu thoáng hơn, không còn quá khắt khe như cũ.

Với cô dâu chú rể gặp đám tang là người ruột thịt, cách giải quyết có thể vẫn giữa nguyên lịch trình tổ chức cưới, nhưng cũng phải làm nhanh gọn.

Nếu đôi uyên ương có cha hoặc mẹ mới mất, tùy thuộc vào sự bàn bạc sắp xếp của hai gia đình từ đó đưa ra quyết định trì hoãn hay tổ chức sớm thời gian dự định.

Trong trường hợp đám tang là người họ hàng trong nhà thì việc tổ chức đám cưới không khắt khe như với đám tang của người thân ruột thịt. Những người có liên quan tới người mới mất không được góp mặt trong đám cưới. Sau khi các nghi thức cưới kết thúc, cô dâu chú rể nên mang khay đồ lễ đến tỏ lòng thành kính với người mới mất, cũng là để thông bá cho những thành viên trong gia đình về việc cưới xin của họ, vì họ không thể góp mặt trong ngày vui của đôi uyên ương.

cưới chạy tang

Để dễ dàng so sánh các phong tục cưới chạy tang và phong tục cưới thông thường có gì giống và khác nhau, mời bạn xem thêm: Phong tục cưới hỏi miền Bắc

Hy vọng bằng việc nắm chắc các thủ tục của đám cưới chạy tang giúp cho đám cưới của cô dâu chú rể được diễn ra suôn sẻ, tuy không được như những gì họ từng kỳ vọng.

Nếu bạn đang gấp rút chuẩn bị đám cưới, hãy liên lạc với Phương Anh Wedding theo số Hotline 0969136536, chúng tôi sẽ giúp bạn san sẻ đồng hành cùng bạn mang đến một đám cưới trọn vẹn.

Hoàng Phương (biên tập)