Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng như thế nào ở buổi phỏng vấn?
Phỏng vấn không chỉ nhà tuyển dụng hỏi và ứng viên phải trả lời. Một cuộc phỏng vấn đầy đủ thông tin được trao đổi bởi cả hai luôn đáng mong đợi. Do đó, cuối mỗi buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng thường đặt thêm gợi ý “Bạn có muốn đặt câu hỏi gì cho chúng tôi không?” Đây là thời điểm vàng để bạn có thể tận dụng để làm rõ những thắc mắc cuối cùng về công việc này. Vậy, đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng như thế nào mới thông minh. Cùng Mua bán tìm hiểu nội dung thông tin này qua bài viết sau nhé!
Tại sao bạn nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng?
Nhiều người nghĩ rằng đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng là không cần thiết. Chỉ cần gây ấn tượng và trả lời xuất sắc những câu hỏi mà họ đã hỏi trong suốt cuộc phỏng vấn là được. Bạn nên chuẩn bị trước những câu hỏi cho nhà tuyển dụng vì những lý do sau đây:
Nhà tuyển dụng đánh giá được mức độ tiếp cận công việc của bạn
Nhà tuyển dụng thường đánh giá một buổi phỏng vấn chính là giai đoạn tập sự công việc của bạn. Đồng thời bạn cũng sẽ quan sát được cách làm việc của nhà tuyển dụng. Ngoài hồ sơ ấn tượng, cử chỉ, cách ăn mặc, giải đáp và đặt câu hỏi sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn đã tiếp cận công việc như thế nào.
Nhà tuyển dụng đánh giá được mức độ quan tâm công việc của bạn
Nếu bạn chỉ trả lời các câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra mà không có bất kỳ một mối quan tâm nào đến công việc, tổ chức công ty thì rất có thể bạn chưa thực sự chú ý đến công việc. Các nhà tuyển dụng luôn để ứng viên lựa chọn câu hỏi để đặt ra trong buổi phỏng vấn. Dựa trên cơ sở đó để đánh giá ứng viên nào thực sự đáng quan tâm đến công việc.
Nhà tuyển dụng đánh giá xem bạn có thực sự mong muốn làm công việc này hay không
Bạn có thể là người sáng giá nhất trong cuộc phỏng vấn, bạn làm tốt vượt qua sự mong đợi của nhà tuyển dụng tuy nhiên chưa có thể đánh giá được bạn có muốn làm công việc này hay không. Nếu bạn đã chuẩn bị các câu hỏi để làm rõ các thắc mắc của mình dựa vào đó sẽ có thể trao đổi thêm. Từ đó nhà tuyển dụng sẽ đánh giá mức độ mong muốn làm công việc này của bạn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng xác định mục tiêu cá nhân quan trọng như thế nào?
Tổng hợp những câu hỏi cực hay cho nhà tuyển dụng bạn nên biết
Anh/ chị có thể cho em biết thêm những tiêu chí để đánh giá ứng viên phù hợp với công việc này.
Đây là câu hỏi bạn nên đặt ra cho nhà tuyển dụng. Dựa vào câu trả lời, bạn có thể đánh giá bạn đạt được bao nhiêu phần trăm cơ hội trúng tuyển trong buổi phỏng vấn này. Nếu bạn đã đáp ứng đủ các chỉ tiêu nhà tuyển dụng đã đề ra, có thể đặt thêm một số câu hỏi liên quan đến nghiệp vụ. Ngoài ra, cuối cuộc phỏng vấn bạn hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn mong muốn làm công việc này. Và trong tương lai bạn có thể đảm nhận tốt vị trí được giao.
Anh/ chị có thể nói qua cho em một chút về lộ trình thăng tiến của vị trí này hay không?
Mặc dù ở dạng câu hỏi trả lời có hoặc không, nhưng chắc chắn chẳng có nhà tuyển dụng nào từ chối trả lời. Đây cũng là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng đánh giá được thái độ nghiêm túc của bạn đối với công việc này và mong muốn gắn bó lâu dài. Khi hiểu rõ về lộ trình thăng tiến bạn sẽ dễ dàng chọn lựa nếu đang nhận được nhiều lời mời làm việc cùng lúc.
Anh/ chị cho em biết thêm kỳ vọng ngắn hạn cho vai trò này trong tương lai
Khi đặt câu hỏi này bạn sẽ thể hiện được tính chủ động trong công việc với nhà tuyển dụng. Nó cũng giúp bạn xác định được kỳ vọng của cấp trên và xây dựng kế hoạch để nhanh chóng thành công. Bạn cũng có thể hỏi thêm các thông tin về chỉ số đánh giá cho vị trí này. Nếu đã hiểu rõ được điều này sẽ giúp bạn bắt đầu công việc tốt hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng làm việc độc lập: hành trang tốt để thành công
Anh/ chị có thể cho em biết thêm về văn hóa và những đãi ngộ của công ty hiện tại
Đây là câu hỏi đánh giá mức độ quan tâm của bạn về môi trường làm việc hiện tại và văn hóa của doanh nghiệp. Nếu có đáp án này bạn sẽ dễ hòa nhập với môi trường làm việc hơn. Đồng thời có thể tìm thấy được môi trường làm việc phù hợp với tính cách bản thân mình hơn.
Anh/ chị cho em xin thêm đánh giá, góp ý về thư CV xin việc
CV rất quan trọng trong quá trình xin việc. Với câu hỏi này có thể đánh giá được mức độ hài lòng và ấn tượng của nhà tuyển dụng đối với CV bạn đã thực hiện. Ngoài ra nó cũng có thể giúp bạn mở rộng được chủ đề trao đổi để buổi phỏng vấn trở nên sôi nổi hơn. Một số nhà tuyển dụng chỉ xem xét sơ qua CV xin việc của bạn, nếu với câu hỏi này họ có thể sẽ ngắm nhìn lại lần nữa. Điều đó có thể giúp bạn tạo ấn tượng với những kỹ năng bà bạn đã ghi trong CV.
Những câu hỏi bạn cần tránh hỏi nhà tuyển dụng
Việc đặt câu hỏi cuối mỗi buổi phỏng vấn có thể giúp bạn củng cố thêm thông tin. Tuy nhiên không phải câu hỏi nào cũng có thể đặt với nhà tuyển dụng. Bạn nên tránh những câu hỏi đã có sẵn trên mạng như:
-
Công ty này làm về lĩnh vực gì?
-
Công ty do ai làm chủ
-
Công ty được thành lập vào thời gian nào?
Những câu hỏi này mang tính chất khá riêng tư. Đồng thời đây là những thông tin bạn có thể hoàn toàn tra cứu được trên internet. Việc đặt những câu hỏi dạng này sẽ khiến nhà đầu tư đánh giá bạn chưa từng tìm hiểu qua doanh nghiệp. Nó khiến mất thời gian của cả hai bên khi phải trả lời những vấn đề không cần thiết.
Ngoài ra mức lương thưởng và đãi ngộ công ty thường sẽ được nhà tuyển dụng chia sẻ qua từng vòng khác nhau. Do đó đây cũng là câu hỏi bạn không nên đặt khi mới ở vòng đầu phỏng vấn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng quản lý bản thân là gì? Cách cải thiện kỹ năng quản lý bản thân
Một số lưu ý khi đặt câu hỏi và cách đặt câu hỏi
Lịch sự chân thành khi đặt câu hỏi
Thái độ luôn là điều kiện tiên quyết dù bạn làm bất kỳ công việc gì. Thái độ khi đặt câu hỏi phù hợp sẽ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng cho thấy sự tự tin, hoạt ngôn và thoải mái trong cuộc phỏng vấn. Bạn nên tập luyện việc đặt câu hỏi để có thể điều chỉnh thái độ cho phù hợp.
Sử dụng từ ngữ phù hợp, nhã nhặn
Nếu cuộc phỏng vấn căng thẳng đôi khi sẽ làm bạn run khiến câu nói có thể bị lủng củng, gián đoạn. Do đó hãy cố gắng giữ bình tĩnh, sử dụng ngôn từ đơn giản sẽ giúp bạn khắc phục các lỗi trên. Diễn đạt câu càng mạch lạc càng giúp bạn kiểm soát tốt cảm xúc. Như vậy sẽ dễ dàng chiếm được cảm tình và ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Chú ý lắng nghe câu trả lời từ nhà tuyển dụng
Bạn đặt câu hỏi để nhà tuyển dụng giải đáp thắc mắc chứ không phải hỏi để nhận câu trả lời và để nhà tuyển dụng đánh giá sự thông minh qua câu hỏi. Hãy dùng các kỹ năng mềm để thể hiện rằng bạn đang nghe câu trả lời rất chăm chú. Nó còn thể hiện bạn rất quan tâm đến vấn đề cần được đề cập dù bạn đã biết về chúng. Đừng bỏ qua bất kỳ thông tin gì mà nhà tuyển dụng đã chia sẻ với bạn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng quan sát là gì? Ý nghĩa của nó trong giao tiếp?
Trên đây là toàn bộ gợi ý từ Mua Bán giúp bạn có thể đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng sao ấn tượng và thông minh nhất. Việc chuẩn bị câu hỏi cho nhà tuyển dụng cho thấy bạn đã đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng cho vị trí này nếu được nhận vào làm.
Ngoài ra, việc này còn giúp bạn khai thác được thêm nhiều thông tin về công việc, doanh nghiệp bạn làm trong tương lai. Từ đó đưa ra quyết định có nên lựa chọn vị trí này hay không. Chúc các bạn may mắn và thành công. Đừng quên theo dõi Việc Làm Mua Bán thường xuyên để cập nhật những tin tuyển dụng việc làm uy tín và mới nhất nhé!
Phạm Hiền.