Đeo nhẫn cưới tay nào: cách đeo nhẫn cưới đúng cho các cặp

Đến giai đoạn tìm hiểu và mua được chiếc nhẫn cưới phù hợp, kèm theo sẽ là thắc mắc đeo nhẫn cưới tay nào cho cả nam và nữ. Tình yêu cần thăng hoa và hai tâm hồn thấu hiểu yêu thương thôi chưa đủ. Tình yêu có sợi dây gắn kết bền chặt cả đời mới càng sâu đậm và vô giá. 

Chính chiếc nhẫn là vật đồng tâm giữa hai người, tượng trưng cho lời nguyện gắn kết và đồng hành cùng nhau cả đời. Có lẽ việc trao nhẫn chính là truyền thống nổi bật và đáng mong chờ nhất trong mỗi lễ cưới. Tùy thuộc theo yêu cầu vào phong tục nơi bạn đang sống, ngón tay và bàn tay đeo nhẫn lại khác nhau.

Bài viết này chúng tôi sẽ đi sâu về việc đeo nhận cưới tay nào hay đeo nhẫn cầu hôn tay nào theo quan điểm và văn hoá Việt Nam.

Nhẫn cầu hôn (nhẫn đính hôn) nên đeo tay nào? Nhẫn cầu hôn có ý nghĩa gì?

Khi đã bằng lòng với người bạn đời của mình và muốn “đưa nàng về dinh”, chàng trai sẽ chuẩn bị một chiếc nhẫn ngỏ lời cầu hôn cô gái (còn được gọi là nhẫn đính hôn ). Nếu nàng đồng ý, chiếc nhẫn sẽ được chàng gửi đến ngón chính giữa bàn tay trái. 

Theo quan niệm Trung Đông thì ngón giữa biểu tượng cho bản thân mình. Việc chàng trai trao chiếc nhẫn lên ngón tay này của bạn gái không chỉ mang ý hẹn ước mà còn là hành động đánh dấu chủ quyền. Chiếc nhẫn sẽ nói với mọi người, đặc biệt với các chàng trai khác, rằng cô gái này đã có chủ và chuẩn bị lập gia đình rồi.

Cặp đôi nên đeo nhẫn cưới tay nào?

Các mẫu nhẫn cưới đẹp thường bao gồm một cặp, một cho cô dâu, một cho chú rể. Cặp nhẫn cưới là lời thề cho hiện tại và tương lai, về một tình yêu vĩnh cửu vô tận, gắn bó cả đời. 

Theo truyền thống lâu đời của người Việt, nhẫn cưới được đeo theo lời dạy của cha ông “Nam tả, nữ hữu “. Nghĩa là chồng đeo tay trái, vợ đeo tay phải. Cặp nhẫn đôi này có hình dạng tương tự nhau, được đôi uyên ương trao cho nhau trong ngày cưới, thể hiện tấm lòng son sắt và hoàn toàn thuộc về nhau.

Còn ngón tay đeo nhẫn thì ngón áp út đã trở thành điểm đến bất di bất dịch của nhẫn cưới, dù cho bạn có đến từ xứ sở nào đi chăng nữa. Người con trai sẽ đeo chiếc nhẫn vào ngón áp út bàn tay phải của người bạn đời. Còn cô gái sẽ đặt chiếc nhẫn vào ngón áp út tay trái của nửa còn lại.

 đeo nhẫn cưới tay nào

 

Đeo nhẫn cưới ngón áp út mang ý nghĩa gì?

 Vị trí đeo nhẫn cưới đã được hình thành từ xa xưa, khi con người phát hiện ra một điều thú vị như thế này. Bạn và người bạn đời của mình hãy thử áp bàn tay (đối diện) vào nhau, ngón giữa gập lại và các ngón áp nhau tương ứng. Sau đó, hai bạn từ từ tách từng ngón tay ra, có thể theo thứ tự hoặc không: ngón cái, ngón trỏ, ngón út và ngón áp út.

Bạn sẽ thấy một điều kỳ lạ rằng: trong khi các ngón tay khác tách nhau ra rất dễ, thì ngón áp út lại khó hoặc không thể tách ra (trong khi vẫn giữ 2 ngón giữa áp vào nhau ). 

Và cách làm ngược lại cũng cho ra một kết quả như vậy. Từ ấy, ngón áp út được để lại dành riêng cho nhẫn cưới với ý nghĩa mình và nửa kia  gắn bó không rời. Ngón áp út biểu tượng cho một tình yêu chung thủy, sự tương đầu ý hợp và một tương lai gắn bó dài lâu của cặp vợ chồng.

Theo người phương Tây, ngón áp út có chứa một tĩnh mạch chảy về tim. Đeo nhẫn cưới lên ngón tay này là biểu tượng cho sự gắn bó, sự hòa quyện giữa hai con tim cùng nhịp đập.

đeo nhẫn cưới tay nào biểu hiện sự gắn bó

 

Nữ có đeo nhẫn cưới tay trái được không?

Nữ đeo nhẫn cưới tay nào là câu hỏi phổ biến nhất chúng tôi nhận được. Trong phong tục tập quán của người Việt, con gái sẽ đeo nhẫn cưới ở tay phải. Tuy nhiên hiện nay, có rất nhiều người vẫn đeo tay trái, tự do theo sở thích của mình. Và trên thực tế cho thấy, ít người con gái nào sau cưới lại đeo tay phải nếu họ thuận tay phải. Nữ gần như chuyển hết sang tay trái để thuận tiện cho hoạt động và làm việc thường ngày. Hơn nữa, bàn tay trái của phụ nữ bao giờ cũng đẹp hơn bàn tay phải, tạo góc nhìn đẹp và khiến chiếc nhẫn cưới trông lấp lánh hơn.

nữ đeo nhẫn cưới tay nào phù hợp

 

Nam đeo nhẫn cưới tay phải được không?

Không một luật pháp hay quy định bất dịch nào cho vấn đề này, đeo nhẫn trái hay phải đều không là vấn đề. Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi nam đeo nhẫn cưới tay nào, chúng ta có thể quan sát trên thực tế để thuận tiện cho hoạt động và đi theo những quan niệm tốt đẹp của nhân gian, hầu hết nam giới lựa chọn đeo tay trái, rất ít nam giới đeo nhẫn bàn tay phải.

nam đeo nhẫn cưới tay nào

 

Người đạo công giáo đeo nhẫn cưới tay nào?

Theo thống kê năm 2010, Việt Nam có tỷ lệ 7% dân chúng theo đạo Công giáo, con số này xếp thứ 5 trên toàn Châu Á. Công giáo có nguồn gốc từ Hy lạp, trong ngữ cảnh Kito giáo và là nơi bắt nguồn phong tục trao nhẫn cưới. Chiếc nhẫn chính là bản sao của một chiếc vòng mà người đàn ông mang ở ngón trỏ của mình, sau đó trao cho người vợ với ý nghĩa đặt người vợ dưới quyền của mình.

Dần dần, chiếc vòng đã được nâng tầm và việc trao nhẫn cũng mang ý nghĩa khác xưa, là lời thề của tình yêu và cuộc sống chung thủy. Phong tục trao nhẫn cưới được hình thành trong Kitô giáo từ thế kỷ VI và dần lan truyền ra thế giới. Chiếc nhẫn cưới sẽ được đeo lên ngón áp út bàn tay trái cả cô dâu và chú rể. 

Ở một vài nước, nghi lễ này còn được tổ chức long trọng bằng cách đặt chiếc nhẫn lên chiếc gối em bé và đem đến cho cô dâu.

Nhẫn cưới thường được làm từ gì?

Thông thường, vàng 18k là lựa chọn hàng đầu cho các cặp đôi sắp sửa thành thân bởi lý do tài chính và vàng cũng là một kim loại hiếm và giá trị, được chế tác tỉ mỉ và phổ biến trong các loại trang sức. 

Trong đó vàng trắng thường được sử dụng rộng rãi hơn cả cho chiếc nhẫn cầu hôn.

Bên cạnh đó, bạch kim cũng được sử dụng phổ biến bởi độ đánh bóng cao, sáng lấp lánh và độ sang trọng khi sở hữu.

Với những người có ngân sách dư dả hơn, họ lựa chọn những loại đá quý hiếm có và sang trọng. Trong đó nhẫn cưới kim cương được coi là lựa chọn hàng đầu của tình yêu vĩnh cửu bởi kim cương không chỉ đại diện cho địa vị và sự giàu có mà còn là biểu tượng của tình yêu trường tồn vĩnh viễn.

Việc lựa chọn được một viên kim cương ưng ý theo tiêu chuẩn 4Cs đi kèm với giấy chứng nhận kim cương cũng sẽ đòi hỏi không ít thời gian tìm kiếm, do đó chúng tôi khuyên bạn nên dự trù thời gian là  2 tuần để tìm hiểu và đi xem kim cương tại các cửa hàng, bên cạnh đó cũng sẽ mất thêm 3-5 ngày để làm khuôn nhẫn theo ý thích của bạn.

Đeo nhẫn cầu hôn tay nào phù hợp