Đi đám cưới bao nhiêu tiền? Số tiền mừng cưới ý nghĩa nhất?
Đi đám cưới là việc thường như diễn ra thường xuyên, thế nhưng với điều kiện kinh tế và phụ thuộc nhiều yếu tố nhiều bạn không biết nên mừng như nào? Dưới đây Luật Dương Gia sẽ phân tích và đưa ra những gợi ý có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc này,
1. Tiền mừng cưới bao nhiêu là đủ?
Thông thường, tiền mừng cưới sẽ dao động trong khoảng từ 500,000 – 5 triệu đồng. Mức tiền này có thể thay đổi tùy theo mức độ thân thiết của khách mời với cô dâu chú rể, địa điểm tổ chức tiệc cưới hoặc địa vị xã hội của cặp đôi, bạn cũng có thể cân đối tiền mừng đám cưới so với thu nhập của bản thân nhé.
Bên cạnh đó, khách tham dự có thể cân đối tiền mừng đám cưới sao cho phù hợp với thu nhập của bản thân, số lượng người đi cùng và có thể tham khảo bạn bè xung quanh đi như nào để mừng đám cưới.
2. Chuẩn bị tiền mừng theo mối quan hệ:
Mừng cưới người thân trong gia đình
Đối với người thân cân ở trong gia đình thì số tiền mừng nên dao động khoảng từ 2 đến 5 triệu đồng, có thể là bằng tiền mặt hoặc vàng, hiện vật, quà tặng như đồ dùng mới sắm sửa trong gia đình. Để có thể lựa chọn giá trị mức tiền mừng phù hợp nên phụ thuộc vào mối quan hệ thân cận như thế nào: anh chị em ruột, anh chị em họ,…
Mừng cưới bạn bè thân thiết
Đối với trường hợp bạn bè thân thiết, thông thường phong bì sẽ dao động từ khoảng 1 đến 2 triệu. Tuy nhiên, số tiền này nó cũng phụ thuộc vào thu nhập của từng người. Ở nhiều trường hợp, tiền mừng cưới có thể được thay thế bằng hiện vật như vàng, đồ dùng trong gia đình,…
Số tiền mừng đám cưới đi lần này được coi như là một khoản vay trước mà cô dâu và chú rể sẽ ghi chú note lại cẩn thận số tiền mừng đám cưới của bạn để sau này sẽ đi trả lễ lại với số tiền tương ứng mà bạn đã mừng ở đám cưới. Vì thế, hãy rộng tay thả lỏng đôi chút để có thể làm hài lòng cô dâu chú rể không làm mất lòng đôi bên, cũng là khoản để dành khi tới đám cưới của bạn.
Xét trên các mối quan hệ, nếu như bạn đi dự đám cưới của con của những người lãnh đạo cấp cao trong cơ quan, hoặc của đối tác lớn công ty, thì số tiền bỏ phong bì tiền mừng cưới thường sẽ nằm trong khoảng từ 1 triệu tới 5 triệu. Thay vì ngoài cách mừng tiền mặt, bạn cũng có thể tặng những món quà có giá trị tương ứng như đồ nữ trang, đồ gia dụng
Mừng cưới bạn bè xã giao, đồng nghiệp
Đối với bạn bè xã giao hoặc đồng nghiệp, tiền mừng cưới có thể dao động từ 300 000 đến 1 triệu đồng phụ thuộc vào thu nhập từng người và hơn hết là phụ thuộc cả vào địa điểm họ tổ chức đám cưới và mời bạn đến tham dự nếu sang trọng như khách sạn đồ thì nên tăng thêm 2-300 nghìn.
Chuẩn bị tiền cưới theo địa điểm tổ chức đám cưới
Nếu đám cưới mà tổ chức đãi ở quê, ngay tại tư gia thì chi phí bỏ ra sẽ ít tốn kém hơn. Còn những nơi sang trọng hơn như nhà hàng hay resort thì cô dâu chú rể phải chi ra số tiền kha khá là lớn. Vì thế, tùy vào địa điểm tổ chức mời bạn tham dự đám cưới, bạn cũng nên cân nhắc số tiền mừng phù hợp
Cụ thể, nếu đám cưới được tổ chức tại gia, bạn có thể bỏ phong bì từ 300,000 – 1 triệu đồng bởi cô dâu chú rể sẽ tốn kém ít chi phí hơn trong khâu tổ chức.
Ngược lại, đối với đám cưới tại nhà hàng khách sạn sang trọng, bạn nên mừng cưới cao hơn từ 2 – 4 lần so với đám cưới tại gia.
Chuẩn bị tiền mừng cưới theo số lượng người đi cùng
Số lượng tiền mừng cưới bên cạnh thể hiện tình cảm dành cho cô dâu, chú rể thì nó cũng là số tiền mình chi trả cho một phần trong bữa ăn cỗ cưới. Vì vậy bạn nên cân nhắc số tiền mừng đám cưới theo số lượng người đi cùng nhé.
Ví dụ nếu bạn đi cùng chồng hoặc người yêu thì bạn nên chuẩn bị tiền mừng gấp đôi so với mức thông thường. Hoặc nếu là cả gia đình đi dự lễ cưới thì bạn nên chuẩn bị thêm từ 1 đến 1,5 triệu đồng là thích hợp nhất
Chuẩn bị tiền mừng cưới theo thu nhập cá nhân
Bên cạnh nhưng nguyên tắc kể trên, bạn nên cân nhắc tiền mừng cưới theo thu nhập cá nhân của mình. Nếu như mức lương hàng tháng của bạn ở mức trung bình, hãy cân nhắc số tiền mừng cưới vừa với túi tiền của mình, có thể là thấp hơn 100,000 đến 300,000 đồng so với mặt bằng chung
Ngược lại, nếu bạn có thu nhập ổn định và dư giả, bạn có thể thoải mái hào phóng bỏ phong bì mừng cưới ngang với mức thông thường hoặc nhiều hơn.
3.
Những câu hỏi xung quanh vấn đề mừng cưới:
3.1. Không đi đám cưới mừng bao nhiêu tiền?
Tùy thuộc vào mức độ thân thiết của bạn với cô dâu chú rể. Nếu đó là người thân, bạn bè thân thiết, sếp,… thì kể cả không tham dự lễ cưới bạn vẫn nên gửi phong bì bằng với số tiền mừng ngang với số tiền nếu bạn đi cưới. Ngược lại, nếu đó là mối quan hệ bình thường thì bạn có thể cân đối số tiền mừng cưới phù hợp với thu nhập của mình, có thể ít hơn nếu như bạn có mức thu nhập trung bình hoặc bằng nếu bạn có mức thu nhập cao.
3.2. Không đi đám cưới có nên gửi tiền mừng không?
Câu trả lời ở đây là nên. Vì khi cô dâu chú rể đã mời bạn đến dự lễ cưới nghĩa là bạn là người quan trọng, việc mừng cưới chính là cách để đáp lại tình cảm đó. Bên cạnh đó, dù không trực tiếp tham dự nhưng khi bạn vẫn gửi tiền mừng thì sẽ thể hiện bạn không phải là người hẹp hòi, tính toán chi li
4. Ý nghĩa từng con số tiền mừng đám cưới:
Tiền mừng đám cưới là một phần không thể thiếu trong mỗi đám cưới. Nó mang nhiều ý nghĩa đối với cả người dự và cô dâu chú rể.
Trước hết đối với người dự, đó là lời cảm ơn, lời chúc phúc, một cách để thể hiện tình cảm của mình dành cho cô dâu chúc rể khi mời mình tham dự lễ cưới. Bên cạnh đó, tiền mừng cưới cũng như là một cách để san sẻ chút gánh nặng về tài chính cho cặp đôi.
Đối với cô dâu chú rể, tiền mừng cưới như một món quà cả về tinh thần lẫn vật chất. Họ vừa được nhận tình cảm, lời chúc phúc của những người bạn hay người thân trong gia đình, vừa như là một khoản nhỏ để chi trả cho việc tổ chức đám cưới và để tiết kiệm cho tương lai
5.
Nên mừng cưới tiền chẵn hay lẻ?
Theo quan niệm của dân gian, số lẻ tượng trưng cho sự phát triển. Thể hiện rằng người gửi phong bì mong muốn cô dâu chú rẻ có cuộc sống hạnh phúc, ăn nên làm ra có của ăn của để. Vì vậy khi bỏ phong bì mừng cưới, bạn nên bỏ số tiền lẻ như 300,000 đồng hoặc 500,000 đồng thay vì bỏ số chẵn như 400,000 đồng hay 600,000 đồng.
Bên cạnh đó, trường hợp tham dự lễ cưới của bạn bè thân thiết, bạn cũng có thể lực chọn những số tiền mang ý nghĩa đặc biệt. Ví dụ: 666,000 mang ý nghĩa mọi chuyện trong cuộc sống đều thuận buồm xuôi gió; 1,999,000 mang ý nghĩa lâu dài.
6. Ai sẽ là người được giữ tiền mừng cưới?
Tiền mừng cưới không chỉ là tấm lòng chúc phúc của khách mời đến mừng, mà còn là nguồn thu nhập nhỏ để cô dâu chú rể mới cưới có thể xây dựng tổ ấm của mình hoặc chi trả những khoản nợ trong quá trình tổ chức đám cưới. Thế nhưng, có một vài thực tế là nhiều đôi uyên ương phải ngậm ngùi vì một lý do khá tế nhị nhưng gặp phải rất nhiều: chia tiền mừng.
Có khá nhiều giải pháp cho cô dâu chú rể. Tuy vẫn chưa hoàn hảo, nhưng tốt nhất là cả hai bên nên thống nhất với nhau và với cả gia đình hai bên. Nếu chi phí dịch vụ cưới đều là toàn bộ tiền do hai bạn bỏ ra cả, thì hãy lên danh sách tiền mừng từ bạn bè của cha mẹ hai bên và gửi lại. không suy tính đến việc cha mẹ có nhận hay không nhưng đây là điểm đáng khen ghi nhận vào mắt đấng phụ mẫu. Từ đó, tương lai chuyện gia đình càng hào thuận, vui vẻ, suôn sẻ. Nếu thuộc vào trường hợp cha mẹ cùng hỗ trợ một phần thì cô dâu và chú rể nên gửi trả lại phần đó trước, phần còn lại thì bù vào những khoản khác của cả hai vợ chồng, cần ghi lại cẩn thận chi tiết. Nếu cha mẹ mà hỗ trợ cho toàn bộ thì đôi vợ chồng mới cưới nên gửi lại toàn bộ tiền mừng cưới cho cha mẹ.
Còn có những trường hợp muốn góp vốn gây dựng sự nghiệp tương lại, thì cô dâu chú rể nên viết kế haochj trình bày rõ ràng với cha mẹ hai bên. Không cha mẹ nào mà không thương con, không muốn con thành công vì thế họ sẽ hiểu được tâm ý của mình chia sẻ giúp đỡ một phần nào đó. Một cô dâu đã chia sẻ kinh nghiệm sau khi cưới : “Mình nên làm một bảng tổng hợp tất cả xem thử số tiền mừng do khách mời của người thân, bạn bè mình là được bao nhiêu. Nếu đủ bù lại chỗ tiền tổ chức cưới thì gửi lại cho ông bà, bố mẹ. Còn nếu mà chưa đủ bù lại số tiền để tổ chức, thì trình bày với bố mẹ để mong họ thông cảm vì hoàn cảnh của hai vợ chồng khó khăn”.
Chi phí cho các gói dịch vụ cưới sẽ khiến bạn khá là đắn đo suy nghĩ, cân đo đong đếm để vừa kiểm soát vừa không làm mất lòng ai. Vì thế nên tìm hiểu kĩ trước và tham khảo nhiều trung tâm từ trước để có dự liệu.