Giá Trị Thương Hiệu Là Gì? Cách Nâng Cao Giá Trị Thương Hiệu

Thương hiệu luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Giá trị của nó đã vượt qua vai trò là một nhãn hiệu, hình ảnh, slogan, sản phẩm. Thương hiệu còn là niềm tin, sự cam kết đối với khách hàng. Vậy

giá trị thương hiệu là gì

, cách giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị thương hiệu? Mời các bạn cùng Mua bán tìm hiểu trong bài viết này.

Giá trị thương hiệu là gì? Cách giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị thương hiệuGiá trị thương hiệu là gì? Cách giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị thương hiệu

I. Định nghĩa giá trị thương hiệu là gì?

Trả lời cho câu hỏi giá trị thương hiệu là gì? Đây chính là thước đo về mức độ chịu chi của khách hàng đối với một thương hiệu. Điều này áp dụng với sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu hoặc một phần của thương hiệu.

Ở góc nhìn thương hiệu thì yếu tố này giúp doanh nghiệp đảm bảo được nguồn tiền đi vào bên trong. Nó thể hiện cho sự phát triển của thương hiệu, giá trị càng lớn chứng tỏ thương hiệu càng thành công. Điều này có mang ý nghĩa về mặt tài chính bởi người dùng sẽ sẵn sàng chi một khoản tiền để được sử hữu sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu.

Định nghĩa giá trị thương hiệuĐịnh nghĩa giá trị thương hiệu

II. Sự khác nhau giữa giá trị cốt lõi của thương hiệu với giá trị thương hiệu là gì?

Giá trị cốt lõi khác với giá trị thương hiệu bởi nó được xem là những lợi ích độc đáo nhất, đặc trưng và khác biệt nhất của một thương hiệu. Các doanh nghiệp sẽ dựa vào giá trị cốt lõi của nhãn hiệu để triển khai các hoạt động kinh doanh, chiến lược tiếp thị đúng với định hướng thương hiệu. Ngay từ bước đầu tiên doanh nghiệp cần phải xác định được giá trị cốt lõi của thương hiệu sau đó mới tiến hành xây dựng hình ảnh tạo nên giá trị thương hiệu.

Ví dụ như giá trị cốt lõi của thương hiệu Coca-Cola là: Thương hiệu yêu thích; Phát triển bền vững; Vì một tương lai tốt đẹp hơn.

Giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì?Giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì?

>>>Xem thêm: Tìm hiểu đối tượng kế toán là gì? Cách xác định và phân loại đối tượng kế toán

III. Tầm quan trọng của giá trị thương hiệu đối với các doanh nghiệp

Cùng tìm hiểu ngay tầm quan trọng của giá trị thương hiệu là gì đối với các doanh nghiệp hiện nay:

  • Thương hiệu là công cụ giúp phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác 

  • Thương hiệu tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

  • Thương hiệu thúc đẩy khách hàng lựa chọn sản phẩm

  • Thương hiệu tạo nên lòng tin đối với khách hàng

  • Thương hiệu cũng là cơ sở để khách hàng xác định rõ xuất xứ, nguồn gốc sản phẩm

  • Thương hiệu giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, công sức tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ.

  • Người dùng sẽ hạn chế được những rủi ro khi chọn những dịch vụ, sản phẩm thuộc thương hiệu uy tín.

Giá trị thương hiệu là gì và có tầm quan trọng ra saoGiá trị thương hiệu là gì và có tầm quan trọng ra sao

IV. Các yếu tố tạo nên giá trị thương hiệu của doanh nghiệp là gì?

Tìm hiểu ngay các yếu tố giúp doanh nghiệp tạo nên giá trị thương hiệu là gì.

1. Giá trị thương hiệu dựa trên chi phí xây dựng

Chi phí xây dựng là định giá thương hiệu dựa trên chi phí. Đây là yếu tố cần được cân nhắc đầu tiên trước khi xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu. Nói dễ hiểu đây là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra từ khi bắt đầu thành lập đến khi gây dựng được danh tiếng trên thị trường. Các chi phí sẽ bao gồm:

  • Phí khuyến mãi, quà tặng

  • Phí đăng ký thương hiệu, cấp phép kinh doanh

  • Phí quảng cáo, truyền thông

  • Chi phí cho các chiến dịch đã triển khai của thương hiệu

2. Giá trị thương hiệu dựa trên giá trị thị trường

Giá trị thị trường nghĩa là giá trị của thương hiệu dựa trên giá trị hiện tại trên thị trường. Phương thức định giá này đòi hỏi cần phải tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích chi phí, giá trị của các doanh nghiệp khác trên thị trường. Từ đó mới đưa ra được những con số dự đoán, ước tính giá trị nội tại của thương hiệu.

Sử dụng phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải cập nhật thông tin thị trường thường xuyên để nắm bắt tin tức. Từ đó đưa ra được định giá thương hiệu đúng tại thời điểm đó để tránh tình trạng sai lệch thông tin bởi giá thị trường và yếu tố biến động.

Giá trị thương hiệu là gì và yếu tố để xác địnhGiá trị thương hiệu là gì và yếu tố để xác định

>>> Xem thêm: Sales Manager là gì? Một Sales Manager giỏi cần có những kỹ năng nào?

V. Giá trị thương hiệu và tài sản thương hiệu có khác nhau không? Phân biệt ra sao?

Giá trị thương hiệu còn được xem là giá trị tài chính nhất định của thương hiệu. Để xác định được giá trị thương hiệu đáng giá bao nhiêu doanh nghiệp cần định giá dựa trên 2 phương pháp là chi phí xây dựng và giá trị thị trường).

Giá trị thương hiệu có ý nghĩa tài chính và đóng vai trò định giá khi doanh nghiệp muốn mua hoặc bán thương hiệu. 

Tài sản thương hiệu là số tiền mà khách hàng đồng ý để chi trả cho việc sở hữu sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Nó được thể hiện qua nhận thức và trải nghiệm của khách hàng thông qua các hoạt động marketing và truyền thông quảng cáo. Khách hàng khi có những phản ứng tích cực về thương hiệu thì giá trị thương hiệu sẽ tăng lên và ngược lại.

Tài sản thương hiệu càng cao sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu được các rủi ro tiềm ẩn bên ngoài.

Tài sản thương hiệu là gì?Tài sản thương hiệu là gì?

VI. 5 cách nâng cao giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp

Sau khi đã tìm hiểu giá trị thương hiệu là gì thì tiếp theo hãy cùng tìm hiểu ngay 5 cách để nâng cao giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp.

1. Cá nhân hóa thương hiệu

Cá nhân hoá thương hiệu được xem là một trong những chiến lược phát triển thương hiệu để năng cao các giá trị. Từ đó thổi hồn cho thương hiệu đến gần hơn với khách hàng. Bên cạnh các chiến lược marketing thì thương hiệu cũng cần được cá nhân hoá để tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn, tạo cảm giác thân quen.

Những gợi ý giúp cá nhân hoá thành công thương hiệu:

  • Sử dụng đại từ nhân xưng hoặc giọng điệu xưng hô nhất quán.

  • Tạo dựng thương hiệu giống như tính cách đặc trưng riêng của mỗi con người. Ví dụ như Gucci, Rolex đã xây dựng thành công thương hiệu mang tính cách sang trọng, tinh tế.

  • Luôn đi đúng theo thông điệp thương hiệu đã xây dựng

  • Tận dụng tối đa sức mạnh của các phương tiện truyền thông để quảng bá, tiếp cận tới nhiều hơn nữa khách hàng tiềm năng.

  • Luôn tuân thủ nguyên tắc chính trực, trung thực và minh bạch.

Giá trị thương hiệu là gì, gợi ý cách cá nhân hoá thương hiệuGiá trị thương hiệu là gì, gợi ý cách cá nhân hoá thương hiệu

2. Tạo sự khác biệt thương hiệu

Để có thể tạo nên sự cạnh tranh và giành được chỗ đứng cho riêng mình các doanh nghiệp cần phải tạo ra được sự khác biệt đến từ thương hiệu của mình so với các đối thủ. Một số cách giúp thương hiệu trở nên khác biệt:

  • Xác định ngành hàng độc nhất của thương hiệu

  • Xây dựng tính thẩm mỹ cho thương hiệu

  • Tạo nên sự thấu hiểu chưa được khai thác từ khách hàng

  • Điều chỉnh thông điệp cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng

  • Khắc hoạ nổi bật những thành công trong quá khứ.

Giá trị thương hiệu là gì? Một số cách giúp thương hiệu trở nên khác biệtGiá trị thương hiệu là gì? Một số cách giúp thương hiệu trở nên khác biệt

3. Trở thành chuyên gia trong ngành

Khi khách hàng muốn sử dụng bất cứ một sản phẩm, dịch vụ nào đó chắc chắn sẽ thông qua các công cụ như Google, Facebook, Youtube… Đây chính là cơ hội để doanh nghiệp xuất hiện và cung cấp những thông tin, kiến thức miễn phí cho họ và dần dần trở thành “chuyên gia” trong tâm trí người dùng.

Trở thành chuyên gia trong tâm trí người dùngTrở thành chuyên gia trong tâm trí người dùng

4. Cải thiện trải nghiệm thương hiệu cho khách hàng

Khách hàng có thể chọn dùng thử sản phẩm của bạn vì một mẫu quảng cáo hay nhưng cũng sẽ rời đi khi có trải nghiệm không tương xứng. Doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là chạy quảng cáo, các chiến lược PR, marketing ầm ầm là có thể thu hút được khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. 

Yếu tố để tạo nên giá trị thương hiệu là gì? Gồm chất lượng tới từ sản phẩm, khâu chăm sóc khách hàng, cách thương hiệu xử lý phản hồi của người dùng…

Do vậy, để tăng giá trị thương hiệu một cách hiệu quả nhất doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược cải thiện trải nghiệm của khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Xác định rõ những vấn đề cần cải thiện để tiếp cận gần hơn với khách hàng của mình. Một số mẹo mà doanh nghiệp có thể tham khảo:

  • Thấu hiểu khách hàng như những người bạn thân

  • Có các chiến lược cụ thể để nâng cao trải nghiệm khách hàng

  • Phản hồi khách hàng nhanh nhất có thể

  • Kết nối cảm xúc giữa thương hiệu với khách hàng

  • Có chính sách ưu đãi riêng cho khách hàng mới và khách thân thiết

  • Đo lường các chỉ số để biết được chiến dịch có đạt hiệu quả không.

Trải nghiệm của khách hàng chính là yếu tố tạo nên giá trị thương hiệuTrải nghiệm của khách hàng chính là yếu tố tạo nên giá trị thương hiệu

5. Cân bằng giá trị kỳ vọng và giá trị thực tế của thương hiệu

Mối quan hệ giữa sự kỳ vọng và sự hài lòng của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ tạo nên giá trị thương hiệu là gì được thể hiện như sau:

  • Giá trị mong đợi nhỏ hơn giá trị hài lòng thực tế sẽ tạo ra ấn tượng tích cực cho sản phẩm

  • Giá trị mong đợi bằng với giá trị hài lòng thực tế tức ấn tượng về sản phẩm còn yếu.

  • Giá trị mong đợi lớn hơn giá trị hài lòng thực tế sẽ tạo nên ấn tượng tiêu cực về sản phẩm.

VII. Những Brand thành công trong việc xây dựng giá trị thương hiệu

Khám phá ngay top những thương hiệu thành công hiện nay để hiểu hơn về giá trị thương hiệu là gì.

1. Thương hiệu Toyota

Toyota thương hiệu ra đời năm 1937 và nhanh chóng tạo được vị thế riêng cho mình trên thị trường. Hãng cũng lọt bảng xếp hạng top 5 thương hiệu xe tốt nhất thế giới vào năm 2016. Về mặt giá trị thương hiệu, theo Interbrand “định giá” Toyota ở mức 53 triệu đô la.

Toyota thương hiệu ô tô hàng đầu
Toyota thương hiệu ô tô hàng đầu

2. Thương hiệu Burberry

Burberry thuộc 1 trong 10 thương hiệu cao cấp giá trị nhất trên thế giới với ước tính giá trị thương hiệu đạt 4,1 USD. Công ty hoạt động với hơn 500 cửa hàng tại hơn 50 quốc giá trên thế giới. 

Burberry thuộc 1 trong 10 thương hiệu cao cấpBurberry thuộc 1 trong 10 thương hiệu cao cấp

3. Thương hiệu của Starbucks

Chuỗi cà phê nổi tiếng Starbucks là thương hiệu nhà hàng có giá trị lớn nhất thế giới. Năm 2019 giá trị thương hiệu tăng lên 39,3 tỷ USD nhờ sự đầu tư mạnh mẽ.

Starbucks là thương hiệu nhà hàng có giá trị lớn nhất thế giớiStarbucks là thương hiệu nhà hàng có giá trị lớn nhất thế giới

4. Thương hiệu Vinamilk

Vinamilk được định giá thương hiệu khoảng 2,814 USD tăng 18% so với năm 2021. Đây tiếp tục là ngành thực phẩm có giá trị lớn nhất Việt Nam. Vinamilk cũng vinh dự được nhận danh hiệu “Thương hiệu sữa lớn thứ 6 thế giới”.

Thương hiệu sữa lớn thứ 6 thế giới”Thương hiệu sữa lớn thứ 6 thế giới”

Trên đây là những chia sẻ của Muaban.net về giá trị thương hiệu là gì và cách để xây dựng thành công thương hiệu cho doanh nghiệp. Hy vọng sẽ giúp những cá nhân, doanh nghiệp phần nào giải đáp được những băn khoăn, thắc mắc của bản thân. Đừng quên tham khảo thêm những bài viết thú vị khác trên chuyên trang của chúng tôi.

>>> Xem thêm: