Góc giải đáp thắc mắc: Có kiêng bán nhẫn cưới không?

Hôn nhân là một chuyện trọng đại trong đời, và nhẫn cưới chính là một minh chứng cho chuyện tình cảm đơm hoa kết trái và bước đến cột mốc tươi đẹp của lứa đôi. Chính vì lẽ đó, người ta thường rất cẩn thận trong việc đeo và giữ gìn nhẫn. Tuy nhiên, trong cuộc sống đôi lúc ta sẽ gặp một vài vấn đề cần phải bán nhẫn cưới. Và câu hỏi đặt ra là, có nên tháo nhẫn cưới hay không, có kiêng bán nhẫn cưới không? Việc bán nhẫn cưới có ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân hay không? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết được chia sẻ dưới đây nhé!

co-kieng-ban-nhan-cuoi-khong-1-1654658931.png
Có kiêng bán nhẫn cưới không?

Nhẫn cưới – Nhân chứng tình yêu

Trước khi trả lời cho câu hỏi “có kiêng bán nhẫn cưới không”, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa của nhẫn cưới để hiểu được vì sao nhẫn cưới lại trở thành vật đại diện cho tình yêu và được trân trọng đến vậy.

Trong ngày thành hôn, cô dâu chú rể sẽ trao cho nhau chiếc nhẫn cưới như một lời cam kết về sự ràng buộc về tình yêu và trách nhiệm của cả hai đối với việc vun vén, xây dựng tổ ấm trong tương lai. Cũng chính vào lúc đó, cả hai chính thức nên duyên vợ chồng. Và đoạn đường phía trước, không chỉ là anh, em, mà là chúng ta.

Chữ “nhẫn” trong nhẫn cưới chính là đại diện của từ “nhẫn nại”. Sự gặp gỡ và nên duyên của cả hai đến từ rung cảm nơi trái tim, nhưng khi tiến đến hôn nhân thì mọi sự sẽ không suôn sẻ mãi như thuở mới yêu. Hai người, mỗi người một lối sống, mỗi người một thói quen lại về chung một nhà sẽ vô tình khiến cuộc sống hôn nhân gặp phải một vài vấn đề, phát sinh một vài mâu thuẫn và tranh cãi. Trong lúc đó, cả hai cần phải học cách lắng nghe, học cách nhẫn nại để có thể bao dung và thấu hiểu đối phương. Từ đó củng cố cho một cuộc sống hôn nhân bền vững và tốt đẹp.

co-kieng-ban-nhan-cuoi-khong-2-1654658932.png
Chữ “nhẫn” trong nhẫn cưới chính là đại diện của từ “nhẫn nại”

Ngoài ra, việc đeo nhẫn cưới cũng chính là sự khẳng định, là lời thông báo ngầm rằng người đó đã kết hôn và có gia đình nhỏ. Đặc biệt, mỗi khi nhìn thấy nhẫn cưới trên ngón áp út, người ta sẽ nhớ về người bạn đời đã cùng mình vượt qua bao sóng gió, thăng trầm của cuộc đời. Chính vì thế, nhẫn cưới được xem là sự cam kết của một mối quan hệ, và nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hôn nhân của cả hai.

Có nên tháo nhẫn cưới ra không?

Ông bà xưa coi nhẫn cưới như một vị thần bảo hộ cho cuộc sống của các cặp vợ chồng. Và cũng có quan niệm cho rằng nếu một trong hai tháo nhẫn cưới ra, thì đồng nghĩa với việc tình cảm của cả hai sẽ bị rạn nứt, bất hòa, thậm chí đi đến bờ vực ly tán.

co-kieng-ban-nhan-cuoi-khong-3-1654658931.png
Có thể tháo nhẫn cưới trong tình huống cần thiết

Tuy nhiên, trên thực tế thì vấn đề này lại không nghiêm trọng đến như vậy. Trong nhiều tình huống bắt buộc, ví dụ như công việc đặc thù hay nhẫn cưới ảnh hưởng đến sinh hoạt, bạn vẫn có thể tạm thời tháo nhẫn cưới ra và đeo lại lúc xong việc. Một chiếc nhẫn cưới chẳng thể tượng trưng cho tình cảm của bạn dành cho đối phương, quan trọng là ý thức về trách nhiệm, lòng chung thủy và tình yêu của cả hai. Nếu không còn tình cảm, thì đeo nhẫn cưới 24/7 cũng chẳng thể giúp hai bạn tiếp tục mối quan hệ hôn nhân bền vững được.

Có kiêng bán nhẫn cưới không?

Tương tự với trường hợp trên, việc bán nhẫn cưới cũng được xem là một điều không nên làm của các cặp vợ chồng.

Tuy nhiên, cuộc sống muôn màu muôn vẻ, hoàn cảnh của mỗi người cũng không hề giống nhau. Sẽ có một số trường hợp bạn cần phải bán nhẫn cưới như sau:

  • Nhẫn cưới không vừa: Nhẫn cưới qua thời gian có thể sẽ bị chật, hoặc rộng khiến bạn không còn đeo vừa được nữa. Có trường hợp bạn mập lên, gầy đi hoặc nhẫn bị móp méo, trầy xước khiến bạn đi đến quyết định bán đi.

  • Vợ chồng ly dị: Khi cả hai đã quyết định không thể cùng chung sống hay bước chung đường nữa và ly hôn, bạn có thể bán đi và mua nhẫn mới khi tái hôn.

  • Tài chính hạn hẹp: Có trường hợp hoàn cảnh nghèo khó khiến các cặp đôi phải bán nhẫn cưới đi để trang trải cho cuộc sống và dự định sẽ mua lại khi tài chính vững hơn.

Đó là một số trường hợp người ta bán nhẫn cưới đi trong thực tế. Dẫu là vậy, vẫn khuyên bạn không nên bán nhẫn cưới. Bởi đây được xem là một hành động tối kỵ trong hôn nhân. Nếu bạn thiếu thốn về mặt tài chính, bạn có thể vay mượn tạm từ bạn bè, người thân. Trường hợp nhẫn bị rộng hay móp méo, bạn nên đem nới lỏng nhẫn hoặc cất đi và mua một chiếc nhẫn mới.

co-kieng-ban-nhan-cuoi-khong-4-1654658931.png
Các cặp vợ chồng nên bán nhẫn cưới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Nhẫn cưới dù chỉ là vật vô tri, nhưng nó mang những ý nghĩa vô cùng to lớn và thiêng liêng. Nhẫn cưới là tín vật định tình, là minh chứng cho bước ngoặt lớn của cuộc đời cả hai, là biểu tượng của tình yêu và là sợi dây gắn kết tình cảm của lứa đôi. Nếu bán nhẫn đi, dù bạn mua thêm bao nhiêu chiếc nhẫn mới đẹp đẽ và giá trị đến mấy, thì vẫn không thể thay thế được chiếc nhẫn cũ đã sờn theo năm tháng nhưng chứng kiến bao sự kiện của cuộc đời bạn.

Với trường hợp cả hai đi đến quyết định dừng lại và ly hôn vì cuộc hôn nhân không hạnh phúc, thì việc bán nhẫn cưới đi là điều có thể. Nhiều người coi việc bán nhẫn là kết thúc cuộc hôn nhân cũ và bắt đầu một cuộc sống mới. Một số khác thì vẫn giữ nhẫn lại như một vật kỷ niệm, một minh chứng cho sự hiện diện của đối phương trong cuộc đời mình.

Một số điều kiêng kỵ khi đeo nhẫn cưới

Như vậy, việc bán nhẫn cưới được xem là một hành động không nên làm của các cặp vợ chồng. Ngoài ra, trong quá trình đeo nhẫn cưới, bạn cũng cần phải kiêng kỵ một số điều sau để duy trì và giữ lửa cho hạnh phúc gia đình:

  • Kiêng đeo nhẫn cưới ở ngón khác ngoài ngón áp út: Ngón áp út ở bàn tay trái có một mạch máu chảy về tim, được mệnh danh là mạch máu tình yêu. Vì lẽ đó mà người ta thường sẽ đeo nhẫn cưới ở ngón này như một sợi dây gắn kết tình yêu đến trái tim. Ngoài ra, đeo nhẫn ở các ngón khác cũng ảnh hưởng xấu đến phong thủy và khiến tình cảm vợ chồng bị rạn nứt.

  • Kiêng đeo nhẫn cưới trước khi diễn ra hôn lễ: Người xưa quan niệm rằng việc đeo nhẫn cưới trước hôn lễ sẽ khiến hôn nhân không hạnh phúc, cuộc sống thường xuyên phát sinh mâu thuẫn và cãi vã. Vì thế, chỉ nên đeo trước sự chứng kiến của tổ tiên, họ hàng.

  • Kiêng đeo nhẫn có hình thức quá chênh lệch: Không cần hai chiếc nhẫn phải giống hệt nhau, nhưng cần phải có những chi tiết tương đồng. Bởi vì nhẫn cưới là “cặp”, mà cặp thì không thể khác biệt hoàn toàn được.

  • Chỉ một trong hai người đeo nhẫn cưới: Đây là hành động khiến tình cảm vợ chồng bị chia cắt, dễ phát sinh mâu thuẫn và xuất hiện người thứ ba.

Vậy, câu trả lời cho thắc mắc “Có kiêng bán nhẫn cưới không” là có. Tuy nhiên, đây là điều không bắt buộc, bởi vì chung quy thì tình cảm của cả hai sẽ do trái tim và sự ý thức về trách nhiệm của mỗi người quyết định. Dẫu vậy, nhẫn cưới với một cuộc hôn nhân có giá trị quá lớn lao, vì thế bạn không nên bán đi nếu có thể tìm cách giải quyết khác nhé!