Huyền sử về Washington (Kỳ 8): Cuộc gặp gỡ định mệnh với Alexander Hamilton

Trong quân đội Lục quân Lục địa, những người theo Tướng Washington chiến đấu ở New York và rút về New Jersey, có một đại úy pháo binh rất kiên cường và gan dạ. Đó chính là Alexander Hamilton…

>> Xem trọn bộ Huyền sử về Washington

Manhattan đã vào độ giữa hè, mùa hè trên hòn đảo nhỏ bé này thật đẹp và êm đềm biết bao, giá như không có chiến tranh. Bầu trời lúc nào cũng trong xanh và lộng gió. Hamilton thích nằm dài trên bãi cỏ bên bờ sông, dưới những tán cây rợp bóng mát, ngắm nhìn những ánh nắng chiếu lung linh xuyên qua kẽ lá. Anh lim dim mắt, lắng nghe bầy chim muông đang tíu tít vui đùa, xa xa dội về tiếng ầm ào của dòng Hudson – Dòng sông bắt nguồn từ hồ Nước mắt của mây. Anh vẫn luôn thích nằm như vậy với bộ trang phục gọn gàng, đẹp đẽ. Bởi lẽ, anh luôn tin tưởng một điều rằng, đồng phục đẹp có thể nâng cao tinh thần của con người. Vì thế, khi chỉ huy binh lính ra trận, anh luôn luôn mặc một bộ đồng phục thật đẹp và chỉn chu.

Khi các tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh đổ bộ lên đảo, quân đội Lục địa bị đánh bại và bỏ chạy tán loạn, chỉ có Alexander Hamilton dẫn đầu đội pháo binh bắn trả tàu địch. Điều này đã gây được ấn tượng rất tốt trong mắt tướng Washington. Không giống như sự ra đi một cách bí mật và lạnh lùng của Reid, Alexander Hamilton luôn trung thành với vị tướng của mình và liên tục bảo vệ ông ở New Jersey, suốt giai đoạn từ năm 1776 cho đến khi ‘Chiến tranh giành độc lập’ kết thúc. 

Trong quân đội Lục quân Lục địa, những người theo Tướng Washington chiến đấu ở New York và rút về New Jersey, có một đại úy pháo binh rất kiên cường và gan dạ. Đó chính là Alexander Hamilton. Alexander Hamilton bỏ trường Đại học Calombia để gia nhập quân đội, sau này anh đã trở thành một trợ thủ đắc lực và đáng tin cậy nhất của tướng Washington. Sau độc lập, Alexander Hamilton được đảm nhiệm chức Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ, đồng thời cũng là một trong những người sáng lập Hiến pháp Hoa Kỳ và Kho bạc Hoa Kỳ.

Cuộc đời và số phận 

Alexander Hamilton sinh ra trên một hòn đảo là thuộc địa của Anh quốc ở Tây Ấn. Mẹ anh là người Pháp. Bà từng có một cuộc hôn nhân tồi tệ trước đây và đổ vỡ sau khi đã có một đứa con. Khi đến Tây Ấn, bà có mối quan hệ với một người Anh và sinh ra Alexander Hamilton. Một thời gian sau, cha anh mất sớm, bỏ lại hai mẹ con với nỗi đau thương và sự thất vọng tràn trề. Ít lâu sau, mẹ anh cũng ra đi vĩnh viễn trong nỗi đau bệnh tật. Theo luật thừa kế, thì toàn bộ gia sản của mẹ anh để lại sẽ thuộc về người con trai cả (người con sinh ra trong cuộc hôn nhân đầu tiên). Về phần Hamilton, anh là một đứa con ngoài giá thú, nên sẽ không nhận được bất cứ thứ gì, kể cả những cuốn sách của mẹ mà Hamilton rất thích đọc. Một hàng xóm tốt bụng thấy cậu bé mồ côi không có gì thật đáng thương, nên ông ta đã mua lại những cuốn sách và gửi lại cho Hamilton. May thay, hồi đó cộng đồng người da trắng thuộc địa địa phương có truyền thống chăm sóc những người cô đơn, goá bụa, trẻ mồ côi… để họ không bị bỏ đói, bơ vơ trên đường phố.

Vì cha mẹ mất sớm, không có ai minh chứng nên tuổi của Hamilton cũng được khai sinh ở hai thời điểm khác nhau: Một là sinh vào tháng Giêng, năm 1755. Hai là sinh vào tháng Giêng, năm 1757. Nhưng cho dù anh sinh vào năm nào thì vẫn thuộc cung Ma Kết. Sinh mệnh thuộc cung này, luôn sở hữu tính kiên trì bền bỉ, có tầm nhìn xa trông rộng và có khả năng làm lãnh đạo. Điều đó đã được kiểm chứng ngay sau khi mẹ anh qua đời. Cậu bé Alexander phải học việc tại một cửa hàng để kiếm sống. Cậu phải lo việc kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, giữ tài khoản và làm cả những việc lặt vặt như đi giao hàng. Nói chung, cuộc sống của cậu rất bận rộn, nhưng lại rất có kế hoạch và gọn gàng. Vì thế, ông chủ cũng rất yên tâm và tin tưởng cậu. Những khi ông phải bay đến Châu Âu và Mỹ, toàn bộ công việc ở cửa hàng đều được giao lại cho Alexander Hamilton quản lý. 

Một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Hamilton đã bắt nguồn từ khả năng quan sát và ký sự của anh. Ấy là trong một lần hòn đảo Manhattan yên bình bỗng nhiên nổi cơn giông bão. Trong khi mọi người dân trên đảo đều hoảng loạn và cảm thấy sợ hãi, thì Hamilton lại bình tĩnh quan sát quá trình diễn biến của cơn bão và ghi lại những tình huống kinh hoàng mà cơn bão quét qua. Anh đã viết rất nhiều bài tiểu luận và gửi cho báo địa phương. Họ đã rất ngạc nhiên về khả năng quan sát và tài năng thiên phú về khả năng viết lách của anh, đặc biệt là khả năng sử dụng ngôn từ rất tự nhiên. Và tất nhiên, những bài viết của anh đã được xuất bản. Họ quyết định cho anh thôi việc tại cửa hàng và gửi anh đi du học. Những người dân trên đảo cũng quyên góp cho anh một khoản tiền để mua vé tàu. Theo cách này, chàng trai trẻ Hamilton đã đến Bắc Mỹ. Ban đầu, anh theo học ngôn ngữ tại một trường học ở Elizabethtown, New Jersey và không đăng ký được vào trường Cao đẳng New Jersey (Đại học Princeton). Thay vào đó, anh được nhận vào trường King’s College (Columbia University) ở New York. Sau đó anh lại về Manhattan để học tập. Bằng cách này, New York đã dưỡng thành một vị cha lập quốc vĩ đại trong tương lai.

Nhà Alexander Hamilton. Cấu trúc hiện tại được xây dựng lại từ đống đổ nát của ngôi nhà, nơi người ta cho rằng Alexander Hamilton đã sinh ra và sống khi còn nhỏ (ảnh: Wikipedia).

Đội trưởng pháo binh dũng cảm và ‘bắt mắt

Vào mùa hè năm 1776, một người đàn ông trẻ xuất hiện dưới quyền Tướng Washington. Anh đã gây một ấn tượng nổi bật trong đám đông, thể hiện bản năng hoạt bát, đầy cảm hứng, đặc biệt là khả năng lãnh đạo phi thường của mình. 

Sau khi cuộc ‘Chiến tranh giành độc lập’ bắt đầu, chàng sinh viên trẻ Alexander Hamilton không thể ngồi yên trên ghế nhà trường. Anh thường xuyên viết bài chỉ trích chính sách chiếm hữu nô lệ của vua Anh ở Bắc Mỹ, và có bài phát biểu tại các cuộc họp công khai. Bất cứ khi nào anh ấy nói, bằng sự nhiệt tình và khả năng diễn thuyết của mình, đã lôi cuốn, thu hút mọi người như nam châm hút đinh sắt vậy. Mặc dù ủng hộ cuộc cách mạng độc lập, nhưng Alexander Hamilton lại có lý trí hơn những thanh niên bình thường khác. 

Có lần, những học sinh cuồng tín đã bao vây hiệu trưởng của ngôi trường. Những học sinh này theo chủ nghĩa bảo hoàng và đã tìm cách bắt hiệu trưởng tống vào tù. Chính Hamilton là người đã canh cửa bảo vệ hiệu trưởng. Anh kêu gọi mọi người bình tĩnh, không nên có những hành động cấp tiến phi lý, như thế không khác gì côn đồ. Khoảng thời gian này đủ để cho ngài Hiệu trưởng trốn thoát bằng cửa sau và trở về nhà an toàn. 

Khi quân của Tướng Washington đóng quân tại New York, Hamilton – một người lạ, đã tự mình vận động và tuyển mộ trên các đường phố ở Manhattan. Anh đã chỉ huy một lực lượng dân quân gồm 68 người và bắt sống một số quân Anh trong một trận chiến. Và sau này họ đã trở thành một đội pháo binh cảm tử. Đội quân này mặc bộ quân phục màu xanh da trời, quần ống bó bằng da hoẵng và đi ủng quân đội. Alexander Hamilton luôn thấy ngưỡng mộ và tin tưởng rằng, những bộ đồng phục đẹp có thể nâng cao tinh thần của con người. Và anh không bao giờ cảm thấy mệt mỏi vì điều đó. Mỗi khi dẫn dắt binh lính, anh luôn chuẩn bị cho mình những bộ quân phục đẹp đẽ và chỉn chu.

Hamilton thời trẻ (ảnh: Wikipedia).

Chúng ta hãy thử tưởng tượng một điều: Trong lúc phía Lục quân đang trong tình trạng thiếu cơm ăn áo mặc, có bao nhiêu người thậm chí không có lấy một đôi giày, đến cuối thu vẫn chỉ mặc manh áo của mùa hè. Trong những ngày lạnh giá của cuộc rút lui đã xảy ra những sự việc thương tâm. Lính Mỹ đã phải lột bỏ quân phục của những người lính Anh tử trận để mặc cho họ khỏi lạnh. Và tất nhiên quân Hoàng gia bị coi là kẻ thù, vì họ là người gây hấn trước. Mặc dù phải đối diện với những khó khăn thử thách và cuộc chiến căng go, nhưng đội pháo binh New York vẫn luôn ăn mặc rất chỉn chu và đẹp đẽ. Đội quân do Hamilton dẫn đầu luôn luôn rạng ngời và bắt mắt dù đi đến đâu. 

Trên đường hành quân rút về New Jersey, ở New Boothwick, một viên sĩ quan tiếp xúc với Hamilton trong khi làm nhiệm vụ. Anh miêu tả lại hình ảnh của Hamilton trong bản báo cáo của mình như sau: “Trước mắt tôi là một nhóm pháo binh trẻ tiến đến, và viên sĩ quan dẫn đầu đã khiến tôi thực sự ấn tượng, tôi bắt tay và nói chuyện với anh ta; chàng trai tóc ngắn, trông trẻ nhất, tự giới thiệu mình là Alexander Hamilton. Qua điệu bộ tự nhiên đó, không ai trong quân đội là không biết đến Hamilton”.

Cuộc gặp gỡ định mệnh

Lại nói về Hamilton và đội pháo binh của mình, từ trận chiến bảo vệ New York đến New Jersey, họ luôn là đội quân dũng cảm nhất trong quân đội Lục địa. Đó là một đội quân luôn có khả năng đảo ngược tình thế, vì thế cái tên Alexander Hamilton đã trở nên rất nổi tiếng. 

Trong trận chiến mùa hè – Manhattan, khi các tàu chiến của Hải quân Hoàng gia đổ bộ lên đảo, quân đội Lục quân bị đánh bại và bỏ chạy tán loạn. Chỉ có Alexander Hamilton dẫn đầu đội pháo binh bắn trả, để kháng cự đến phút cuối cùng. Tướng Washington đã rất ấn tượng về điều này. Không những thế, trên đường rút lui về New Jersey, từ Newark đến Princeton, đội pháo binh của Hamilton luôn đóng vai trò bắn yểm trợ cho đội quân di tản. Một lần trong trận chiến trên sông ở New Brunswick hai bên chiến đấu rất kịch liệt, cuối cùng quân đội Mỹ phải tìm cách phá cầu trước khi rút lui. Về phía quân đội Hoàng gia Anh, trung đoàn hạng nhẹ do Sir Cornwall chỉ huy đã cố gắng tràn sang cầu để băng qua sông. Trước tình thế nguy khốn, Tướng Washington ra lệnh cho Hamilton và đội pháo binh bắn sang bờ bên kia sông để ngăn chặn quân địch tràn sang. Hamilton và đội pháo binh của anh đã rất dũng cảm, họ đứng giữa cầu dùng hoả lực ngăn chặn quân Anh. Cuối cùng quân Mỹ đã rút lui an toàn nhờ sự dũng cảm của đội pháo binh do Hamilton chỉ huy. 

Sự dũng cảm, chiến lược, gan dạ và mưu trí của Alexander Hamilton bắt nguồn từ tài năng và tinh thần ham học hỏi của anh. Hamilton là một học sinh vô cùng kỷ luật và tự giác cao. Kiến thức về súng quân dụng và đạn dược mà anh ấy có được đều nhờ từ việc đọc nhiều sách và đa phần là tự học. Điều tuyệt vời là, nó rất hữu ích khi ra chiến trường. Hamilton là một đứa trẻ mồ côi, đã quen sống trong cảnh hỗn loạn. Vì thế, khi thảm kịch xảy đến, những người đào ngũ cứ việc rút lui khỏi New Jersey. Riêng Alexander Hamilton – đứa trẻ mồ côi này, thì sự biến động đó chẳng là gì cả. Anh không giống như những người lính Mỹ khác. Họ có thể có một ngôi nhà ấm áp và hãy cứ bỏ trốn để trở về với gia đình. Trên đường hành quân, anh vẫn tiếp tục tranh thủ đọc sách mỗi ngày. Mặc dù có lúc anh sẽ phải dẫn quân ra trận và nã pháo vào kẻ thù, đặt số phận của đoàn quân lên đầu sóng ngọn gió, đặt cuộc đời của mỗi binh lính treo trên sợi chỉ; giữa sự sống và cái chết, chỉ là trong gang tấc; nhưng tất cả những điều đó, không ngăn cản được Hamilton kiếm tìm những khoảng thời gian trống, lặng lẽ đọc sách và viết mỗi ngày. Điều đáng nói ở đây là, suốt thời gian trong quân ngũ, Hamilton luôn không ngừng tự học và đọc một số lượng lớn các sách về kinh tế học. Những kinh nghiệm và bài học rút ra được từ việc đọc sách, được anh ghi chép lại trong một cuốn sổ tay. Và hơn 200 năm sau, chính những gì anh để lại đã trở thành những tư liệu quý báu cho những nhà sử học nghiên cứu về Alexander Hamilton và tiểu sử của con người đặc biệt này. Có người nói: “Sau khi đọc những cuốn sách của Hamilton, bạn sẽ hiểu được cuộc đời của ông ấy!”.

Vậy đó, vào một ngày đông lạnh giá năm 1776, quân Lục địa rút đi khắp các nẻo đường ở New Jersey trong mưa gió giá lạnh. Tướng Washington và vị thuyền trưởng Alexander Hamilton đã hoàn thành cuộc gặp gỡ định mệnh. Cuối năm 1776, Hamilton trở thành người phụ tá của Tướng Washington, làm việc bên cạnh ông, theo bước ông không tách rời. Hamilton ghi lại các mệnh lệnh của Tướng Washington vào bất cứ khi nào, và xử lý cả một khối tài liệu khổng lồ cho vị tướng. Không giống như sự ra đi bí mật, lạnh lùng của Reid. Alexander Hamilton luôn trung thành dõi theo vị tướng của mình và luôn bảo vệ ông rời khỏi New Jersey từ 1776 cho đến khi cuộc ‘Chiến tranh giành độc lập’ kết thúc.

Theo Epoch Times
Thái Bảo biên dịch

Có thể bạn quan tâm:

videoinfo__video3.dkn.tv||820372dd8__

Your browser does not support the video tag. Please upgrade to lastest version

Ad will display in 09 seconds