Khám phá chi tiết các nghi thức quan trọng nhất trong lễ cưới Công Giáo
Lễ cưới Công giáo là một trong những nghi thức đặc biệt quan trọng của người theo đạo Thiên Chúa. Các nghi lễ phải được chuẩn bị kỹ càng, trang trọng và theo đúng trình tự. Vậy nghi thức lễ cưới của các tín đồ Công Giáo trước, trong và sau lễ cưới gồm những gì? Cùng LUXURY WEDDING khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Nghi thức trước khi tổ chức lễ cưới Công giáo
Trước ngày tổ chức đám cưới, đôi bạn trẻ sẽ cần thực hiện các nghi thức riêng biệt. Cụ thể gồm:
1. Ra mắt gia đình và Cha quản xứ
Với những người theo đạo Thiên chúa, kết hôn được xem là “bí tích hôn nhân”. Tình yêu giữa cặp đôi cần đảm bảo là tự nguyện, không bị ràng buộc hay thúc ép. Do đó, khi đã xác định đi đến hôn nhân, đôi bạn trẻ cần ra mắt gia đình 2 bên.
Sau khi ra mắt, cặp đôi sẽ trình diện Cha xứ. Cha xứ lúc này sẽ tư vấn chi tiết cho cặp đôi những điều cần làm, cần chuẩn bị trước khi tiến tới lễ cưới Công giáo.
Thông thường, các cặp đôi nên về ra mắt và trình diện Cha xứ sớm. Thời gian ít nhất khoảng trước 9 tháng đến 1 năm đám cưới để đảm bảo chuẩn bị đủ các khâu khác cho ngày trọng đại.
2. Học giáo lý
Học giáo lý trước hôn nhân là khóa học bắt buộc dành cho các cặp đôi chuẩn bị kết hôn. Khoác học gồm các bài học về đặc tính Công giáo, hôn nhân, gia đình, sinh sản và giáo giục con cái do Giáo hội chuẩn bị.
Thời gian học giáo lý sẽ phụ thuộc vào tình trạng tôn giáo của đôi bạn trẻ. Nếu cả 2 đều theo Công giáo, thời gian học sẽ dài 6 tháng, tương đương 12 buổi học. Nếu có một người có tôn giáo khác, thời gian học sẽ kéo dài từ 10 tháng đến 1 năm.
3. Đăng ký hôn phối cho lễ cưới Công giáo
Sau khi được cấp bằng giáo lý hôn nhân, cặp đôi cần chuẩn bị hồ sơ và tiến tới đăng ký hôn nhân tại nhà thờ. Một bộ hồ sơ đầy đủ sẽ gồm:
-
Giấy giới thiệu của cha xứ
-
Chứng chỉ rửa tội không quá 6 tháng
-
Chứng chỉ Thêm sức và giáo lý hôn nhân
-
Giấy đăng ký kết hôn dân sự
-
Sổ gia đình Công giáo
-
Đối với hôn nhân khác đạo cần có giấy miễn chuẩn ngăn trở do Đấng Bản Quyền cấp.
Hồ sơ khi đã hoàn thiện, đôi bạn trẻ sẽ cùng cha hoặc mẹ đến trình diện Cha xứ thụ lý hồ sơ. Cặp đôi sẽ lần lượt gặp riêng Cha để trình bày khúc mắc nếu có Sua đó, gia đình và Cha xứ sẽ xác định thời gian và địa điểm lễ cưới cụ thể.
4. Rao hôn phối
Rao hôn phối là nghi chức quan trọng trước khi tổ chức lễ cưới Công giáo. Cha xứ sẽ lập tờ rao và gửi đến cha xứ nơi cặp đôi cư trú. Công đoàn sẽ nhận thông báo về lễ cưới và xem xét các vấn đề.
Ngoài ra, quá trình rao hôn phối cũng được xem là khoảng thời gian để cặp đôi tĩnh tâm, suy nghĩ và chuẩn bị sẵn sàng đón nhận hôn nhân.
Nghi thức trong lễ cưới Công giáo
Sau khi đã hoàn thiện các nghi lễ truyền thống như lễ gia tiên, xin dâu hay thành hôn, cô dâu chú rể Công Giáo sẽ tiến hành lễ cưới tại nhà thờ với các nghi thức hôn phối bắt buộc. Gồm:
1. Thẩm vấn
Mở đầu buổi lễ, cô dâu, chú rể sẽ lần lượt trả lời 3 câu hỏi về tự do, yêu thương nhau suốt đời và việc đón nhận con cái. Mục đích của câu hỏi là xác định sự trưởng thành, ý thức về hôn nhân, lòng thuỷ chung và sự sẵn sàng đón nhận thế hệ mới của đôi bạn trẻ.
2. Trao lời nguyện thề trong lễ cưới Công giáo
Cặp đôi sẽ trao cho nhau lời nguyện thề son sắc dưới sự chứng kiến của Chúa, Cha sứ, người thân và bạn bè. Lời thề này sẽ là lời cam kết gắn bó bên nhau trọn đời, là tình yêu bền bỉ, trọn vẹn.
3. Trao nhẫn và ký tên vào sổ hôn phối
Ngay sau khi trao lời nguyện thề, Cha xé sẽ tuyên bố cặp đôi chính thức trở thành vợ chồng. Chú rể sẽ trao nhẫn cưới và hôn cô dâu, chính thức công khai cuộc hôn nhân hạnh phúc và thiên liêng với tất cả mọi người.
Sau khi đã trao nhẫn, 2 người chứng giám lễ cưới và Linh mục sẽ cùng ký tên vào Sổ hôn phối. Sổ sẽ được lưu trong văn khố của giáo xứ.
4. Nghi thức lễ cưới Công giáo tại nhà
Sau khi đã tổ chức đám cưới tại thánh đường, cặp đôi cần tổ chức lễ thành hôn tại nhà theo truyền thống người Việt.
- Tại nhà gái:
Nhà trai sẽ ngỏ lời xin dâu, giới thiệu sính lễ. Chú rể, cô dâu sẽ đốt nến trên bàn thờ và thực hiện nghi lễ tạ ơn Thiên Chúa. Cả Công đoàn sẽ hát vang bài ca “Xin Vâng” và kết thúc buổi lễ.
- Tại nhà trai:
Công đoàn sẽ tiến hành trình diện Thiên Chúa và tổ tiên.Thực hiện công bối lời Chúa và thực hiện lời nguyện Cộng đoàn. Để kết thúc, tất cả sẽ hát vang bài “Hồng ân Thiên Chúa bao la” hoặc “Đâu đó có tình yêu thương”.
Nghi thức sau khi kết thúc lễ cưới Công giáo
Để kết thúc lễ cưới, cặp đôi sẽ tiến hành nghi thức chụp ảnh lưu niệm và tổ chức tiệc đãi khách. Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính, gia chủ có thể tổ chức tiệc lớn hoặc nhỏ. Mục đích chính của bữa tiệc là thể hiện lời cảm ơn đối với khách quý. Đồng thời, qua đây giúp đôi bạn trẻ đón nhận lời chúc từ người thân, bạn bè.
Như vậy, chúng ta có thể thấy lễ cưới Công giáo gồm rất nhiều bước và các quy định cần tuân thủ. Do đó, để có một lễ cưới hoàn hảo bạn nên chuẩn bị ngay từ hôm nay. Hãy lên kế hoạch kỹ càng và cùng người yêu thực hiện nhé!
Tiếp tục theo dõi LUXURY WEDDING mỗi ngày để cập nhật thêm các kiến thức bổ ích nhé!
Chúc bạn thành công!