Lục lễ cưới hỏi của người Nam Bộ thời xưa – webdamcuoi

Lục lễ cưới hỏi của người Nam Bộ thời xưa hoàn toàn khác với lục lễ cưới hỏi của khu vực Bắc Bộ. Cùng khám phá ngay những nghi lễ khá biệt của người Nam Bộ nhé.

Người
ta thường nói đám cưới thời xưa phải thực hiện đủ lục lễ mới nên vợ nên chồng.
Mặc dù vậy, lục lễ tại mỗi khu vực, vùng miền của nước ta lại có sự khác nhau
rất lớn. Trong đó, lục lễ cưới hỏi của người Nam Bộ thời xưa hoàn toàn khác với
lục lễ của khu vực Bắc Bộ

Lục Lễ cưới hỏi của
người Nam Bộ và người Bắc Bộ

Do
ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc từ thời phong kiến, nên đám cưới của người
Việt xưa, đặc biệt là khu vực Bắc Bộ thường thực hiện lục lễ. Lục lễ này bao
gồm:

     – Lễ Nạp Thái
     – Lễ Vấn Danh
     – Lễ Nạp Cát
     – Lễ Nạp Trưng
     – Lễ Thỉnh Kỳ
     – Lễ Thân Nghinh.

Các
nghi thức này phần lớn đều có nguồn góc từ phong tục của bên Trung Quốc. Hiện
nay, người Việt đã gần như bỏ bớt và giản lượt các nghi thức trên để chỉ còn
thực hiện 3 nghi thức chính là:

     – Lễ dạm ngõ
     – Lễ hỏi
     – Lễ cưới.

Cũng giống như khu vực miền Bắc xưa khi cưới phải thực hiện lục lễ, nhưng lục lễ của người Nam Bộ, người thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long hoàn toàn khác với lục lễ của khu vực Bắc Bộ. Cụ thể, lục lễ trong lễ cưới xưa của người Nam Bộ bao gồm:

     – Lễ Giáp Lời
     – Lễ Thông Gia
     – Lễ Cầu Thân
     – Lễ Nói
     – Lễ Cưới
     – Lễ Phản Bái.

Trong
bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá lục lễ cưới hỏi người Nam Bộ, từ đó hiểu
rõ hơn sự khác nhau của nó với lục lễ cưới hỏi tại khu vực Bắc Bộ.

Lục lễ cưới hỏi của
người Nam Bộ thời xưa

Trong
giai đoạn tiền hôn nhân, trước khi hai họ muốn kết thân với nhau thì phải trải
qua ba vấn đề tiền hôn nhân, ngày xưa định hôn nhân là do ông mai, bà mối điềm
chỉ – hoặc do cha mẹ đôi bên đính ước, ngày nay do sự tìm hiểu của đôi nam, nữ.

Lễ giáp lời:

Lễ Giáp Lời thời xưa nó tương tự như lễ Dạm Ngỏ hiện nay. Đây là nghi lễ đầu tiên trong số nhiều nghi lễ cưới hỏi của người Nam Bộ và người đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, gia đình nhà trai sẽ hẹn với gia đình nhà gái vào 1 ngày nào đó thuận tiện để sang nhà gái nói chuyện. Đến ngày hẹn, nhà trai sẽ sang nhà gái gặp mặt và nói chuyện. Câu chuyện xoay quanh vấn đề về tuổi tác của hai đứa có hợp nhau không? Chọn ngày giờ cưới nào thì hợp với tuổi của hai đứa.

Lễ thông gia

Lễ
thông gia là nghi lễ thứ 2 trong lục lễ cưới hỏi của người Nam Bộ. Nhà trai sẽ
mời nhà gái sang nhà trai chơi để nhà gái biết đến gia cảnh của nhà trai. Qua
chuyến viếng thăm này, nhà gái sẽ hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế, tình trạng
gia đình của nhà trai. Từ đó, họ có thể an tâm hơn khi gả con gái của mình cho
phía nhà trai.

Lễ cầu thân

Qua
lễ Giáp Lời và Lễ Thông Gia thì hai nhà đã đồng ý cho hôn sự của con cháu mình.
Lúc này, nhà trai sẽ thực hiện nghi lễ thứ 3 trong lục lệ đó là lễ cầu thân.
Nhà trai sẽ mang sang nhà gái hai mâm đồ. Chính vì thế nên người ta còn gọi là
lễ này là lễ cho đồ hoặc là lễ sơ vấn hay còn gọi là bỏ hàng rào thưa, ngày nay
thông thường là do đôi nam, nữ quen biết nhau nên bỏ qua ba lễ trên mà chỉ bàn
sâu vào vấn đề, (lễ nói và lễ cưới).

Lễ nói

Lễ nói còn được gọi là lễ đính hôn hay lễ đăng khoa. Khi nhà
trai đến nhà gái thì người đại diện về phía nhà trai sẽ phát biểu và hướng dẫn
dâng các sính lễ cưới cho phía nhà gái. Sau đó người này sẽ mời nhà gái nhận lễ.
Lễ nói gồm 6 lễ nhỏ lần lượt thực hiện theo trình tự.

Lễ y kỳ

Lễ
y kỳ tức là đúng hẹn. Lễ này bên nhà trai xin phép bên nhà gái cho nhà trai
nhập gia trình lễ nói. Bên nhà gái nếu nhận lời sẽ cử người đại diện ra mời họ
nhà trai vào nhà để trình lễ nói. Chú rể phụ sẽ rót rượu cho người đại diện nhà
trai trước khi người này có lời phát biểu. Cụ thể lời phát biểu như sau:

Hôm
nay, ngày … tháng … năm … là ngày lành tháng tốt. Được sự đồng ý của hai bên
nhà trai và nhà gái, họ nhà trai chúng tôi nghinh hôn trình sính lễ gồm có:

   – Một đôi đèn
    – Một mâm trầu cau
    – Bốn mâm quả trái cây, bánh, trà rượu, heo quay …
Tôi là … của chú rể, cũng là đại diện phía nhà trai xin rót rượu trưởng tộc nhà trai đề mời trưởng tọc của phía nhà gái nhận sính lễ.

Lễ khai hòa

Nhà gái khui các mâm sính lễ của nhà trai mang sang và đặt
lên bàn thờ gia tiên để trình lễ cho tổ tiên về phía nhà gái.

Lễ thượng đăng

Lễ thượng đăng còn gọi là lễ lên đèn. Người đại diện bên phía nhà gái sẽ khui cây đèn long phụng của nhà trai mang đến. Người này sẽ châm lửa từ ngọn lửa trên bàn thờ gia tiên của bên nhà gái. Lửa này gọi là lửa hương hỏa. Khi đôi đèn đã cháy đều, người này sẽ giao lại đèn cho cô dâu và chú rể. Cô dâu, chú rể cùng xá lại gia tiên trước khi cắm đôi đèn lên chân đèn được đặt sẵn trên bàn thờ gia tiên.

Lễ lên đèn trong đám cưới người Nam BộLễ lên đèn trong đám cưới người Nam Bộ

Lễ bái gia tiên

Sau khi ghim 2 cây đèn lên bàn thờ gia tiên xong, chú rể sẽ bái lại bàn thờ gia tiên 1 lần nữa. Sau đó lần lượt bái lại gia tộc nhà gái gồm ông bà, cha mẹ, cô dì, chú thím…Sau khi hoàn tất, người đại diện bên nhà gái giới thiệu các thành phần thân tộc của bên nhà gái cho bên nhà trai và mời cô dâu ra mắt họ nhà trai.

Bàn thờ gia tiên trong ngày cưới Bàn thờ gia tiên trong ngày cưới

Cô dâu cuối đầu chào hai họ và nhận quà nữ trang cũng như
trang phục của họ nhà trai mang sang tặng. Khi xưa đôi bông nói
là do mẹ ruột đeo, ngày nay được sự đồng ý của họ nhà gái, qua xin ý kiến, họ
nhà gái cho phép chú rể đeo cho cô dâu, khi đeo đồ nữ trang xong cô dâu trở ra
chào hỏi họ nhà trai bằng lễ cuối.

Ngày giao bạc cưới hoặc hẹn ngày cưới,
bao nhiêu thường thì họ nhà gái không đòi, còn họ nhà trai đi cho họ nhà gái
một con heo đứng đúng tạ và tiền cưới gọi là tiền chợ, có khi heo đứng tức là
(nguyên heo) hoặc heo nằm là quy ra tiền do hai bên bàn tính, đàng gái đi đưa
dâu bao nhiêu người để đàng trai lo liệu.
– Trong lễ nói đàng trai sẽ trình thiệp cưới, thiệp ghi rõ ràng, giờ làm đám
cưới, giớ rướt dâu, giờ làm lễ bên gái, giờ làm lễ bên trai trao thiệp giữa hai
họ

Lễ dỡ mâm trầu

Trước
đây có một mình chú rể dỡ, bẻ trầu đủ đôi, cau đủ đôi để trong cái dĩa đặt lên
bàn thờ, ngày nay vì có quay phim chụp ảnh lưu niệm lên ông trưởng tộc xin phép
họ nhà gái, cho cô dâu cùng chú rể cùng dỡ mâm trầu, các lễ đã lập xong, vị
trưởng tộc nhà trai cho phép cô dâu, chú rể kêu ba má đôi bên là cha mẹ. Phần
cuối lễ nhà gái sẽ mời nhà trai dùng bữa cơm thân mật cùng với gia đình.

Lễ kiếu

Sau
bữa cơm thân mật,  người đại diện của
phía nhà trai trình lễ kiếu, ra về và hẹn gặp lại trong lễ cưới.

Lễ cưới và lễ rước
dâu

Lễ cưới bên nhà gái gọi là lễ Vu Quy, còn bên nhà trai gọi là lễ Tân Hôn hoặc Thành Hôn. Lễ cưới và lễ rước dâu được xem là sự kiện trang trọng nhất, đông vui nhất trong lục lễ cưới hỏi của người đồng bằng sông Cửu Long xưa nói riêng, của người Nam Bộ nói chung. Lễ cưới sẽ được tổ chức ở cả 2 nhà trai lẫn nhà gái. Để chuẩn bị cho lễ cưới, mọi việc được bên nhà trai và nhà gái sắp xếp và an bài hết sức công phu và cẩn thận.

Ở miền Tây, người ta thường dùng các loại lá dừa, cây chuối, hoa cau hay cây tre uốn lượn tạo hình thành rồng phụng và dựng thành rạp cưới hoành tráng trước sân nhà.

Rạp cưới được làm bằng lá dừaRạp cưới được làm bằng lá dừa

Đêm trước ngày cưới, họ hàng bên nhà gái sẽ tụ tập về đông đủ gọi là nhóm họ. Nhóm họ là buổi tối nhộn nhịp, vui vẻ và chứa chan tình cảm. Đây được xem như là bữa họp mặt của gia đình phía nhà gái để chia tay với cô dâu trước khi về nhà chồng. Trong buổi họp mặt này, cô dâu được tặng quà, được dặn dò những điều cần phải nhớ khi sang nhà chồng. Tại đây cũng chọn ra những người sẽ đưa dâu.

Đến ngày cưới, đoàn nhà trai sẽ đến nhà gái làm lễ cưới và chính thức rước dâu về nhà chồng. Thông thường nhà trai sẽ dùng xe hoa để rước dâu. Tuy nhiên, miền Tây đường bộ bị ngăn bởi nhiều con sông nên cũng có rất nhiều trường hợp đoàn nhà trai đến rước dâu bằng các loại ghe máy hoặc thuyền.

Rước dâu bằng ghe rất phổ biến tại miền TâyRước dâu bằng ghe rất phổ biến tại miền Tây

Đoàn rước dâu khi đến nhà gái sẽ chỉnh đốn lại y phục cũng
như các sính lễ cưới cho ngay ngắn, chỉnh tề mới bắt đầu bước vào nhà gái. Cô
dâu sẽ lánh mặt và ngồi bên trong phòng khi nhà trai đến. Đại diện gia đình nhà
trai phát biểu và trình sính lễ cho nhà gái. Nhà gái đáp lời đồng ý và cho cô
dâu ra mắt gia đình hai họ. Tiếp theo sẽ làm lễ gia tiên tại nhà gái. Sau khi
hoàn thành hết các nghi lễ thì nhà trai sẽ chính thức làm lễ rước dâu về nhà.
Cô dâu được mẹ chồng dẫn ra xe hoa và không được phép quay đầu lại nhìn.

Lễ phản bái

Một nét khác lạ trong phong tục cưới hỏi người Nam Bộ so với các vùng miền khác là lễ phản bái, sau khi cưới ba ngày, đôi vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà cha mẹ cô dâu, cha mẹ chú rể cũng có thể đi theo. Mang theo lễ vật là cặp vịt trống lớn và rượu. Lễ này thể hiện sự biết ơn của con rể đối với cha mẹ vợ vì đã gả con gái cho mình.

>>> Xem thêm: Mâm quả cưới người miền Nam gồm những quả gì?

>>> Xem thêm: Những điều kiêng kỵ trong đám cưới của người miền Nam

Nếu thấy bài viết hay , chia sẻ ngay với bạn bè

Pin on Pinterest

Pinterest

Share on LinkedIn

Linkedin

Share on Tumblr

Tumblr