Mâm quả cưới miền Nam gồm những quả gì? – webdamcuoi
Mâm quả cưới miền Nam rất khác biệt. Nó chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán cũng như lối sống truyền thống của những người dân Nam Bộ.
Giống như đám cưới ở những vùng miền khác của đất nước Việt
Nam, đám cưới của người miền Nam cũng không thể thiếu các mâm quả sính lễ cưới.
Tuy nhiên, mỗi một vùng có một phong tục riêng, nên mâm quả cưới miền Nam cũng
có khác biệt so với những vùng khác.
Mục lục
Mâm quả cưới là gì?
Mâm quả cưới hay còn gọi là sính lễ cưới là những lễ vật mà đàn trai phải mua và chuẩn bị để mang sang nhà gái trong lễ ăn hỏi hoặc lễ cưới. Tất cả các sính lễ cưới sẽ được nhà trai xếp vào các mâm quả được sơn son thép vàng. Sau đó lại tiếp tục được phủ lên những chiếc khăn đỏ có thêu chữ Song Hỷ và hình long phụng. Rìa khăn được làm nổi bằng các ren vàng.
Nhà trai sẽ bố trí một đội thanh niên chưa vợ để phụ trách
bưng các mâm quả sính lễ cưới này sang nhà gái. Tương tự như vậy, nhà gái cũng
bố trí một đội nữ tú đợi sẵn để đón nhận các mâm quả này từ phía nhà trai.
Người miền Nam yêu chuộng những con số chẵn. Chính vì lý do
đó mà số mâm quả cưới lúc nào cũng là con số chẵn như là 6, 8 hay 10 nhưng phổ
biến nhất vẫn là 6. Dưới đây là 6 loại mâm quả cưới miền Nam phổ biến nhất
trong các lễ cưới hỏi tại khu vực này.
Mâm quả trầu cau
Có thể nói mâm quả trầu cau là sính lễ cưới không thể thiếu trong bất cứ vùng miền nào trên đất nước chứ không chỉ riêng ở miền Nam. Trầu cau đại diện cho đại diện cho tình yêu nồng nàn, thắm đỏ và tấm lòng chung thủy sắc son.
Trầu cau trở thành sính lễ cưới phổ biến ở Việt Nam có thể xuất phát từ câu truyện cổ tích Sự Tích Trầu Cau lưu truyền bao đời qua ở nhân gian. Tục ngữ Việt Nam có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Câu tục ngữ này cho thấy tầm quan trọng của trầu cau trong việc khởi đầu một sự kiện, một lễ cưới.
Hiện nay, trong cưới hỏi, ngoài kiểu đặt trầu cau vào những
mâm quả truyền thống, người ta còn kết trầu cau lại và tạo hình cho nó thành rồng
phụng, thành hình trái tim vô cùng đẹp mắt.
Mỗi quả cau trong mâm sính lễ cưới đều được dán một thêm 1 tấm
decal Song Hỷ nhỏ hình trái tim để trang trí thêm cho sính lễ cưới.
Mâm quả trà rượu và cặp đèn long phụng
Mâm quả trà rượu
Thời xưa chưa có các loại thức uống công nghệ như bia và nước
ngọt thì trà và rượu là 2 loại thức uống chính trong những sự kiện lớn như cưới
hỏi, lễ tết của dân tộc ta. Theo truyền thống đó, được lưu truyền cho đến ngày
hôm nay.
Trong các mâm quả sính lễ cưới miền Nam, rượu và trà là mâm quả rất phổ biến. Trước kia người ta dùng rượu truyền thống, còn ngày nay đa phần sử dụng các loại rượu tây.
Mâm quả rượu trà và đèn long phụng
Cặp đèn long phụng
Chỉ riêng tại miền Nam thì ngoài các sính lễ cưới thường thấy thấy, thì lúc nào cũng có thêm mâm quả đèn long phụng. Hai ngọn đèn này được nhà trai mang sang nhà gái để cử hành nghi thức lên đèn trên bàn thờ gia tiên của nhà gái
Lễ lên đèn là một trong những phong tục quan trọng trong cưới hỏi của người miền Nam. Phần lớn các lễ cưới tại Nam Bộ đều thực hiện nghi lễ này. Cặp đèn long phụng sẽ được thắp sáng và cắm vào chân đèn của bàn thờ gia tiên khi cử hành nghi lễ cưới.
đèn long phụng
Đèn long phụng thực chất là hai ngọn nến to màu đỏ, hình trụ
tròn có đường kính từ 3cm đến 4cm. Chiều cao của nến từ 30 đến 45cm. Trên thân
ngọn nến được đính hình của rồng và phụng nhủ vàng hoặc bạc. Ngoài ra, trên
thân nến còn đính thêm các chữ Song Hỷ hoặc các chữ Hoa mang ý nghĩa Bách Niên
Hảo Hợp, Vĩnh Kết Đồng Tâm …
Mâm quả bánh phu thê
Bánh xu xê hay còn gọi là bánh phu thê là loại bánh không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt. Mặc dù thời đại ngày nay có rất nhiều loại bánh cưới hiện đại, được tạo hình đẹp mắt nhưng bánh phu thê vẫn là loại bánh phổ biến nhất được nhà trai chọn đặt vào trong tráp để làm lễ vật cho nhà gái.
Bánh phu thê có được
làm từ tinh bột gạo nếp cái hoa vàng. Nhân bánh được làm từ đậu xanh, dừa sợi
và hạt sen. Hộp đựng bánh có hình vuông, được làm từ lá dừa để bảo vệ bánh. Mỗi
một hộp là một cái bánh
Mỗi mâm quả bánh phu thê có khoảng từ 80 đến 100 cái bánh. Bánh được xếp theo dạng dạng hình tròn theo viền của hộp mâm quả. Mỗi một mâm như vậy được xếp khoảng 2 đến 3 lớp bánh.
Mâm quả cưới miền Nam bánh phu thê
Mỗi cái bánh phu
thê trong đám cưới đều được người ta dán lên stick Song Hỷ để trang trí cho
bánh
Mâm quả trái cây
Miền Nam đặc biệt khu vực đồng bằng sông Cữu Long nổi tiếng
với sự đa dạng về các loại trái cây. Trái cây ở miền này không chỉ ngon mà còn
rất nhiều nữa. Do đó, mâm quả cưới miền Nam cũng không thể thiếu mâm trái cây.
Mâm trái cây sính lễ cưới của người miền Nam phần lớn sử dụng các loại trái cây của chính địa phương này. Nó như là món quà của mẹ thiên nhiên dành cho những người con của miền Nam khi tổ chức hôn lễ của mình.
Mâm trái cây ngũ quả
Về loại trái cây trong mâm quả cưới thì rất đa dạng. Người
ta có thể kết hợp rất nhiều loại trái khác nhau tùy thuộc vào mùa vụ loại trái
đó. Phổ biến nhất là các loại trái cây: thanh long, mãng cầu, xoài, nho, cam,
măng cụt, quýt… Nhiều người còn kết thêm những những loại trái cây ngoại như
táo, nho mỹ kết chung với các loại trái cây địa phương.
Mâm quả xôi gà
Cùng với mâm heo quay thì mâm xôi gà là một trong hai mâm mặn
của mâm quả cưới miền Nam. Xôi là thể hiện cho sự no đủ, xung túc trong mỗi gia
đình. Mâm xôi đại diện cho lời chú phúc cho lứa đôi ấm no, hạnh phúc bên nhau.
Xôi ở đây người ta sử dụng loại xôi gấc có màu đỏ hoặc màu cam được tạo hình thành 5 trái tim xếp gọn vào một mâm quả tròn. Chính giữa được trang trí thêm chữ Song Hỷ màu vàng được làm bằng đậu xanh. Phía trên còn được đặt thêm 1 con gà luộc béo ngậy để tăng thêm sự no đủ, thịnh vượng, có xôi có thịt của mâm quả sính lễ này.
Mâm quả cưới miền nam xôi gà
Mâm heo quay
Một mâm mặn khác không thể không có trong đám cưới của người miền Nam chính là mâm heo quay. Heo quay đại diện cho niềm vui trọn vẹn và sự may mắn. Nó còn mang ý nghĩa chúc phúc cho cô dâu và chú rể sớm có tin vui, tài lộc vẹn toàn.
Mâm heo quay
Tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi gia đình mà có thể chọn loại
heo to hoặc heo nhỏ. Nhưng có một điểm chung là tất cả heo quay được được quay
với lớp da bên ngoài giòn rụm và đỏ tươi. Người ta để nguyên con heo quay và
mang sang nhà gái chứ không chặt ra. Mâm heo quay này thường nặng hơn các mâm
quả khác nên phải có 2 người bê.
Những mâm quả và sính lễ cưới khác.
Trên đó là 6 loại mâm quả cưới miền Nam phổ biến nhất. Bên cạnh các mâm quả trên thì bên nhà trai còn tặng thêm cho riêng cô dâu một số sính lễ khác như là trang sức cưới, áo cưới.
Đối với mâm trang sức cưới của cô dâu thì có bộ nhẫn cưới bằng vàng dành cho cả cô dâu và chú rể. Kế đó là bộ trang sức cưới dành riêng cho cô dâu bao gồm dây chuyền, cặp bông tai, lắc tay. Những gia đình khá giả còn tặng thêm những chiếc kiềng vàng cho cô dâu nữa. Ít phổ biến hơn là tặng thêm cho cô dâu bộ áo cưới, bộ áo dài.
>>> Xem thêm: Bưng quả trong lễ cưới hỏi và những điều bạn chưa biết
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm thuê dịch vụ bưng quả đám cưới