Mở studio áo cưới cần gì? Bí quyết kinh doanh thành công
Mở studio áo cưới đã và đang là mô hình kinh doanh được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lên kế hoạch chuẩn bị chính xác hay những bí quyết kinh doanh thành công có một không hai mà POS365 tổng hợp trong nội dung bài viết này. Khám phá ngay!
Mục lục
I. Có nên kinh doanh studio áo cưới?
Hiện nay mô hình kinh doanh mở studio áo cưới không phải là mô hình quá mới lạ song vẫn không thể phủ nhận được sự ảnh hưởng cũng như nhu cầu của nhiều khách hàng trên thị trường. Do đó, nếu bạn có ý định kinh doanh tiệm áo cưới thì đừng ngần ngại, hãy bắt tay vào việc thực thi kế hoạch kinh doanh ngay hôm nay, hứa hẹn đem đến sự phát triển và những cơ hội tiềm năng nhất.
Có nên kinh doanh studio áo cưới?
Vậy chi phí mở studio áo cưới như thế nào? Mở tiệm áo cưới cần những gì? Những bí quyết kinh doanh studio áo cưới độc đáo sẽ được bật mí ngay trong bài viết này. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
II. Mở tiệm áo cưới cần chuẩn bị những gì?
Mở tiệm áo cưới cần những gì? Những thông tin chi tiết về những điều cần chuẩn bị trước khi kinh doanh tiệm áo cưới sẽ được chúng tôi bật mí ngay dưới đây.
2.1. Khảo sát thị trường
Mở studio áo cưới là một trong những ngành nghề kinh doanh khá đặc thù, bởi những sản phẩm hay dịch vụ cung cấp thường bị ảnh hưởng bởi thời kỳ, xu hướng hay khu vực. Do đó, để kinh doanh tiệm áo cưới hiệu quả, bạn nên có kế hoạch nghiên cứu thị trường trước khi bắt đầu kinh doanh để nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của thị trường.
Khảo sát thị trường
Có thể bắt đầu bằng việc tham khảo những thông tin trên các trang báo điện tử, mạng xã hội… hay thực hiện các cuộc khảo sát quanh khu vực bạn mở tiệm áo cưới để hiểu rõ nhu cầu và sở thích của khách hàng mục tiêu.
2.2. Chuẩn bị vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định mô hình kinh doanh cũng như mục tiêu kinh doanh của cửa hàng. Do đó, để mở studio áo cưới thành công bạn không thể bỏ qua bước chuẩn bị nguồn tài chính.
Chuẩn bị vốn đầu tư
Số vốn kinh doanh cửa hàng áo cưới chính là khoản được dùng để chi trả cho tất cả những chi phí như: thuê mặt bằng, thuê nhân công, mua sắm, thiết kế hay trang bị các trang thiết bị như máy ảnh, máy tính, váy cưới, áo dài, phụ kiện… Tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh mà chi phí này có thể cao hay thấp. Thông thường, chi phí để mở tiệm áo cưới quy mô vừa và nhỏ sẽ dao động từ 100 triệu đồng – 300 triệu đồng.
2.3. Kiến thức kinh doanh lĩnh vực áo cưới
Song song với việc chuẩn bị vốn kinh doanh thì việc trang bị kiến thức kinh doanh là điều cần thiết mà chủ kinh doanh không nên bỏ qua. Tuy nhiên, đây lại là một trong những khâu chuẩn bị mà nhiều chủ cửa hàng bỏ qua. Do đó, nếu bạn có ý định sở hữu cho mình một thương hiệu áo cưới thì nên trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực kinh doanh áo cưới cũng như những kiến thức kinh doanh để cạnh tranh với đối thủ, thu hút nhiều khách hàng.
2.4. Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng áo cưới
Mở studio áo cưới cần gì? Hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh là điều cần thiết và quan trọng để đảm bảo tính hợp pháp trong quá trình kinh doanh.
Với những cửa hàng kinh doanh áo cưới có quy mô nhỏ thì bạn có thể lựa chọn hình thức đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Đây được coi là cách mở cửa hàng kinh doanh áo cưới đơn giản, dễ thực hiện với những thủ tục khá đơn giản và nhanh chóng. Bạn có thể tham khảo hồ sơ chuẩn bị đăng ký kinh doanh dưới đây:
-
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
-
Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân/ Căn cước công dân của chủ cửa hàng hoặc người trực tiếp đứng tên trong bảng đăng ký hộ kinh doanh.
-
Hợp đồng cho thuê cửa hàng nếu studio của bạn có thuê địa điểm kinh doanh.
Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng áo cưới
Lưu ý: Với hình thức đăng ký kinh doanh hộ cá thể này thì bạn chỉ được mở một cửa hàng áo cưới trên phạm vi cả nước. Ngược lại, trong trường hợp muốn sở hữu chuỗi cửa hàng áo cưới thì bắt buộc chủ kinh doanh phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật.
2.5. Trang thiết bị cho cửa hàng
Những trang thiết bị cần thiết khi mở tiệm áo cưới mà bạn nên biết đó là hệ thống chiếu sáng, máy ảnh, máy in, máy vi tính, máy rửa ảnh, ma nơ canh, đèn chụp ảnh…. Ngoài ra những dụng cụ như bộ trang điểm, trang sức cho cô dâu, phụ kiện khác là những trang thiết bị mà bạn cần trang bị cho tiệm áo cưới của mình.
Trang thiết bị cho cửa hàng
Nếu bạn không dư giả về tài chính nhưng vẫn muốn sở hữu cho mình một thương hiệu áo cưới riêng thì có thể lựa chọn mua những trang thiết bị thanh lý ở những tiệm áo cưới khác. Tuy nhiên, hãy kiểm tra kỹ càng và đảm bảo chúng vẫn hoạt động tốt để không phải tốn thêm bất kỳ chi phí nào nữa.
2.6. Nguồn nhập hàng
Công việc tiếp theo bạn cần chuẩn bị mà POS365 muốn gợi ý cho các chủ cửa hàng áo cưới đó là tìm kiếm nguồn nhập những chiếc váy cưới, những bộ vest lịch lãm, những bộ áo dài phong cách, ấn tượng…. với chất liệu tốt cùng kiểu dáng hiện đại, thanh lịch thì không phải là điều dễ dàng khi mở studio áo cưới.
Nguồn nhập hàng
Hiện nay có nhiều cách nhập hàng các loại váy cưới, áo vest, áo dài như thu mua hoặc đặt mẫu từ các chợ đầu mối, các cửa hàng thương hiệu lớn hoặc những xưởng may uy tín trên thị trường. Với khu vực miền Bắc, bạn có thể tham khảo một vài xưởng may như A – Z Bridal, Lekchi… Với khu vực miền Nam bạn có thể tham khảo tại chợ Tân Bình để tìm mua nhé.
III. Chi phí để mở studio áo cưới bạn nên biết
Mở studio áo cưới cần bao nhiêu vốn? Có lẽ đây là vấn đề mà nhiều chủ kinh doanh tiệm áo cưới dành phần lớn sự quan tâm cũng như có nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Hãy cùng tìm hiểu về những chi phí cần thiết để mở tiệm áo cưới ngay dưới đây nhé!
3.1. Chi phí cần thiết
Đây là những khoản chi bắt buộc khi mở tiệm áo cưới mà bạn cần phải chi trả. Những khoản này thường là những chi phí cố định mỗi tháng và đây là chi phí cần thiết mà bạn không thể bỏ qua khi kinh doanh tiệm áo cưới.
Những chi phí này phụ thuộc vào quy mô kinh doanh, vị trí kinh doanh cũng như khu vực kinh doanh mà có thể thấp hay cao hơn. Nhìn chung, chi phí cần thiết để sở hữu tiệm áo cưới trong mơ sẽ dao động từ 100 triệu đồng – 300 triệu đồng.
Chi phí cần thiết
Bạn có thể phân bổ các chi phí này như sau:
-
Chi phí thuê cửa hàng
-
Chi phí nhập hàng
-
Chi phí thiết kế và sửa chữa cửa hàng
-
Chi phí thuê nhân sự
-
Chi phí Marketing
-
Chi phí duy trì hoạt động
-
….
3.2. Chi phí phát sinh
Ngoài những chi phí cần thiết kể trên thì những chi phí phát sinh khi kinh doanh là những chi phí không thể bỏ qua. Đây là những khoản chi mà bạn không thể biết trước, tuy nhiên để không gặp phải những rủi ro hay những rắc rối về vấn đề tài chính thì mỗi chủ kinh doanh nên dự phòng ít nhất trong 3 tháng đầu kể từ khi khai trương cửa hàng để đảm bảo hoạt động kinh doanh của cửa hàng được diễn ra trơn tru và linh hoạt.
IV. Bí quyết kinh doanh tiệm áo cưới thành công nhất hiện nay
Kinh nghiệm mở studio áo cưới dưới đây đã được chúng tôi tổng hợp từ những chuyên gia đầu ngành cùng ý kiến từ những chủ thương hiệu kinh doanh áo cưới lớn đã rất thành công trên thị trường. Hãy cùng khám phá những bí quyết kinh doanh có 1 0 2 này ngay dưới đây nhé!
4.1. Chọn địa điểm kinh doanh áo cưới
Để mở studio ảnh cưới thì không thể bỏ qua bí quyết lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp. Việc chọn lựa mặt bằng kinh doanh đóng vai trò quan trọng, quyết định đến 80% khả năng thu hồi vốn trong thời gian khai trương của cửa hàng.
Chọn địa điểm kinh doanh áo cưới
Đối với lĩnh vực kinh doanh tiệm áo cưới bạn nên chọn những địa điểm kinh doanh càng đông người qua lại hay gần mặt đường lớn, giao thông đông đúc sẽ dễ dàng trong việc thu hút và quảng bá thương hiệu hơn. Đặc biệt, hãy ưu tiên lựa chọn những khu vực có đặc điểm dân cư trẻ, bởi đây chính là nơi tập trung nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu trong tương lai.
4.2. Thiết kế và trưng bày studio áo cưới ấn tượng
Đây được coi là yếu tố quan trọng giúp cho studio của bạn có thể nhanh chóng tạo được ấn tượng và thu hút khách hàng. Hơn nữa, một cửa hàng áo cưới càng được đầu tư trang trí đẹp và chuyên nghiệp lại càng chứng minh gu thẩm mỹ của cửa hàng bạn càng cao. Như vậy, đem đến một cảm giác an tâm, tin tưởng hơn vào những dịch vụ mà studio của bạn.
Mở studio áo cưới ấn tượng bạn nên ưu tiên thiết kế không gian theo từng phong cách, đặc trưng riêng như: Phong cách thuần Việt, hiện đại, cổ điển hay Châu Âu… Nếu lựa chọn phong cách Âu Mỹ thì không gian cần trang nhã, sang trọng với gam màu sáng.
Thiết kế và trưng bày studio áo cưới ấn tượng
Ngược lại, với phong cách theo hơi hướng truyền thống thì màu sắc cùng hoạ tiết phải đảm bảo tính thẩm mỹ truyền thống với gam màu đỏ chủ đạo, phù hợp với phong tục tập quán của người Việt.
Cùng với đó, việc trưng bày các mẫu váy sao cho ấn tượng và phù hợp với xu hướng chính là cách để tạo ấn tượng với khách hàng. Nên trưng bày những mẫu váy có cùng kiểu dáng, phong cách cùng một khu vực để khách hàng dễ dàng quan sát và lựa chọn.
4.3. Đa dạng các dịch vụ đi kèm
Kinh nghiệm mở studio áo cưới cho thấy hầu hết các tiệm áo cưới đều áp dụng thêm các gói dịch vụ đi kèm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đồng thời tạo nên sự chuyên nghiệp và thúc đẩy doanh thu một cách hiệu quả.
Đa dạng các dịch vụ đi kèm
Các dịch vụ đi kèm phổ biến ở các studio áo cưới hiện nay có thể kể đến như: trang điểm cô dâu, chụp ảnh cưới, thuê váy cưới, vest cưới, áo dài, đội ngũ mâm bê quả, khăn, giỏ hoa… Tuy nhiên, chủ kinh doanh cần chú trọng đầu tư về chất lượng cho các dịch vụ đi kèm này. Việc đem đến sự hài lòng, thoải mái cho khách hàng chính là yếu tố giúp thương hiệu áo cưới của bạn trở nên thu hút và thành công hơn.
4.4. Tuyển dụng chuyên viên cho cửa hàng áo cưới
Là người tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất – đội ngũ nhân viên tư vấn và ekip thực hiện đóng một vai trò quan trọng trong việc đem đến những trải nghiệm cho khách hàng. Do đó, bạn nên có đội ngũ nhân sự chất lượng, không chỉ đảm bảo các yếu tố về kỹ năng chuyên môn, tay nghề cao mà còn đảm bảo nguyên tắc tôn trọng, trung thực và thân thiện với khách hàng.
Tuyển dụng chuyên viên cho cửa hàng áo cưới
Ngoài ra, đội ngũ nhân viên cũng cần có tư duy thẩm mỹ ấn tượng, ý thức và trách nhiệm cao… Bên cạnh đó, bạn có thể training cho đội ngũ nhân sự thường xuyên, không chỉ về kiến thức chuyên môn mà còn cả những vấn đề phát sinh trong công việc, những tình huống giả lập và cách giải quyết để nhân viên dễ dàng giải quyết.
>> Tìm hiểu thêm: 13 Phần mềm quản lý khách hàng miễn phí tốt nhất hiện nay
4.5. Chiến lược Marketing phù hợp
Để mở studio áo cưới thành công thì bạn không thể bỏ qua bước quảng bá và truyền thông thương hiệu đến khách hàng. Theo kinh nghiệm của nhiều chủ kinh doanh thì cách để nhiều người biết đến thương hiệu của bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả đó là thiết lập những chiến lược marketing.
Những chiến dịch marketing này cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, cần có sự nghiên cứu kỹ càng, tham khảo những kế hoạch marketing của các đối thủ cạnh tranh và xu hướng truyền thông hiện nay chính là yếu tố then chốt làm nên sự thành công của mỗi chiến dịch quảng cáo.
Chiến lược Marketing phù hợp
Bạn có thể tận dụng những phương pháp marketing truyền thống kết hợp với hiện đại như: phát tờ rơi, treo banner ở khu vực đông đúc dân cư, chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, booking KOLs,… Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất kỳ một chiến dịch nào bạn cũng cần dự trù ngân sách cho mỗi chiến dịch để đo lường và đánh giá hiệu quả sau khi kết thúc. Từ đó, rút ra những bài học cho bản thân.
>> Tham khảo thêm: Các chiến lược Marketing cơ bản cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
4.6. Kế hoạch quản lý và vận hành cửa hàng
Muốn kinh doanh cửa hàng áo cưới thành công, có vị trí nhất định trên thị trường thì không chỉ nằm ở những bước chuẩn bị mà còn phụ thuộc vào cách quản lý, vận hành và phát triển của cửa hàng. Do đó, để quản lý hoạt động kinh doanh cũng như khả năng vận hành tốt thì chủ kinh doanh cần đảm bảo các yếu tố sau:
4.6.1. Quản lý sản phẩm khoa học
Mở studio áo cưới là mô hình kinh doanh khá đặc thù, với nhiều sản phẩm, mẫu mã khác nhau cùng với các loại phụ kiện đi kèm. Vì thế, nếu không có quy trình quản lý sản phẩm khoa học sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc sắp xếp, quản lý sản phẩm. Do đó, phân chia khu vực, trưng bày những mẫu sản phẩm cùng phong cách là cách để bạn quản lý sản phẩm một cách hiệu quả.
Quản lý sản phẩm khoa học
4.6.2. Chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả
Ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì việc tư vấn, chăm sóc khách hàng chính là yếu tố quyết định đến khả năng quay lại của khách hàng. Vì vậy, một đội ngũ nhân viên tư vấn và chăm sóc phải luôn mỉm cười, nhiệt tình, có trách nhiệm trong quá trình tư vấn để giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp và ưng ý nhất.
Những dịch vụ đi kèm như chụp ảnh, trang điểm cũng cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Đặc biệt, những dịch vụ chăm sóc sau bán cũng cần được chú trọng, nhằm thu thập những ý kiến đóng góp, nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ ngày một tốt hơn.
Chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả
>> Đọc thêm: Hướng dẫn xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn nhất
4.6.3. Dự phòng những rủi ro có thể xảy ra
Chủ cửa tiệm áo cưới đừng quên việc lên kế hoạch cho những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra đối với cửa hàng. Việc chuẩn bị những tình huống bất ngờ xảy ra chính là cách giúp bạn dễ dàng xử lý, giải quyết cũng như khiến khách hàng thoả mãn với những phương án giải quyết đó.
Như vậy, để mở studio áo cưới không khó như bạn nghĩ. Bạn hoàn toàn có thể sở hữu cho mình một thương hiệu áo cưới mà bạn mong muốn cũng như lưu lại những bí quyết mở tiệm áo cưới thành công mà POS365 bật mí trong bài viết này nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1900 4515 để được tư vấn và giải đáp miễn phí nhé!