Nam, Nữ Đeo Nhẫn Cưới Tay Nào Là Đúng Nhất?

Bạn sắp kết hôn và không biết đeo nhẫn cưới tay nào? Liệu việc tìm hiểu ngón tay đeo nhẫn cưới có thật cần thiết hay không? Thực tế thì những việc làm khi kết hôn đều rất quan trọng, cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng, tránh xảy ra bất cẩn, sai sót. Vì vậy, trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này một cách chính xác nhất.

Nam, Nữ Đeo Nhẫn Cưới Tay Nào Đúng?

hình ảnh

Tùy theo từng quốc gia và mỗi nền văn hóa khác nhau mà vị trí đeo nhẫn cưới sẽ có sự khác biệt. Bạn có thể tham khảo cách đeo nhẫn cưới ở một số quốc gia như sau:

Việt Nam, Hy Lạp Trung Quốc

Đeo nhẫn cưới ở ngón áp út (tay trái hoặc phải)

Mỹ

  • Nam đeo nhẫn cưới tay trái ngón áp út 
  • Nữ đeo nhẫn cưới tay phải ngón áp út 

Đức, Hà Lan, Na Uy, Nga, Hy Lạp, Ukraine, Phần Lan, Áo, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha

Đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay phải

Người Do Thái

Đeo nhẫn cưới ngón trỏ

Tóm lại, vị trí đeo nhẫn cưới thường là ở ngón tay áp út. Với văn hóa Việt Nam mình thì bạn có thể đeo nhẫn cưới ngón áp út ở tay nào tùy thích, miễn thấy thoải mái là được. 

Ý nghĩa nhẫn cưới

hình ảnh

Để biết ý nghĩa nhẫn cưới thì bạn phải phân biệt được nó với nhẫn đính hôn. Thực tế có rất nhiều người vẫn nhầm lẫn hai loại nhẫn này với nhau.

Nhẫn đính hôn là gì?

Nhẫn đính hôn là chiếc nhẫn được dùng lúc cầu hôn, thông thường là do nam trao cho nữ. Khi một người đàn ông muốn hỏi cưới một cô gái, họ sẽ trao cho cô ấy chiếc nhẫn đính hôn.

Từ “đính hôn” bắt nguồn từ Hán Việt với ý nghĩa xác định hôn nhân. 

Nhẫn cưới là gì?

Nhẫn cưới thường được làm thành một cặp cho cả nam và nữ. Đó là chiếc nhẫn dành riêng cho đôi vợ chồng đeo để thể hiện sự đính ước đôi lứa, xác định và người đã có gia đình và cam kết gắn bó với nhau cả đời. 

Nó được coi là một tín vật vô giá, được cô dâu và chú rể trao cho nhau trong ngày cưới, trước sự chứng kiến của tất cả mọi người thân thuộc. Đó là điểm khác biệt với nhẫn đính hôn.

Dân gian ta tin rằng nếu đeo nhẫn cưới trước ngày kết tóc se duyên sẽ không mang lại may mắn. Vì vậy, bạn hãy để đúng khi tổ chức hôn lễ rồi mới trao cho nhau nhẫn cưới nhé.

Cách Đeo Nhẫn Cưới Và Nhẫn Đính Hôn Cùng Lúc

hình ảnh

Vậy đến đây chúng ta sẽ đặt ra thắc mắc đối với người con gái sau khi nhận nhẫn đính hôn thì tiếp tục đeo nhẫn cưới như nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Vào ngày cưới

Có hai cách để bạn có thể cùng đeo nhẫn đính hôn và nhẫn cưới:

  • Trước ngày cưới, cô dâu hãy đeo nhẫn đính hôn ở tay phải. Rồi sau đó nhận nhẫn cưới của chú rể đeo vào ngón áp út tay trái. 
  • Hoặc bạn có thể đeo cả nhẫn cưới và nhẫn đính hôn trên cùng một bàn tay, lồng vào nhau cũng không sao cả.
  • Cô dâu và chú rể sẽ cùng thống nhất xem cách đeo nào là phù hợp và có ý nghĩa nhất nhé.

Sau ngày cưới

Sau ngày cưới, bạn có thể chỉ cần đeo một trong hai loại nhẫn. Tùy thuộc vào bản thân thích chiếc nhẫn nào hơn. Có thể vì ý nghĩa gắn với chiếc nhẫn nào mang nhiều kỷ niệm hơn hoặc đơn giản là do nó đẹp hơn.

Nếu quyết định đeo cả hai chiếc nhẫn thì bạn phải xem nó có tạo sự thoải mái và thuận tiện cho bạn trong các hoạt động thường ngày không nhé.

Vì Sao Phải Đeo Nhẫn Cưới Ngón Áp Út?

hình ảnh

Việc đeo nhẫn ở ngón tay nào cũng có những ý nghĩa riêng của nó. Cùng tìm hiểu thử xem nhé.

  • Ngón cái: tượng trưng cho địa vị và quyền lực.
  • Ngón trỏ: người đeo nhẫn ngón trỏ thường có tham vọng lớn vì nó biểu thị cho học vấn và sự nghiệp.
  • Ngón giữa: ý nghĩa liên quan đến gia đình, bạn bè, công việc.
  • Ngón áp út: người đã có gia đình, hôn nhân hạnh phúc.
  • Ngón út: chủ nghĩa độc thân, hướng tới lối sống tự do không ràng buộc.

Bên cạnh đó, cũng có một số quan niệm cho rằng từ ngón cái trở đi, các mối quan hệ có ý nghĩa theo thứ tự là: cha, mẹ, mình, tình, bạn. Nghĩa là ai tặng nhẫn cho bạn thì hãy đeo nhẫn ở ngón đó.

Người Trung Hoa cổ lại cho rằng ngón cái ở hai tay cách xa nhất trong 5 ngón tay dành cho cha mẹ với ý nghĩa các bậc sinh thành không thể mãi ở bên ta. Hai ngón trỏ tượng trưng cho anh em, bạn bè lúc gần, lúc xa. Tương tự, ngón út liên quan đến con cái cũng sẽ có ngày rời xa ta để trưởng thành, khôn lớn. Còn ngón giữa là chính bản thân mình. Duy chỉ có ngón áp út là tình cảm vợ chồng không thể tách rời.

Trong niềm tin của người phương Tây xưa thì có một tĩnh mạch nối từ ngón áp út bàn tay trái dẫn thẳng tới trái tim. Tĩnh mạch đó có tên là “Vena Amoris”, trong tiếng Latinh có nghĩa là tĩnh mạch trái tim.

Kết Luận

Như vậy, qua bài viết trên, bạn đã biết nên đeo nhẫn cưới tay nào chưa? Hy vọng các bạn sẽ có nhiều kỷ niệm vui trong ngày cưới và một cuộc hôn nhân hạnh phúc, đầu bạc răng long. Muốn được như vậy thì hãy luôn nhường nhịn, tôn trọng nhau trong cuộc sống hàng ngày nhé. Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị.