Ngành công nghiệp giày dép toàn cầu tỷ USD: Thay đổi gì đang đến?

top of page

SHARKCLASS


 

  • COURSES

  • Terms

  • FAQ

  • Glossary (Vietnamese) (Title)

  •  

    Use tab to navigate through the menu items.

    0

    < Back

    Ngành công nghiệp giày dép toàn cầu tỷ USD: Thay đổi gì đang đến?

    Topic: 

    Ngành công nghiệp toàn cầu

    Update Date:

    15 tháng 10, 2021

    Event Summary

    Giày dép là phụ kiện thời trang quan trọng thứ hai chỉ sau trang phục. Giá trị thị trường toàn cầu của giày dép rơi vào khoảng 260,6 tỷ USD trong năm 2020, trong đó, chiếm thị phần lớn nhất là thị trường tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với 38,1%. Hiện thị trường giày dép chiếm 11% giá trị ngành thời trang toàn cầu.

    Nhìn nhận viễn cảnh của ngành công nghiệp giày dép, có thể thấy những thay đổi đáng kể trong tương lai. Thị trường giày dép toàn cầu dự kiến sẽ có tỷ lệ tăng trưởng gộp hàng năm ở mức 8,1%, là một mức tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2020 – 2025. Cụ thể:

    • Mô hình kinh doanh truyền thống sẽ có phần lép vế hơn so với mô hình kinh doanh trực tuyến. Bởi lẽ khi kinh doanh trực tuyến, các nhà bán buôn cũng có thể trực tiếp cung ứng hàng hóa tới người tiêu dùng, và các nhà bán lẻ cũng không cần phải nhập hàng từ các nhà bán buôn, rồi dự trữ tồn kho sau đó lại nỗ lực bán cho khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau như trước nữa.

    • So với các cửa hàng bán lẻ truyền thống, thì các cửa hàng trực tuyến có nhiều lợi thế ở khâu vận chuyển sản phẩm hàng ngày và chính sách giúp khách hàng dễ dàng đổi trả hàng hóa, và nó cũng là mô hình kinh doanh đem lại doanh thu ổn định hơn trong bối cảnh dịch bệnh. Nhưng điều đó không có nghĩa là các cửa hàng truyền thông sẽ không có “đất” để tồn tại, vì nó vẫn đem lại cho khách hàng sự trải nghiệm thực sự khi được thử và xem xét hàng hóa giày dép trước khi mua, thêm vào đó còn là nơi khách du lịch thường ghé đến.

    • Thách thức chính của ngành công nghiệp thời trang toàn cầu nói chung là vấn đề tính bền vững, thân thiện với môi trường. Ngành này chiếm 10% trong lượng khí thải nhà kính từ các hoạt động của con người, sử dụng da động vật làm nguyên vật liệu thô, mà quá trình tái chế cũng rất khó khăn vì có quá nhiều nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất nên khó mà phân loại, tách rời và sử dụng lại. Tuy nhiên, ta có quyền lạc quan hơn vào hướng cải thiện của các đơn vị sản xuất. Vào năm 2019, G7 Fashion Pact ra đời với mục tiêu là hoạt động một cách “bền vững”, cam kết thân thiện với môi trường. Cho tới nay đã có 56 doanh nghiệp ký hiệp ước, trong đó có các ông lớn như Adidas, Burberry, Nordstrom, Inditex… Riêng về Adidas, hãng này đã đầu tư vào công cuộc nghiên cứu các nguyên liệu hoàn toàn có thể tái chế, có thể bị vi khuẩn phân hủy; và họ đã làm được điều đó vào năm 2019 với sản phẩm Futurecraft.Loop. Hãng này cũng đặt ra mục tiêu sẽ sản xuất 9/10 sản phẩm bằng nguyên liệu thân thiện vào năm 2025 và tập trung vào “hệ thống 3 vòng” với 3 tiêu chí: sản xuất từ nguyên liệu tái chế, sản xuất để tái sản xuất, sản xuất với các nguyên liệu tự nhiên và có thể làm mới.

    • Việc áp dụng công nghệ cũng sẽ tác động sâu sắc đến ngành công nghiệp giày dép. Nó sẽ giúp chủ doanh nghiệp giảm thiểu nhân công, tăng năng suất, giành được lợi thế cạnh tranh. IoT (internet vạn vật), AI (trí tuệ nhân tạo), Công nghệ in 3D, VR (thực tế ảo),… sẽ là những yếu tố đột biến giúp cho quá trình sản xuất, quản lý dây chuyền. Mặc dù chưa đạt được bước nhảy vọt về công nghệ 4.0 để có thể tiến tới thay thế một lực lượng lớn lao động, tuy nhiên, các nước cũng cần phải chuẩn bị trước cho sự cạnh tranh của máy móc, nơi mà yếu tố chi phí lao động giá rẻ sẽ không còn thực sự tạo ra được lợi thế nữa.

    bottom of page