Ngày cưới chú rể bỏ đi, cô dâu đứng khóc vì sính lễ

Đám cưới là ngày vui trọng đại của cô dâu chú rể. Trong ngày cưới, nhà gái thường nhận được sính lễ  từ nhà trai. Thế nhưng nhiều khi sính lễ lại trở thành gánh nặng của một số gia đình.

Câu chuyện của cô dâu chú rể ở Chiết Giang (Trung Quốc) được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội mới đây là một ví dụ. 

Clip ghi lại, một cô gái mặc bộ đồ cưới màu đỏ, tóc búi cao đứng trước nhà khóc lóc. Tâm trạng của cô gái có vẻ buồn và thất vọng. 

Theo lời kể của người trong cuộc, hôm đó là ngày cưới của cô gái. Buổi sáng hôm đó, cô vui vẻ dậy trang điểm sớm, sắp xếp đồ đạc gọn gàng rồi đợi chú rể đến đón. 


Cô dâu khóc vì mẹ đòi tiền sính lễ cao, chú rể lái xe bỏ đi. 

Không ngờ mọi chuyện lại không như ý. Khi chú rể đến đón dâu, mẹ cô dâu tự nhiên thay đổi thái độ. Bà nói sính lễ nhà trai quá ít trong khi xóm giềng có con gái lấy chồng đều nhận rất nhiều. 

Bà yêu cầu nhà trai đưa thêm 60.000 tệ (hơn 200 triệu đồng) nếu không sẽ không chấp nhận cho con gái lấy chồng.

Chú rể nghe yêu cầu của mẹ vợ thì thay đổi sắc mặt. Anh cảm thấy mẹ vợ cố tình làm khó người khác vì trước đó cả hai gia đình đã đàm phán về việc này. Việc thay đổi sính lễ đột ngột như vậy là không trung thực.

Không chịu nổi hành động của mẹ vợ, anh quyết định lên xe bỏ đi, bỏ lại cô dâu. Sự dứt khoát của chú rể khiến cô dâu sững sờ, thất thần rồi đứng khóc thảm thiết. 

Câu chuyện sau khi được đăng tải lên mạng xã hội, nhiều người bất bình vì thái độ của người mẹ. Đa số cho rằng bà đã làm một việc quá vô lý, làm hại con gái ruột của mình. Cuộc hôn nhân đổ bể, sau này con gái của bà chính là người khổ, rất khó lấy chồng .

Số ít chỉ trích hành động bột phát của chàng rể khi cho rằng, dù mẹ vợ có làm sai thì cũng nên bình tĩnh giải quyết. Việc chú rể bỏ đi để lại một mình cô dâu bị cho là hành động trốn chạy thiếu trách nhiệm.

“Người mẹ làm vậy là hại con gái của mình. Bây giờ người đau khổ nhất chính là cô dâu. Đừng vì ham tiền mà làm hại cuộc đời một người trong chính ngày vui của cô ấy”, một người dùng mạng bình luận. 

“Của hồi môn hay sính lễ của nhà trai chỉ là hình thức thể hiện tình cảm cũng như tấm lòng của hai bên gia đình đối với con gái. Vậy nên đôi bên gia đình cần có phương án thống nhất để tránh những việc không hay xảy ra. Nếu cha mẹ thực sự nghĩ đến hạnh phúc của con gái thì nên đưa ra một mức sính lễ hợp lý để nhà trai không quá khó khăn khi đáp ứng”, người khác viết. 

Theo Sohu