Nghệ sĩ hài Chí Tài – Đi tìm Đi tìm tiếng cười mới
Chí Tài nhớ rất rõ thời gian đến với nghệ thuật, đó là năm 1976 khi anh tham gia văn nghệ tại phường 8, quận Phú Nhuận – TPHCM. Ban đầu anh tham gia đội múa, và hát tốp ca. Người anh trai của anh là Chí Thiện từ nhỏ đã say mê học đàn và là tấm gương để anh nối bước theo nghề biểu diễn. Năm 1978, Chí Tài đã là một cây guitare cổ điển có tiếng tại phong trào văn nghệ quận Phú Nhuận. Anh đứng ra thành lập nhóm ca khúc chính trị mang tên Lướt sóng. Tham gia cùng anh có các thành viên: Kim Cúc, Thanh Cận, Anh Vân, Kim Loan (sau này là bà xã của anh). Từ năm 1978 đến 1981, ban nhạc Lướt sóng của Chí Tài được xem là một trong 13 ban nhạc ca khúc chính trị được yêu thích của TPHCM. Ban của anh có nhiều tiết mục dân ca cải biên được yêu thích như: Lê Anh Nuôi, Chèo lên quán dốc, Hát hội trăng rằm… và một số bài nhạc rock của Đức, Nga được dịch lời Việt. Dù chỉ là ban nhạc bán chuyên nghiệp nhưng Chí Tài đã được khán giả nhớ đến với ngón nghề: đánh trống bằng miệng, đánh đàn bằng tay trái, dùng răng cắn dây đàn… Anh cười thật giòn: “Răng của tôi bây giờ mòn hết là do biểu diễn các trò cắn dây đàn hồi đó”.
Không thể bỏ sân khấu
Năm 1981 Chí Tài sang Mỹ định cư diện ODP do người chị và ba mẹ bảo lãnh. Anh dành trọn một năm để học tiếng Anh và học vi tính. Thế nhưng trong trung tâm anh theo học hai bộ môn này, trước khi vào lớp anh phải đi ngang một lớp dạy đàn và hát nhạc jazz. Anh tâm sự: “Lòng dặn lòng không nên mơ tưởng đến chuyện hát xướng trên đất Mỹ, tôi vẫn không thể không dừng chân theo dõi, quan sát lớp học đàn nhạc jazz. Thế là sau vài tuần lảng vảng, tôi ghi danh học hai khóa. Ban đầu chỉ có tôi là người Việt Nam theo học, nhưng về sau này có thêm nhiều bạn trẻ gốc Việt sinh ra và lớn lên tại Mỹ theo học. Gia đình tôi đã than phiền việc tôi ôm hoài giấc mộng làm nghệ sĩ trên đất Mỹ, nhưng thấy tôi quá say mê nên ba mẹ tôi đã ủng hộ. Sau hai khóa học tôi thấy mình không áp dụng được gì cho nghề đàn guitare của mình, tôi xin nghỉ. Lúc này ba tôi đã dành khoản tiền hưu trí của ông để sắm cho tôi một dàn âm thanh, nhạc cụ. Có được sự hậu thuẫn của ba, tôi liền lập ban nhạc mang tên Chí Tài gồm có tôi, Chí Thiện, Chí Thái, Chí Bình chuyên nhận sô biểu diễn phục vụ đám cưới, đám tiệc và những buổi sinh hoạt cộng đồng. Thời gian sau này, ban nhạc của tôi được mời tham gia biểu diễn tại các phòng trà Dream (nhạc sĩ Phạm Duy), MX 2 (Minh Phúc, Minh Xuân), Xapo… đến năm 1986 tôi thành lập Ban nhạc Chí Tài và những người anh em, gồm có Chí Thiện, Chí Thái, Chí Tài, Quang Mỹ, Kiều Linh, Trịnh Nam Sơn… Từ một ban nhạc nhỏ chúng tôi được khán giả yêu thích và nhận sô biểu diễn ở các tiểu bang có đông người Việt. Đến năm 1990, tình cờ trong một sô diễn, nghệ sĩ Hoài Linh thiếu bạn diễn, biết tôi có máu hài hước đã nhờ tôi tung hứng trong một tiểu phẩm hài. Thế là từ đó tôi gắn với nghề diễn viên chọc cười. Hai năm sau, tôi bỏ hẳn ban nhạc để đi chọc cười, chính ba mẹ tôi cũng không ngờ tôi lại được khán giả yêu thích, rồi từ đó làm MC, dàn dựng kịch hài và viết kịch bản”.
Đóng hài kịch ở quê nhà
Chí Tài nhớ rất rõ thời gian đến với nghệ thuật, đó là năm 1976 khi anh tham gia văn nghệ tại phường 8, quận Phú Nhuận – TPHCM. Ban đầu anh tham gia đội múa, và hát tốp ca. Người anh trai của anh là Chí Thiện từ nhỏ đã say mê học đàn và là tấm gương để anh nối bước theo nghề biểu diễn. Năm 1978, Chí Tài đã là một cây guitare cổ điển có tiếng tại phong trào văn nghệ quận Phú Nhuận. Anh đứng ra thành lập nhóm ca khúc chính trị mang tên Lướt sóng. Tham gia cùng anh có các thành viên: Kim Cúc, Thanh Cận, Anh Vân, Kim Loan (sau này là bà xã của anh). Từ năm 1978 đến 1981, ban nhạc Lướt sóng của Chí Tài được xem là một trong 13 ban nhạc ca khúc chính trị được yêu thích của TPHCM. Ban của anh có nhiều tiết mục dân ca cải biên được yêu thích như: Lê Anh Nuôi, Chèo lên quán dốc, Hát hội trăng rằm… và một số bài nhạc rock của Đức, Nga được dịch lời Việt. Dù chỉ là ban nhạc bán chuyên nghiệp nhưng Chí Tài đã được khán giả nhớ đến với ngón nghề: đánh trống bằng miệng, đánh đàn bằng tay trái, dùng răng cắn dây đàn… Anh cười thật giòn: “Răng của tôi bây giờ mòn hết là do biểu diễn các trò cắn dây đàn hồi đó”.Năm 1981 Chí Tài sang Mỹ định cư diện ODP do người chị và ba mẹ bảo lãnh. Anh dành trọn một năm để học tiếng Anh và học vi tính. Thế nhưng trong trung tâm anh theo học hai bộ môn này, trước khi vào lớp anh phải đi ngang một lớp dạy đàn và hát nhạc jazz. Anh tâm sự: “Lòng dặn lòng không nên mơ tưởng đến chuyện hát xướng trên đất Mỹ, tôi vẫn không thể không dừng chân theo dõi, quan sát lớp học đàn nhạc jazz. Thế là sau vài tuần lảng vảng, tôi ghi danh học hai khóa. Ban đầu chỉ có tôi là người Việt Nam theo học, nhưng về sau này có thêm nhiều bạn trẻ gốc Việt sinh ra và lớn lên tại Mỹ theo học. Gia đình tôi đã than phiền việc tôi ôm hoài giấc mộng làm nghệ sĩ trên đất Mỹ, nhưng thấy tôi quá say mê nên ba mẹ tôi đã ủng hộ. Sau hai khóa học tôi thấy mình không áp dụng được gì cho nghề đàn guitare của mình, tôi xin nghỉ. Lúc này ba tôi đã dành khoản tiền hưu trí của ông để sắm cho tôi một dàn âm thanh, nhạc cụ. Có được sự hậu thuẫn của ba, tôi liền lập ban nhạc mang tên Chí Tài gồm có tôi, Chí Thiện, Chí Thái, Chí Bình chuyên nhận sô biểu diễn phục vụ đám cưới, đám tiệc và những buổi sinh hoạt cộng đồng. Thời gian sau này, ban nhạc của tôi được mời tham gia biểu diễn tại các phòng trà Dream (nhạc sĩ Phạm Duy), MX 2 (Minh Phúc, Minh Xuân), Xapo… đến năm 1986 tôi thành lập Ban nhạc Chí Tài và những người anh em, gồm có Chí Thiện, Chí Thái, Chí Tài, Quang Mỹ, Kiều Linh, Trịnh Nam Sơn… Từ một ban nhạc nhỏ chúng tôi được khán giả yêu thích và nhận sô biểu diễn ở các tiểu bang có đông người Việt. Đến năm 1990, tình cờ trong một sô diễn, nghệ sĩ Hoài Linh thiếu bạn diễn, biết tôi có máu hài hước đã nhờ tôi tung hứng trong một tiểu phẩm hài. Thế là từ đó tôi gắn với nghề diễn viên chọc cười. Hai năm sau, tôi bỏ hẳn ban nhạc để đi chọc cười, chính ba mẹ tôi cũng không ngờ tôi lại được khán giả yêu thích, rồi từ đó làm MC, dàn dựng kịch hài và viết kịch bản”.
Chí Tài cho biết anh về TPHCM trong tâm trạng bỡ ngỡ. Vì anh ngại khán giả trong nước không ủng hộ cách diễn hài của mình. Nhờ có Hoài Linh, Hữu Lộc và các diễn viên trẻ của Công ty TNHH Nụ cười mới, anh dần dà làm quen với cách diễn hài trong nước. Xem Chí Tài diễn vai ông Năm Cự trong vở Ra giêng anh cưới em, sẽ nhận thấy anh rất nhạy bén trong cách quăng bắt tiếng cười. Anh biết nhấn nhá đài từ, nghiên cứu tâm lý nhân vật. Vai người con bất hiếu trong vở Người nhà quê là một vai làm khán giả vừa ghét, vừa thương bởi cá tính mặc cảm với quê nhà, ích kỷ với quá khứ và lỗi lầm của người thân. Trong vở Nửa ngày yêu, dù chỉ xuất hiện một lớp ngắn, nhưng Chí Tài đã làm khán giả cười thú vị với cá tính khù khờ, duyên dáng của một gã đàn ông ham của lạ. Mơ ước của Chí Tài hiện nay là có thêm nhiều vai diễn khó, để anh có thể học hỏi cách thích ứng tính cách các nhân vật từ kịch dân gian đến kịch đương đại. Chí Tài cho biết: “Hữu Lộc và Hoài Linh đang chuẩn bị tổ chức live show cho tôi, nhưng tôi thấy mình chưa đủ sức. Cái chính vẫn là cần phải có nhiều chất liệu để sáng tạo tiếng cười, tôi ngại lặp lại những gì mình đã diễn, nên chưa mạnh dạn nhận lời. Dù sao thì tôi vẫn tự hào vì mình đã được khán giả chấp nhận”.