Nghi Lễ Trong Đám Cưới Truyền Thống Việt Nam ( Góc Hỏi Đáp )

Nghi lễ trong đám cưới truyền thống Việt Nam là điều mà mỗi gia đình cần nắm vững khi chuẩn bị tổ chức lễ cưới. Và hôm nay Hoa Tươi Văn Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phong tục trong đám cưới truyền thống của Việt Nam, bạn hãy cùng theo dõi bài viết chi tiết bên dưới nhé.

Những điều cần biết về nghi lễ trong đám cưới truyền thống Việt Nam?

Đám cưới là một dịp trọng đại trong cuộc đời của mỗi con người. Trước khi tổ chức đám cưới, cô dâu, chú rể cũng như hai bên gia đình đều tất bật chuẩn bị đầy đủ, kỹ càng các lễ vật, phương tiện cần thiết. Trong đó, một điều quan trọng mà hai bên đều phải nắm vững là nghi lễ trong đám cưới truyền thống Việt Nam. Vậy nghi thức này bao gồm những gì?

Nghi Lễ Trong Đám Cưới Truyền Thống Việt Nam

Xem thêm: Nguồn Gốc và Ý Nghĩa của Ngày Valentine ( Lễ Tình Nhân )

Lễ Dạm Ngõ

Nghi lễ trong đám cưới truyền thống Việt Nam là một phần hết sức quan trọng, thể hiện sự chỉnh chu, trang trọng của tiệc cưới. Trong đó, lễ dạm ngõ là nghi lễ đầu tiên, đánh dấu mối quan hệ nghiêm túc của cô dâu và chú rể.

Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ giáp lời, ngày nay không còn tổ chức phô trương như ngày xưa nữa. Thay vào đó, lễ dạm ngõ sẽ là buổi gặp gỡ, trò chuyện thân mật giữa các bậc sinh thành của cô dâu chú rể. Tại đây, hai bên sẽ xác nhận rõ mối quan hệ giữa hai bên, bàn bạc và thống nhất thời gian, địa điểm tổ chức lễ cưới.

Lễ dạm ngõ

Lễ Ăn Hỏi

Lễ ăn hỏi là nghi thức thứ 2 quan trọng của  một đám cưới sắp diễn ra. Buổi lễ này nhằm để hai bên gia đình thông báo chính thức với bà con nội ngoại, hàng xóm láng giềng. Đây là nghi lễ khá quan trọng, đòi hỏi cần có một bữa tiệc nhỏ tại gia đình để chung vui. Sau nghi lễ ăn hỏi này, cô dâu xem như đã trở thành vợ của chú rể.

Lễ vật của lễ hỏi cần có đầy đủ các món như cau tươi, chè (trà), rượu, bánh phu thê, phong bì tiền,  trái cây…Số lượng mâm quả trong lễ ăn hỏi có thể chẵn hoặc lẻ. Nhưng hầu hết bên trai thường chọn số chẵn với ý nghĩa gắn kết tình cảm hai người lại thành đôi, thành cặp.

Tùy theo phong tục, tập quán riêng của từng vùng miền mà các lễ vật này sẽ khác nhau. Nhưng chúng đều mang ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn của chú rể đến  công lao dưỡng dục, sinh thành của ba mẹ vợ.

Lễ ăn hỏi

Lễ Cưới Chính Thức

Sau khi đã hoàn thành hai nghi lễ dạm ngõ và ăn hỏi, hai bên sẽ tiến hành lễ cưới. Lễ cưới được xem là nghi thức đỉnh điểm, bao gồm nhiều thủ tục cần được tiến hành cẩn trọng. Một nghi thức lễ cưới đầy đủ sẽ bao gồm 3 nghi thức sau đây:

  1. Lễ xin dâu: Theo đó, mẹ của chú rể và một người thân khác (có thể là ba, chú hay bác của chú rể) sẽ mang  trầu, rượu đến nhà cô dâu. Tại đây, nhà trai sẽ thông báo giờ đón dâu để nhà gái an tâm, đón tiếp đúng giờ. Thông thường, lễ xin dâu diễn ra rất nhanh gọn, chỉ cách lễ rước dâu vài phút. Theo đó, khi mẹ cô dâu đã đặt xong trầu rượu lên bàn thờ gia tiên, đại diện nhà trai sẽ quay ra mời cả đoàn rước dâu vào nhà dâu làm lễ.
  2. Lễ rước dâu: Lễ rước dâu là nghi thức thiêng liêng, đánh dấu cô dâu theo về nhà chồng. Điều cần lưu ý trong lúc rước dâu là nhà trai phải sắp xếp đội hình chỉnh tề. Theo đó, vị trí trưởng đoàn là đại diện nhà trai, tiếp theo là bố của chú rể, rồi đến chú rể, cô dâu và bạn bè…Tùy theo phương tiện di chuyển mà đoàn rước dâu có cách bố trí phù hợp, vì vấn đề này không quá khắt khe. Khi đó, cô dâu bước ra ngoài cũng cần giữ gương mặt vui tươi, hướng về trước, tránh cúi đầu xuống. Điều này mang ý nghĩa cầu chúc cho cuộc sống hôn nhân được hạnh phúc, thuận lợi.
  3. Lễ lại mặt: Lễ này hay còn gọi là lễ nhị hỷ, diễn ra sau ngày cưới khoảng 1 đến 4 ngày. Vợ chồng cô dâu sẽ quay về thăm nhà gái. Khi đó, đôi phu thê cần chuẩn bị một mâm lễ nhỏ với ý nghĩa thành kính, biết ơn đến cha mẹ. Thời gian của lễ này tùy vào điều kiện của từng cặp đôi, nhưng thường diễn ra vào buổi sáng. Tránh về lúc chiều muộn hay buổi tối.

Lễ cưới chính thức

Đó là chuỗi các nghi lễ trong đám cưới  truyền thống Việt Nam. Ngày nay, các nghĩ lễ này có thể được biến tấu, lược giản hoặc kết hợp lại cho nhanh gọn. Lễ dạm ngõ có khi chỉ cần là một bữa cơm gần gũi tại nhà cô dâu. Lễ cưới chính thức ngày nay có thể kết hợp cả lễ ăn hỏi, lễ xin dâu và rước dâu. Điều này tùy vào điều kiện sắp xếp của hai bên nhà trai, gái. Điều quan trọng là phải hiểu được ý nghĩa của chúng và thực hiện một cách chân thành, trang trọng.

Trên đây là toàn bộ các nghi lễ trong đám cưới truyền thống Việt Nam. Ngoài các lễ vật ra, thì hoa tươi là một phần không thể thiếu trong lễ cưới. Nếu bạn chuẩn bị có một đám cưới, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận được các mẫu hoa tươi và chất lượng nhất. Shop hoa tươi Văn Nam chuyên cung cấp các loại hoa trong các nghi lễ cưới xin, sinh nhật, tân gia… Quý khách có thể liên hệ qua số: 078.227.0452.

Mời bạn đọc thêm các bài viết khác