Những Điều Thú Vị Về Phong Tục Đeo Nhẫn Cưới
Những Điều Thú Vị Về Phong Tục Đeo Nhẫn Cưới
Nhẫn cưới là kỷ vật thiêng liêng của tất cả các cặp vợ chồng. Với mỗi nền văn hóa, phong tục đeo nhẫn khi cưới lại có những sự khác biệt. Cùng Ngọc Lan Jewelry tìm hiểu về ý nghĩa thú vị này nhé.
Nguồn gốc của việc đeo nhẫn khi kết hôn
Việc đeo nhẫn khi cưới có nguồn gốc từ văn minh Ai Cập cổ đại, từ 4800 năm trước tại Ai Cập. Trong quan niệm của người xưa, vòng tròn là biểu tượng cho sự vĩnh cửu, trường tồn với thời gian vì nó không có điểm đầu và điểm cuối. Vòng tròn bên trong nhẫn không phải là một khoảng không vô nghĩa mà nó là hình ảnh cánh cửa mở ra một thế giới mới, chứa đựng vô vàn điều bí ẩn đối với cô dâu, chú rể.
Chất liệu tạo nên nhẫn thay đổi dần theo thời gian, đầu tiên người ta dùng cỏ, dây thừng, da và cuối cùng là vàng, kim cương. Hiện nay, ở hầu hết các nước phương Tây cũng như phương Đông, trong đó có Việt Nam, cô dâu chú rể đều đeo nhẫn cưới trên ngón áp út bàn tay trái.
Nhẫn cưới ở Phương Tây
Các cặp vợ chồng ở Trung và Bắc Âu như Na Uy, Áo, Đan Mạch,… và một số nước ở Đông Âu như Nga, Ucraina, Hy Lạp,… đều đeo nhẫn cưới trên tay phải. Riêng ở Đức, người ta đeo nhẫn đính hôn ở tay trái và sau khi cưới thì chuyển sang đeo nhẫn khi cưới tay phải thể hiện sự hòa hợp giữa đôi vợ chồng. Tương tự, cô dâu chú rể ở Ấn Độ đeo nhẫn cưới trên tay phải vì cho rằng tay trái ô uế và không may mắn. Tuy nhiên, các cặp vợ chồng sống theo văn hóa phương Tây ngày nay thường đeo nhẫn trên tay trái.
Nhẫn cưới ở Phương Đông
Việc đeo nhẫn khi cưới ở ngón áp út được người Trung Quốc lý giải rất thú vị và xúc động. Khi áp 2 bàn tay đối diện nhau, gập ngón giữa lại trong khi các ngón khác chống vào nhau ở đầu mút, bạn sẽ thấy các ngón cái, trỏ, út dễ dàng tách ra nhưng 2 ngón áp út không thể rời nhau. Hai ngón áp út tượng trưng cho bạn và người bạn đời, hai người đến với nhau do duyên phận và sẽ gắn bó với nhau mãi mãi dù trải qua bao thăng trầm trong cuộc sống.
Còn người La Mã thì tin rằng các tĩnh mạch tình yêu được gọi là “vena amoris” chạy từ ngón áp út đến tim, thể hiện tình yêu vợ chồng bền chặt. Còn theo truyền thuyết Ki-tô giáo, trong lễ cưới đầu tiên của tôn giáo này, linh mục đọc “Nhân danh cha, con và thánh thần” và lần lượt chạm vào ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, sau đó thốt lên rằng “Amen” rồi đeo nhẫn cưới vào ngón áp út.
Nhẫn cưới của LGBT
Trong thế giới LGBT, một số cặp đồng tính nam và đồng tính nữ cùng đeo nhẫn trên tay phải để thể hiện giới tính và ám chỉ rằng họ đang trong mối quan hệ với ai đó. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các cặp đồng tính nữ đeo nhẫn cưới trên tay trái để tuyên bố với cả thế giới rằng hôn nhân của họ cũng lâu dài và bền vững như bất kỳ cuộc hôn nhân nào khác.
Tùy vào phong tục ở mỗi nền văn hóa hoặc thói quen của từng người mà sẽ đeo nhẫn cưới trên tay trái hay tay phải. Tuy vậy, sự thật vị trí đeo nhẫn không quan trọng bằng tình yêu hai người dành cho nhau, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi trong cuộc sống hôn nhân nhưng cũng không ít khó khăn, thử thách cần phải trải qua.
Nếu đang băn khoăn không biết nên chọn nhẫn cưới của thương hiệu nào thì Trang sức Ngọc Lan là một gợi ý hoàn hảo dành cho bạn.
Theo Trang sức Ngọc Lan biên tập.