Những câu hỏi giúp bố con gắn kết
– Con có nghĩ rằng việc bố mẹ kỷ luật anh/chị/em con là công bằng?
– Theo con, phẩm chất của phụ huynh tốt là gì?
– Con thích điều gì nhất ở anh/chị/em?
– Nếu được đưa ra ba quy tắc trong gia đình, con muốn những cái nào?
2. Câu hỏi để hiểu con hơn
Đặt câu hỏi cụ thể về ước mơ, cảm xúc có thể khiến bố hiểu rõ hơn tính cách, tâm tư của con. Nhờ sự tương tác và sẻ chia, bố có thể thúc đẩy tài năng hoặc gỡ rối những vấn đề khó khăn của con.
– Người bạn tốt nhất của con là ai thế? Tại sao con lại thân với bạn ấy như vậy?
– Con thích chơi với những bạn có tính cách thế nào?
– Con nghĩ phẩm chất quan trọng nhất của một người là gì?
– Khoảnh khắc nào mà con cảm thấy xấu hổ nhất?
3. Câu hỏi về lòng biết ơn
Lòng biết ơn là giá trị to lớn mà mọi ông bố cần dạy cho con trẻ. Vì vậy, các ông bố cần dạy cho con lòng biết ơn qua những câu hỏi gợi mở.
– Đâu là những đồ vật con không cần nhưng vẫn hạnh phúc nếu được sở hữu?
– Hôm nay, điều gì làm con cảm thấy biết ơn?
– Có những điều gì đáng phàn nàn nhưng con vẫn thấy may mắn khi nó xuất hiện hay không? Chẳng hạn trời mưa không thể đi chơi nhưng nó giúp cây cối nhà mình tươi tốt hơn.
– Điều gì con được phép làm nhưng bạn bè con không thể hoặc không được phép làm?
4. Câu hỏi phát triển tư duy đạo đức
Các câu hỏi liên quan đến đạo đức giúp trẻ hình thành tư duy, nhận biết giá trị đạo đức của cá nhân hoặc trong xã hội. Bố có thể khởi động cuộc trò chuyện bằng một số câu hỏi dưới đây.\
– Nếu bạn của con quên mang cơm trưa, con có nghĩ rằng các bạn khác nên chia sẻ đồ ăn với bạn ấy không?
– Con nghĩ gian lận trong thi cử là đúng hay sai?
– Nếu thích một món đồ, chúng ta có nên lấy cắp từ người khác hay không?
5. Câu hỏi thúc đẩy sức tưởng tượng
Khi còn nhỏ, trẻ thường tự tưởng tượng những người bạn, những câu chuyện để chơi đùa, nhưng khả năng này có thể phai nhạt dần theo sự trưởng thành. Bố có thể đặt những câu hỏi trò chuyện để khơi dậy sự sáng tạo của các con và duy trì thói quen này nếu muốn xây dựng cho con trí tưởng tượng phong phú.
– Con muốn sở hữu siêu năng lực gì? Tại sao con lại chọn siêu năng lực đấy?
– Nếu được viết một cuốn sách, con sẽ chọn đề tài nào?
– Nếu thú cưng nhà chúng ta có thể trò chuyện, theo con các bạn ấy sẽ nói gì?
– Theo con màu gì là màu hạnh phúc nhất trong bảng màu? Tại sao nó lại hạnh phúc?
– Con sẽ làm gì nếu được thưởng một triệu đồng?
6. Câu hỏi gieo mầm sự đồng cảm
Trẻ em có thể nảy sinh suy nghĩ “mình là người quan trọng nhất”, đặc biệt khi gia đình có thêm em bé. Phụ huynh có thể sửa đổi tính vị kỷ, cá nhân của trẻ bằng việc xây dựng những cuộc trò chuyện về sự đồng cảm. Bằng cách này, bạn có thể xây dựng cho trẻ sự quan tâm đến mọi người xung quanh.
– Bạn nào hay bị trêu chọc ở lớp con? Tại sao mọi người lại bắt nạt bạn ấy?
– Không biết những bạn hay bị bắt nạt sẽ cảm thấy thế nào nhỉ? Còn các bạn thích bắt nạt người khác thì suy nghĩ ra sao?
– Nếu có thể thay đổi một điều trên thế giới, con muốn thay đổi điều gì?
– Khi con đối xử tử tế với các bạn, các bạn sẽ nghĩ gì nhỉ?
– Khi một bạn trong lớp con bị bắt nạt, có bạn nào đứng ra bảo vệ bạn ấy không?
7. Câu hỏi rèn luyện sự tự tin
Sự tự tin là một trong những yếu tố quyết định thành công của trẻ sau này. Đây là các câu hỏi mà bố nên dạy cho con.
– Đâu là điều con tự hào nhất về bản thân mình?
– Con giỏi nhất là làm việc gì?
– Con nghĩ có thể tạo nên sự khác biệt so với mọi người bằng hành động nào?
Với những câu hỏi thế này, giúp trẻ nhận ra sự tự tin hơn ở chính mình.
8. Câu hỏi khơi gợi tham vọng
Những đứa trẻ thường không nghiêm túc suy nghĩ về tương lai lâu dài. Đặt một số câu hỏi về cuộc sống mà trẻ muốn tạo ra là một cách tốt để giúp các em bắt đầu tưởng tượng và định hình tương lai.
– Sau này lớn lên con muốn sống ở đâu? Một ngôi nhà ở nông thôn hay một biệt thự ở thành phố? Một căn nhà nhiều tầng hay một căn hộ chung cư?
– Con muốn làm gì khi lớn lên?
– Trước khi học xong, con muốn đạt được điều gì?
Theo Verywell Family