Những điều cần biết về quy trình phục vụ tiệc cưới
Làm phục vụ ở các trung tâm hội nghị – tiệc cưới, nhà hàng – khách sạn là một trong những công việc thu hút rất nhiều sinh viên kiếm thêm để trang trải học phí. Tuy nhiên, nếu mới chỉ vừa tiếp xúc công việc thì bạn sẽ không khỏi bỡ ngỡ bởi không khí của một buổi tiệc cưới cùng quy trình phục vụ tiệc cưới tương đối đặc biệt hơn so với các dịch vụ ăn uống khác.
Một buổi tiệc cưới diễn ra thường với số lượng khách lớn, thời gian diễn ra tiệc ngắn và rất nhiều điều cần chú ý thì đòi hỏi người nhân viên cần phải thành thạo quy trình phục vụ tiệc cưới để hạn chế tối đa các nguy cơ, sai sót có thể xảy ra. Trong bài viết hôm nay, Cet.edu.vn sẽ “phác hoạ” lại quy trình phục vụ tiệc cưới cơ bản nhất dành cho bạn nhé!
Một buổi tiệc cưới diễn ra thường với số lượng khách lớn, thời gian diễn ra tiệc ngắn và rất nhiều điều cần chú ý thì đòi hỏi người nhân viên cần phải thành thạo quy trình phục vụ tiệc cưới để hạn chế tối đa các nguy cơ, sai sót có thể xảy ra. Trong bài viết hôm nay, Cet.edu.vn sẽ “phác hoạ” lại quy trình phục vụ tiệc cưới cơ bản nhất dành cho bạn nhé!
Set up bàn tiệc cưới là một trong các công việc của người nhân viên phục vụ
(Nguồn: Internet)
Mục lục
Quy trình phục vụ tiệc cưới
1.Set up bàn tiệc
– Trước khi set up bàn tiệc cần phải vệ sinh khu vực dưới gầm bàn, dưới ghế và khu vực xung quanh.
– Trải tấm khăn lót rồi đến tấm khăn phủ. Lưu ý: các tấm khăn trải sạch sẽ không được bám bất kỳ vết vơ nào, được ủi phẳng và canh đều các tấm khăn trải ở các mặt.
– Set up các dụng cụ, chén dĩa, khăn ăn… theo tiêu chuẩn của nhà hàng. Sau đó, kiểm tra và bổ sung các vật dụng trên mặt bàn như nước chấm (với tiệc kiểu Á), hũ muối tiêu (đối với tiệc kiểu Âu), tăm, menu, hoa, bảng tên đặt trên bàn (nếu có).
– Kiểm tra vệ sinh lại bàn ghế (nhất là mặt bàn, mặt ghế, nơ ghế) và đảm bảo các dụng cụ ăn uống (chén dĩa, dao nĩa, đũa, chén chấm, ly uống nước…) sạch sẽ, sáng bóng.
2.Chuẩn bị các khu vực tiệc
Ngoài bàn tiệc, tuỳ theo sự phân công của người giám sát, quản lý nhân viên phải chuẩn bị cho các khu vực khác quầy phục vụ nước, tủ đựng dụng cụ ở khu vực, khu vực hậu cần (pantry):
– Quầy phục vụ nước:
+ Chuẩn bị đầy đủ các loại nước sẽ phục vụ trong buổi tiệc. Đảm bảo số lượng đủ cho khách dùng trong thời gian tiệc.
+ Ướp lạnh các loại nước cần thiết (bia, nước ngọt, rượu vang trắng, champagne…)
+ Chuẩn bị đầy đủ, sạch sẽ các bình rót, ly, xô nước đá, đồ gắp đá sẽ sử dụng trong buổi tiệc và khu vực đựng nước đá.
+ Chuẩn bị các vật dụng khác của quầy bar như ống hút, khăn rót rượu…
– Khu vực hậu cần:
+ Set up các khu vực riêng biệt cho chén dĩa, ly dơ, đổ thức ăn thừa…
+ Chuẩn bị các loại nước chấm dùng kèm riêng biệt với món ăn
+ Kiểm tra vệ sinh khu vực (nhất là khu vực gần bếp lên thức ăn), đảm bảo sàn nhà sạch sẽ không trơn trợt.
– Tủ dụng cụ ở khu vực (station):
+ Chuẩn bị đầy đủ, sạch sẽ các dụng cụ ăn uống (chén dĩa, muỗng nĩa, dao, đũa, ly…) sẽ thay mới, sử dụng trong suốt buổi tiệc và phải chuẩn bị số lượng dự phòng.
+ Bổ sung, dự trữ các vật dụng dùng cho khách như khăn lạnh, tăm… và các đồ dùng sẽ sử dụng tới trong buổi tiệc như bếp cồn, cồn thay, dụng cụ chia thức ăn, khay phục vụ, khăn lau…
+ Đảm bảo vệ sinh tủ và khu vực xung quanh tủ sạch sẽ
Nhân viên kiểm tra, chuẩn bị kỹ càng để hạn chế tối đa sai sót có thể xảy ra
(Nguồn: Internet)
3.Khi vào tiệc:
– Nhân viên đứng tại khu vực bàn được phân công, khi khách vào phụ trách kéo ghế mời khách ngồi.
– Trải khăn ăn, mời và rót đồ uống cho khách.
– Mang thức ăn nhẹ trước tiệc (nếu có) ra phục vụ khách.
– Trong thời gian diễn ra buổi lễ thì đứng ở khu vực được chỉ định và chuẩn bị bưng món đầu tiên lên. Sau đó phục vụ món ăn theo trình tự thực đơn.
– Trong thời gian khách dùng món thì chuẩn bị chén hoặc dĩa mới.
– Dọn chén dĩa dơ sau khi khách dùng xong.
– Rót thêm nước khi khách dùng quá nửa.
– Thực hiện các yêu cầu của khách (trong khả năng cho phép và được phép).
4.Sau buổi tiệc:
– Thu dọn hết tất cả các dụng cụ về đúng khu vực rửa hoặc cất giữ đúng nơi quy định.
– Lau chùi mặt bàn và trả các hàng vải dơ về khu vực giặt ủi.
– Sắp xếp lại cho tiệc kế tiếp (nếu có) hoặc sắp xếp bàn ghế lại gọn gàng.
Những điều cần biết khi phục vụ tiệc cưới
– Chú ý chỉ phục vụ các đồ uống, món ăn có trong thực đơn.
– Nếu trong nhà hàng có nhiều đám cưới cùng diễn ra trong thời điểm thì bạn phải nhớ rõ ràng tên cô dâu – chú rể, sảnh tiệc…
– Chủ động trang bị các vật dụng dành cho việc phục vụ như: hộp quẹt, đồ khui.
– Khi phục vụ phải luôn niềm nở, nhiệt tình.
– Khi xảy ra các tình huống phát sinh ngoài khả năng giải quyết cần phải báo ngay cho giám sát khu vực, giám sát sảnh tiệc để có thể xử lý tình huống.
Nhân viên phục vụ tốt đóng góp vào thành công chung của buổi tiệc
(Nguồn: Internet)
Tuy quy trình phục vụ tiệc cưới có phần phức tạp hơn quy trình phục vụ quán cafe, nhà hàng gọi món nhưng chỉ cần bạn vững nó thì Cet.edu.vn tin bạn sẽ hoàn thành một cách dễ dàng, góp phần vào thành công chung của buổi tiệc.