Những thông tin về nhẫn cưới: nguồn gốc, ý nghĩa và cách đeo hợp lý

Bạn đã từng được thấy những cặp nhẫn cưới với thiết kế tinh xảo cùng những chất liệu gia công đa dạng, vậy bạn đã biết về nguồn gốc của nhẫn cưới? Để trả lời câu hỏi này, mời bạn theo dõi phần tiếp theo nhé!

Nguồn gốc của nhẫn cưới

Nhẫn cưới là gì?

Khác với nhẫn đính hôn, nhẫn cưới là một cặp cho cả nam và nữ. Ngoài ý nghĩa gắn bó, tin tưởng lẫn nhau như nhẫn đính hôn, nhẫn cưới còn là tượng trưng cho sự thủy chung, lâu bền. Khi họ trao nhẫn cưới cho nhau đồng nghĩa với việc họ chính thức làm vợ chồng. Cuộc sống của họ sau này sẽ không còn là sống vì bản thân mình nữa, mà sẽ là cuộc sống mới đồng hành cùng bạn đời của mình. Chiếc nhẫn cưới trên tay họ giúp họ luôn thấy trách nhiệm của mình đối với người bạn đời của mình dù vui buồn, đau khổ, khó khăn hay sung sướng… thì họ sẽ luôn bên nhau để cùng nhau vượt qua.

Cặp nhẫn cưới vàng đính đá 

Nguồn gốc của nhẫn cưới

Có thể nói chưa ai khẳng định được nhẫn cưới ra đời từ khi nào, nhưng người ta biết chính xác là Ai Cập cổ xưa là những người đầu tiên sử dụng vòng tròn làm vật biểu trưng cho sự gắn kết của tình yêu đôi lứa. Sở dĩ người ta chọn vòng tròn bởi quan niệm cho rằng: vòng tròn có chung điểm đầu và điểm cuối với ý nghĩa: dù các cặp đôi có đi những hành trình dài khác nhau nhưng nếu đã thuộc về nhau thì cuối cùng họ vẫn sẽ là của nhau và hành trình mà họ trải qua chính là hành trình trong vòng tròn hạnh phúc của tình yêu.

Nhẫn cưới có nguồn gốc từ Ai Cập cổ xưa

Nhẫn cưới khi ấy không bằng vàng hay kim loại như ngày nay mà nó được làm từ các vật liệu thiên nhiên như: cỏ cây, lau sậy, da thú, xương hoặc ngà voi. Khi ấy chỉ có người phụ nữ đeo nhẫn cưới khi kết hôn.

Tuy nhiên khi chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra và rất nhiều người đàn ông phải chia tay những người vợ trẻ đẹp của mình để ra chiến trường trong một thời gian dài, họ bắt đầu đeo chiếc nhẫn cưới như biểu tượng của hôn nhân và sự gợi nhớ tới người vợ của họ. Đó là một hành động rất lãng mạn, tràn đầy tình yêu của người đàn ông có trách nhiệm, chính vì vậy nó đã tồn tại đến tận thời nay, trong đám cưới chú rể cũng được cô dâu trao lại nhẫn.

Cặp nhẫn cưới với thiết kế hiện đại được nhiều cặp đôi lựa chọn

Theo thời gian, nhẫn cưới được làm từ chất liệu có giá trị hơn như: đồng, bạc, vàng, kim cương…, người ta có thể thoải mái lựa chọn nhẫn cưới với nhiều màu sắc, chất liệu, hình dáng khác nhau.

Ý nghĩa mà nhẫn cưới mang lại trong hôn nhân

Bằng chứng của hôn nhân

Một người đeo nhẫn cưới ở ngón áp út thì người ta sẽ mặc định rằng: Họ đã lập gia đình. Nhẫn cưới như một vật để bảo vệ hạnh phúc gia đình của bạn. Một người đã có gia đình không thể tự do để kết đôi thêm với đối tượng khác phái khác ( ngoại trừ những vùng miền còn giữ phong tục đa thê). Ngược lại, một con gái hay chàng trai khác sẽ hạn chế tiếp xúc với người lập gia đình.[Ý nghĩa của nhẫn cưới]Ý nghĩa của nhẫn cưới.

Thiết kế nhẫn tuy đơn giản nhưng vẫn khiến đôi tay người đeo nổi bật

Bên cạnh ý nghĩa của nhẫn cưới theo quan niệm dân gian thì Phật giáo cũng rất coi trọng giá trị của nhẫn cưới trong hạnh phúc hôn nhân.

Nhẫn cưới – bằng chứng của hôn nhân

Chữ “ nhẫn” trong nhẫn cưới

Đời sống vợ chồng rất cần đến chữ nhẫn mỗi khi có những bất đồng xảy ra. Khi sự sân giận bắt đầu nổi lên, nếu một trong hai không biết nhường nhịn, nhẫn nại sẽ dễ dẫn đến những xung đột không đáng có, mất đi hạnh phúc và đạo nghĩa vợ chồng trong tích tắc. Ca dao có câu: “Chồng giận thì vợ bớt lời cơm sôi nhỏ lửa cả đời không khê” là vậy.

Nhẫn cưới luôn nhắc nhở sự hiện hữu của đối phương trong lòng người kia

Đeo nhẫn cưới trên tay cũng để tự nhắc nhở nhau mỗi khi “cơm không lành canh không ngọt”. Chiếc nhẫn vật hiện hữu của tình yêu, không phải dễ dàng trao cho một người nào đó. Khi nhìn chiếc nhẫn, cũng là lời tự nhắc nhở nhau phải thương yêu, nhường nhịn người chồng/vợ của mình. Đó là bí quyết gìn giữ ngọn lửa hạnh phúc gia đình.

Đôi nhẫn vàng trắng cho đôi vợ chồng son

Vì sao nhẫn cưới có hình vòng tròn?

“Cặp vòng tròn” hoàn hảo ấy luôn được coi là biểu tượng của một tình yêu bất diệt. Bởi vì hình tròn không có điểm đầu, không có điểm cuối, không có sự đứt đoạn, điều đó thể hiện một mối quan hệ bền chặt, vững chắc.

Nhẫn cưới có hình tròn – sự bất diệt

Người Ai Cập cổ đại là những người đầu tiên lấy biểu tượng cho sự bất diệt là vòng tròn, và dùng nó để tượng trưng cho hôn nhân. Họ đeo nhẫn ở ngón thứ tư của bàn tay trái (một truyền thống vẫn còn đến bây giờ) bởi vì họ tin rằng mạch chảy tình yêu sẽ chạy thẳng từ ngón tay này đến tim.

Nhẫn trơn cho chú rể và nhẫn kim cương cho cô dâu

Đeo nhẫn cưới ở ngón tay nào hợp lý?

Với các nước phương Tây: vị trí đeo nhẫn cưới của các cặp đôi là ngón áp út. Họ có những quan niệm khác nhau về ý nghĩa của việc đeo nhẫn ở ngón tay này:

Thiết kế nhiều vòng tròn ghép lại của cặp nhẫn cưới

  • Người châu Âu quan niệm có sự liên kết giữa bàn tay trái và trái tim, họ tin có một mạch tình yêu nối giữa hai liên kết này.
  • Người Mỹ quan niệm về việc đeo nhẫn lại khá là đơn giản, vì đàn ông sẽ luôn là người đi phía bên ngoài để bảo vệ phụ nữ, nên bàn tay trái của họ sẽ để nắm tay người phụ nữ. Và đàn ông thì đeo nhẫn ngón áp út tay trái, còn phụ nữ sẽ đeo ngón áp út tay phải.
  • Ở Đức và Hà Lan, các cặp đôi đeo nhẫn đính hôn bên tay trái, nhưng khi cưới thì sẽ chuyển sang tay phải. Việc này sẽ ngầm thông báo về việc thay đổi trạng thái hôn nhân.
  • Với người Hy Lạp: ngón áp út được xem là ngón yếu ớt nhất, nên việc đeo nhẫn ở ngón này sẽ giúp các cặp vợ chồng có thêm sức mạnh, và có thể cùng nhau vượt qua mọi chông gai khó khăn trong cuộc sống gia đình.
  • Ở Trung Quốc: quan niệm về vị trí các ngón tay lại chi tiết hơn. Họ quan niệm : ngón cái là bố mẹ, ngón trỏ là anh em, ngón giữa là bản thân, ngón áp út là bạn đời và ngón út là con cái.
  • Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc, và quan niệm dân gian lâu đời nên ngón út cũng là ngón được lựa chọn để đeo nhẫn của các cặp vợ chồng.

Đeo nhẫn cưới ở ngón tay nào sẽ phù hợp với văn hóa từng đất nước

Trung tâm Dạy nghề Kim Hoàn

Trung tâm Dạy nghề Kim Hoàn – một trong những trung tâm dạy nghề lớn nhất tại Tp Hồ Chí Minh. Sau 15 năm thành lập, trung tâm đã đào tạo hơn 6.000 học viên và con số kiếm được việc làm là tuyệt đối. Chúng tôi đã đạt được nhiều thành tích nổi bật trong nhiều năm qua như:

  • Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh bằng khen Trung  tâm Giáo dục Nghề nghiệp Mỹ Nghệ Kim Hoàn.
  • Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh tặng bằng khen Trung  tâm Giáo dục Nghề nghiệp Mỹ Nghệ Kim Hoàn.
  • Sở Lao Động – Thương Binh và Xã Hội thành phố Hồ Chí Minh tặng bằng khen Trung  tâm Giáo dục Nghề nghiệp Mỹ Nghệ Kim Hoàn.
  • Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh tặng bằng khen Trung  tâm Giáo dục Nghề nghiệp Mỹ Nghệ Kim Hoàn.

Tại trung tâm có rất nhiều khoá học đi từ cơ bản đến nâng cao, giúp học viên dễ dàng tiếp cận kiến thức, kỹ năng của ngành từ đơn giản đến phức tạp. Mỗi tháng chúng tôi đều mở đợt tuyển sinh, tạo cơ hội học tập đến với những bạn có đam mê và mong muốn bước chân vào lĩnh vực kim hoàn. Nhanh tay liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết nhé!

Liên hệ với chúng tôi

  • Địa chỉ: Lầu 1, Chợ Thiếc, Trần Quý, Phường 6, Quận 1, TP HCM
  • Điện thoại: 028 3955 7284 – Hotline: 0909 440068
  • Facebook: https://www.facebook.com/daynghevangbac/
  • Website: daynghekimhoan.vn
  • Email: [email protected]