PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI TRUNG HOA XƯA

I .Vai trò,ý nghĩa của lễ cưới đối với văn hóa Trung Hoa

Lễ cưới thường là sự ghi nhận quá trình trưởng thành của đôi thanh niên nam nữ, sau quá trình tìm hiểu.Nó khẳng định xã hội đã thừa nhận một tình yêu. Hôn nhân là sự thống nhất giữa tình yêu và trách nhiệm giữa hai người. Người Hoa quan niệm hôn nhân là một việc hệ trọng, có tính quyết định cả cuộc đời con người nên các nghi thức của lễ cưới được thực hiện một cách nghiêm ngặt theo truyền thống để lại. Do chịu ảnh hưởng lâu đời của phong kiến Trung Hoa và Khổng giáo nên hôn lễ của người Hoa còn được ràng buộc bởi nhiều nghi thức. Người Hoa rất trọng lễ nghĩa và trong mỗi cuộc hôn nhân truyền thống nhất thiết phải “môn đăng hộ đối” và thực hiện đủ “tam thư, lục lễ”.

Phong tục cưới hỏi của người Hoa có những nét độc đáo, riêng birtj, hấp dẫn góp phần làm đa dạng thêm nền văn hóa Trung Hoa. Về tập tục cưới xin, từ xưa đến nay luôn có sự thay đổi nhưng luôn tạo được bầu không khí long trọng, náo nhiệt, vui vẻ, may mắn.

II.Quy trình tổ chức một lễ cưới của người Trung Hoa thời xưa

Trong thời cổ, lễ cưới phải trải qua 6 trình tự lễ nghi, gọi là 6 lễ sau đây:

Lễ nạp thái: sau khi nghị hôn, nhà trai mang sang nhà gái một cặp “nhạn” để tỏ ý đã kén chọn ở nơi ấy.

Lễ vấn danh: là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng đẻ của người con gái.

Lễ nạp cát: lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi.

Lễ nạp tệ (hay nạp trưng): là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn.

Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới. Và sau cùng là

Lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới): đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai mang lễ đến để rước dâu về.

Nhưng nói chung thì lễ cưới của người Trung Hoa xưa gồm 3 lễ chính sau: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ rước dâu.

Trước kia, khi chàng trai đem lòng thường yêu một cô gái, thì mời bà mối đến nhà gái dạm ngõ, lúc đó nhà trai không những phải cho bà mối quà, mà còn phải đưa lễ vật cho bà mối mang đến nhà gái, lúc này, bà mối mang tấm thiếp có viết tên tuổi của hai người để trao lai cho hai bên. Nếu như hai bên có ý, thì bắt đầu dạm ngõ, đến lúc này người mẹ của chàng trai chọn ngày lành tháng tốt đến nhà gái để tìm hiểu thêm về tì̀nh hình của nhà gái, chẳng hạn như tình hình kinh tế của nhà gái, đức tính, dáng vóc v,v của cô gái, cũng có cha mẹ cô gái đến nhà trai để xem mặt của chàng rể tương lai, nhưng torng thời cổ, người con gái làn không được đi xem mặt người chồng tường lai. Ngày này thì ngược lại, phần lớn các cô gái đều cùng cha mẹ đến nhà trai để tìm hiểu tình hình, có một số vùng nông thôn ở Bắc Kinh, nếu như cô gái và cha mẹ đã lại nhà trai ăn cơm thì có nghĩa là đồng ý.

Đính hôn ( lễ ăn hỏi) là một nghi lễ chính trong tập tục hôn lễ, tuy chỉ là sự đính ước dân gian, nhưng lại thường có tác dụng luật pháp. Đính hôn thường là nhà trai đem lễ ăn hỏi cho cô gái và nhà gái. Nhà trai mang đến các mâm lễ vật: rượu trà, hai đôi đèn cầy đỏ ( có hình Long Phụng), đầu heo, đùi heo cùng bánh trái .. và cùng một số nữ trang và tiền cho cô dâu tương lai. Nhưng một điều quan trọng cần lưu ý là tất cả các mâm lễ vật đều là số chẵn mới tốt, số lượng mâm càng nhiều càng cho thấy sự khá giả của nhà trai. Thường là 8, 10, 12 mâm.Phần lễ vật được nhà trai sắp xếp chu đáo, cẩn thận, tất cả dều được phủ tấm vải có thêu chữ “ song Hỷ” ở trên.Ở  Ôn Châu miền Nam Trung Quốc người ta coi đôi nhẫn là một vòng tròn, trong văn tự tượng hình thời cổ có nghĩa là vĩnh hằng, tỏ ý hôn nhân không bao giờ thay đổi. Trong quan niệm truyền thống thì sau khi đính hôn là không được thay đổi, cũng không được tính chuyện trăm năm với người khác, coi đính hôn là một loại pháp luật. Hai bên sau khi trải qua một lọat trình tự thì đi vào hôn lễ, đây cũng là một hoạt động phiền hà nhất, phức tạp nhất, vui mừng nhất trong hôn lễ từ xưa đến nay. .

Hôm đi đón dâu, cô dâu thường là mặc áo đỏ để tỏ ra sự vui mừng, may mắn. Khi cô dâu bước ra cửa, vừa đi vừa khóc, tỏ ý lưu luyến không rời. Lúc cô dâu bước ra cổng cũng không được quay đầu lại nhìn, mà phải đi thẳng. Còn ba mẹ cô dâu sẽ đứng ở cổng nhà nhìn theo và sẽ không đi theo qua nhà chồng.Cô dâu đến nhà chồng, thì bắt đầu nghi thức hôn lễ. Ở một số nơi, cô dâu phải bước qua chậu lửa trong sân, để đốt hết những điều xúi quẩy, để cuộc sống sau này được đầm ấm, hạnh phúc. Sau khi cô dâu bước vào nhà chồng, phải làm hết nghi thức này đến nghi thức khác.,Thứ nhất là Nhất bái thiênđịa (lạy tạ trời đất),  thứ hai làNhị báicao đường ( lậy tạ cha mẹ),  thứ ba là Phu thê giao bái (vợ chồng lạy tạ nhau). Sau đó uống chén rượu trao nhau. Trong căn nhà mới, cô dâu và chú rể còn cắt tóc của nhau, rồi để lẫn với nhau cất đi để làm vật tín trong quan hệ vợ chồng .

Tiệc cưới đã đưa bầu không khí hôn lễ lên đến đỉnh cao, và còn gọi là “tiệc hỷ”. Vì vậy mọi người gọi đi ăn tiệc cưới là đi “uống rượu hỷ”. Khi ăn tiệc, cô dâu phải địch thân rót rượu gắp thức ăn cho khánh, cảm ơn khách đã đến dự lễ cưới của mình. Phòng của cô dâu chú rể còn gọi là “ phòng hỷ” “động phòng” náo động phòng là họat động cuối cùng của hôn lễ, những người tham gia thường là các thanh niêm nam nữ chưa thành lập gia đình. Mọi người nghĩ đủ mọi cách để cho vui, hoặc trêu đùa cô dâu chú rể, hoặc buộc cô dâu, chủ rể biểu diễn tiết mục v,v, với mục đích là để tăng thêm bầ không khí vui nhộn của hôn lễ, khiến cô dâu, chú rể một đời không thể quên được.Trước khi động phòng, cô dâu và chú rể cùng uống rượu giao bôi và sau đó hai người cùng ăn chung 1 chén chè, quan niệm là được như ý muốn. Chè có màu đỏ, vị ngọt, mặn cay hàm ý cùng chia ngọt sẻ ngọt bùi, son sắt thuỷ chung.

III.Những điều lưu ý trong đám cưới của người Trung Hoa xưa

Hôn nhân là một việc trọng đại trong đời người. Hôn nhân xấu hay tốt sẽ liên quan trực tiếp đến hạnh phúc cả đời người. Để có được niềm vui tương lai, người Trung Hoa vô cùng xem trọng những điều kiêng kỵ trong tập tục hôn nhân.

1.Thời gian kết hôn

Thời gian kết hôn nên tránh 3 tháng sau: Tháng 6, tháng 3 và tháng 7. Theo phong tục truyền thống, tháng 6 âm tức là giữa năm; người vợ theo quan niệm này cũng chỉ có nửa cuộc đời, hôn nhân sau này dễ bị chia cắt. Nếu trong nhà đột nhiên có người qua đời, trong năm đó không thích hợp để tổ chức hỷ hoặc đi đăng ký kết hôn. Ngoài ra tháng 3 và tháng 7 âm lịch đều là những ngày ma quỷ nhiều ám ảnh. Đối với bậc bề trên, những tháng này nên tránh tổ chức tiệc hỷ.

Ba ngày sau khi kết hôn, chú rể phải đưa cô dâu về nhà mẹ đẻ. Đây là tập tục “lại mặt”, ngày hôm đó cho dù đã muộn cũng phải mau chóng về nhà chồng. Nếu bắt buộc phải ngủ ở nhà mẹ đẻ thì hai vợ chồng nên ngủ riêng, tránh để nhà mẹ đẻ có nhiều điều không hay. Trong 4 vòng tháng đôi vợ chồng mới cưới cũng nên tránh tham gia đám tang hoặc đám hỷ nào đó.

2.Giường cưới

Giường cưới cần được đặc biệt lưu ý, trước đêm tân hôn chú rể nên tìm một cậu bé đến ngủ cùng mình, tuyệt đối không được để giường trống không.

Giường cưới không nên đặt đối diện với bất cứ vật nào sắc nhọn hoặc hoặc tủ quần áo. Trên giường cưới nên đặt một số vật cát lợi như bách hợp, táo đỏ, hạt sen…

3.Lễ phục trong hôn lễ

Lễ phục, áo cưới, giày trong ngày cưới đều phải là đồ mới, hơn nữa lễ phục tránh có túi, vì túi có nghĩa là sẽ đem nhiều tài vận của nhà gái đi. Câu đối nên được treo trước hôn lễ, sau khi tổ chức hôn lễ được một tháng thì hạ xuống. Khi lựa chọn mua câu đối cần phân biệt rõ mục đích giữa nam và nữ.

IV Một số điều kiêng kỵ trong lễ cưới hỏi của người Trung Hoa xưa

Người Trung Hoa xa xưa thường có nhiều tập tục khá thú vị đối với hôn lễ:

  1. Chú rể không nên ngủ một mình trên giường khi sắp cưới

Chăn mới, gối mới và giường mới nên được trải sạch sẽ trước đêm tân hôn, và tránh để chú rể ngủ một mình trên giường mới, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hôn nhân sau này, cuộc sống dễ đơn độc. Nếu chú rể không có chỗ khác để nghỉ ngơi có thể tìm một cậu thanh nhiên ngủ cùng.

  1. Kiêng ăn bánh hỷ

Bánh hỷ tượng trưng cho niềm vui, vì thế bánh này theo tập tục của người Trung Quốc chỉ nên đem đi phân phát cho mọi người. Trong đại lễ, cô dâu không được ăn bánh hỷ, vì ăn bánh này cũng có nghĩa sẽ tiêu tan mất niềm vui.

  1. Kiêng nói “tạm biệt”

Khi hôn lễ kết thúc, bạn bè và người thân đều ra về, cô dâu chú rể không nên nói: “Tạm biệt”, vì hai từ này có nghĩa là ly biệt, không tốt đối với đôi vợ chồng mới cưới. Vì thế khi tiễn khách nên gật đầu tỏ vẻ đồng ý hoặc vẫy tay chào tạm biệt.

  1. Phụ nữ mang thai không nên đưa dâu

Vào ngày lễ thành thân, khi cô dâu chuẩn bị về nhà chồng, phụ nữ mang thai không nên tiễn. Vì thời xa xưa, mọi người đều cho rằng phụ nữ mang thai tượng trưng cho máu, vì thế sản phụ khi đưa tiễn tức là họa sẽ tới gần.

  1. Sau khi kết hôn 3 ngày không nên ở lại nhà mẹ đẻ

Trong truyền thống Trung Hoa, 3 ngày sau khi kết hôn chú rể sẽ đưa cô dâu về nhà mẹ đẻ và gọi là lễ lại mặt. Nhưng cần chú ý, vợ chồng mới cưới sau khi thăm cha mẹ vợ nên kiêng ở lại qua đêm, vì dễ làm nhà vợ gặp xui xẻo. Nếu vì nguyên nhân nào đó buộc phải ở lại nhà mẹ đẻ, vợ chồng không nên ngủ cùng giường.

  1. Ý nghĩa một số biểu tượng trong đám cưới

1.Qùa chúc phúc trong đám cưới của người Trng Hoa xưa

Từ ngàn năm trước, đám cưới là dịp đại lễ lớn, và các món quà cưới đều mang nhiều ý nghĩa tượng trưng rất quan trọng. Tuy nhiên đám cưới ngày nay đã mất đi nhiều giá trị, các món quà cưới cũng theo đó không còn được trân trọng nhiều. Bằng cách khai thác ý nghĩa phong phú của các món quà cưới, chúng ta có thể có được cái nhìn cận cảnh về hôn lễ truyền thống, và tầm quan trọng khi bắt đầu cuộc sống lứa đôi của người Trung Hoa xưa.

Chiếc lược: Chiếc lược mang ý nghĩa ràng buộc, biểu tượng là tóc được tết lại và thắt một cái nút vào thời xưa. Món quà này gắn với câu chúc: “Bạch đầu giai lão”, có nghĩa là sống với nhau đến bạc đầu. Ngoài ra còn có một buổi lễ chải tóc vào buổi tối trước khi đám cưới.

Cây thước: Đây là biểu tượng cho hạnh phúc đôi lứa. Thể hiện mong ước một thước đo đầy con cái, hôn nhân hạnh phúc và cuộc sống thành đạt.

Giày thêu: Từ “giày” và từ “cùng với” được phát âm giống nhau. Vì vậy tặng giày mang nghĩa là sống cùng nhau, tận hưởng hạnh phúc lứa đôi mỹ mãn.

Gậy Như Ý: Gậy Như Ý là một vương trượng nghi lễ và bùa hộ mệnh tôn giáo. Trong đám cưới, chú rể dỡ khăn che mặt của cô dâu bằng một cây gậy Như Ý. Ý nghĩa tinh thần của món quà này là “ Mọi mong ước sẽ được thực hiện” hay là “như ý”. Ngày nay, mặc dù không còn được dùng trong nghi thức đón dâu, gậy Như Ý vẫn được tặng bởi bố mẹ cô dâu để chúc cho con gái có một cuộc hôn nhân như ý.

Chiếc gương: Gương đại diện cho sự hoàn hảo và đầy đủ, và hàm chứa vẻ đẹp của cô dâu. Nó tượng trưng cho mong muốn rằng cuộc hôn nhân và dung mạo của cô dâu sẽ mãi mãi tươi trẻ và xinh đẹp.

Xô hạt: Đây là vật dụng đo lường các loại ngũ cốc, xô hạt mang nhiều ý nghĩa cho đám cưới. Tặng phẩm này tượng trưng sự giàu có và sung mãn của chú rể, đồng thời cũng chúc cho cô dâu được những ngày thảnh thơi ăn no, mặc ấm.

Cây kéo: Kéo rất quan trọng trong đám cưới truyền thống vì đó là vật dụng cần thiết cho việc may vá, đặc biệt là may xiêm y của người xưa. Thông qua nhu cầu may quần áo mịn mượt, cũng chúc cho cô dâu có một cuộc hôn nhân đầm ấm và mượt mà.

Bàn tính: Người Trung Hoa xưa sử dụng một bàn tính để tính thu nhập và chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày. Trong lễ cưới, một bàn tính bằng vàng 24-karat được trao cho một cặp vợ chồng mới cưới với mong muốn một cuộc sống thịnh vượng có thu nhập đáng kể và tài chính được quản lý tốt.

2 Ý nghĩa chữ SONG HỶ (喜喜)

Chữ “Hỷ” được sử dụng vô cùng rộng rãi trong hôn lễ của người người Trung Quốc.

Từ ngàn năm trước, việc dán chữ “Hỷ” trong đám cưới đã trở thành phong tục không thể thiếu để thể hiện niềm vui, sự chúc phúc với đôi vợ chồng son.. Chữ “Song Hỷ” (囍) được dùng trong hôn lễ thực chất được ghép lại bởi 2 chữ “Hỷ” (喜).”Song” :nghĩa là hai cái, một đôi. “Hỷ”: có nghĩa là mừng vui. “Song hỷ” là hai điều vui mừng đến một lượt.Trong cưới xin “Song hỷ” có nghĩa là hai việc vui mừng song song với nhau: nhà trai cưới được vợ cho con trai, nhà gái gả được chồng cho con gái.Chữ “ song Hỷ”  cắt dán bằng màu đỏ xuát hiện trong mọi thứ cúa ngững ngày cưới từ thiệp mời, mâm quả, lễ vật, được tro dán nhiều nơi trong nhà cũng như trong phòng tân hôn.

3.Màu đỏ là màu sắc chủ đạo trong ngày cưới

Đối với người Trung Quốc màu đỏ là sự tượng trưng cho sự may mắn, niềm vui, hạnh phúc và thịnh vượng nên trong tổ chức lễ cưới hỏi màu đỏ được sử dụng rất phổ biến, đây được xem là màu sắc chủ đạo. Màu đỏ được dùng để trang trí nhà cửa, trang phục cô dâu, chú rể, trang trí kiệu hoa, trang trí các lễ vật….

4.Trang phục ngày cưới

Màu đỏ đối với người Trung Quốc tượng trưng cho may mắn, cho sức mạnh xua đuổi tà ma. Váy cưới truyền thống ở miền Bắc Trung Quốc là chiếc xường xám thêu hình rồng phượng bằng chỉ màu vàng và bạc. Cô dâu ở miền Nam Trung Quốc thường mặc bộ đồ cưới tách áo và váy riêng nhưng cũng thêu các hoạ tiết rồng và phượng.Trước đây, trang phục cưới của cô dâu còn bao gồm cả một tấm khăn màu đỏ trùm lên mũ miện trong suốt lễ cưới. Nhiều cặp vợ chồng xưa kia cưới hỏi do cha mẹ sắp đặt, chỉ biết mặt nhau lần đầu trong đêm tân hôn khi lật tấm khăn che mặt đó lên.Theo truyền thống, trang phục cưới của cô dâu sẽ thêu cả hình rồng và phượng tượng trưng cho sự hài hoà giữa âm và dương. Bộ quần áo cưới của nam thường may bằng lụa đen thêu hình rồng màu đỏ. Ngày nay trang phục cưới truyền thống của chú rể thường có màu đỏ giống như cô dâu và thêu hoạ tiết rồng bằng chỉ vàng.

Ngoài ra,trong hôn lễ người Hoa còn mua một cặp gà trống, mái thật già, một cặp dừa khô để trong nhà, hay cúng một con gà luộc trong miệng ngậm cọng hành sống … Tất cả đều hướng tới một cuộc sống bình an, hạnh phúc, với hi vọng đôi trẻ sẽ sống với nhau đến răng long đầu bạc và luôn thông suốt trong tư tưởng.

  1. Những phong tục lạ về đám cưới của người Trung Hoa

Đất nước Trung Quốc rộng lớn với hàng trăm dân tộc. Mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa độc đáo, trong đó có điều lạ lùng về cưới hỏi, hôn nhân.

1 Anh em chung vợ

Hôn nhân của dân tộc Tạng rất phức tạp. Nói chung, có 3 chế độ: 1 vợ 1 chồng, 1 chồng nhiều vợ, 1 vợ nhiều chồng. Chế độ 1 chồng nhiều vợ thường xảy ra ở những gia đình giàu có và những chủ nô. Thường là chị em lấy chung 1 chồng.

Một vợ nhiều chồng chỉ nhiều anh em lấy chung 1 vợ. Gia đình kiểu này thường là mẫu hệ. Lại có chuyện nhiều bạn bè lấy chung 1 vợ. Có trường hợp 1 người bạn thân đến nhà bạn và nhà bạn thiếu người làm cho nên ở lại nhà bạn và quan hệ luôn với vợ bạn.

  1. Cưới cô dâu “cao số”

Ở tỉnh Triết Giang, nếu trước ngày cưới đi xem bói, cô dâu nào không may bị bà thầy phán là có số “phá gia chi nữ” thì cô ấy sẽ không được đi kiệu về nhà chồng như các đám cưới bình thường. Trước khi cưới chừng 2,3 ngày, cô dâu phải làm ra vẻ trốn ra khỏi nhà, ra ở nhờ 1 miếu hay đền.

Cô mang theo vài bộ quần áo không lành lặn lắm, 1 cái ô cũ kỹ,1 cái làn cói có bát, đĩa cũ và 1 đôi đũa. Hành trang của cô giống như 1 kẻ đi ăn xin.

Đến ngày cưới, lúc chập choạng tối, bên nhà gái phải trốn tránh, không ai xuất đầu lộ diện. Mọi việc do phía nhà trai cáng đáng. Cô dâu thay quần áo mới, trang điểm, xách theo đồ dùng đẹp đẽ, dưới sự giúp sức của 2 cô gái do nhà trai cử đến.

3.Đốt đuốc đón cô dâu

Dân tộc Đồng ở huyện Tĩnh (tỉnh Hồ Nam) đón cô dâu vào giữa đêm. Đi đón cô dâu, phía nhà trai có chừng 30 người. Mỗi người cầm 1 bó đuốc nhựa thông ra khỏi nhà, vượt núi, vượt suối đến nhà cô dâu. Họ vừa đi vừa đánh trống, thổi kèn và chơi nhạc cụ, đầy nhiệt tình vui vẻ giữa mênh mông vắng lặng.

Đến nhà cô dâu, bên nhà gái rước dâu, cô dâu quàng khăn lên đầu, cổ đeo kiềng, vai khoác vòng hoa, tay phải cầm chiếc ô bằng giấy có phết dầu trẩu (trừ tà). Cô dâu đi theo nhà trai cùng 2 cô gái phù dâu trong tiếng nhạc rộn ràng. Nếu trên đường về nhà chồng gặp 1 đám cưới khác, cô dâu phải trao đổi thắt lưng với cô dâu ở đám cưới kia để chúc mừng hạnh phúc nhau.

Khi đám rước dâu về tới cổng nhà, người ta đốt pháo mừng. Một vị trưởng lão trên 50 tuổi đứng ra làm mọi nghi thức đón cô dâu vào nhà. Sau khi làm lễ, cô dâu được mời vào phòng trong, ăn với chú rể bữa cơm đêm. Ngày hôm sau, cô dâu được mời 1 bữa thật ngon, gọi là “yến nhiều món” rồi cùng 2 cô phù dâu trở về nhà mẹ đẻ. Từ đó, chú rể thường đi lại làm khách của cô dâu. Đến khi cô dâu có mang, cô mới mang 1 chiếc xe quay sợi về nhà trai định cư.

  1. Mùa xuân ném cô dâu

Vùng núi Ô Long bên bờ sông Tân An thuộc Vân Nam có mấy làng chài. Người dân ở đây biết bơi từ trong bụng mẹ. Các gia đình thường lấy vợ cho con trước TếtNguyên đán chừng 10 ngày để đón năm mới và cô dâu mới. Người dân ở đây có tục “ném cô dâu” trong lễ cưới.

Thuyền cưới nhà trai kết hoa xanh đỏ, áp vào thuyền nhà gái, lá xanh và dây hoa rừng trắng. Ném cô dâu là 1 động tác vui vẻ, mạo hiểm và thượng võ. Chỉ cần không thận trọng là cô dâu và người ném có thể lăn xuống nước. Đó là điềm gở cho 2 gia đình và làm cho ngày Tết mất vui.

Khi cô dâu bị ném, 1 chàng trai là anh em hoặc có họ với cô sẽ ôm ngang lưng cô, 1 tay giữ phần mông, dùng sức ném cô dâu sang thuyền nhà trai trong tiếng hô “1,2,3…”. Người đỡ cô dâu ở bên nhà trai có thể là chú rể hoặc là 1 người đứng tuổi. Trong lễ ném cô dâu, thuyền nhà trai cho nổ 3 phát pháo, bên thuyền nhà gái nổ 2 phát pháo.

Sau lễ ném cô dâu, mọi người đều trở về làng, đẩy ra cho cô dâu và chú rể 1 chiếc thuyền nhỏ, có đủ thức ăn dùng trong mấy ngày, cô dâu và chú rể bơi thuyền đến 1 nơi khuất nẻo, sống với nhau mấy ngày. Họ phải trở về nhà với bố mẹ vào ngày 23 tháng Chạp để chuẩn bị Tết.

  1. Tạ hôn và cưới chịu

Phía Nam Trung Quốc gần Việt Nam, người Mán có phong tục lạ là tạ hôn và cưới chịu. Các cô gái thường có 3,4 người tình. Nhưng một khi cô đã chính thức đính hôn với ai, cô sẽ cắt bỏ quan hệ với người khác. Điều lạ là đêm tân hôn, cô dâu không làm lễ động phòng với chú rể mà đến với người tình cũ để tạ ơn và hưởng đêm xuân với anh ta.

Cô gái phải đi tạ ơn mỗi người tình 1 đêm rồi trở về với chồng. Khi trai gái kết hôn, nhà trai phải mang sang nhà gái nhiều của cải và vật phẩm, tổ chức yến tiệc linh đình chiêu đãi cả bộ tộc. Nếu nhà trai không có tiền thì nhà gái cho chịu, rồi sẽ phải trả. Do vậy, có đám cưới đến khi con cái đầy đàn mới trả hết nợ.

  1. Lễ cưới vào ban đêm

Các dân tộc người Trung Quốc thường tổ chức làm lễ cưới vào ban ngày, riêng dân tộc Mãn làm đám cưới vào ban đêm. Ngày cưới, nhà gái dùng xe mui đưa cô dâu về nhà chồng, nhà trai dùng chiếc xe trang trí để rước dâu. Hai bên gặp nhau giữa đường, anh ruột hoặc anh họ cô dâu bế cô dâu từ mui xe của nhà gái lên xehoa của nhà trai. Dù giữa mùa hè nóng nực, cô dâu cũng phải mặc áo kép, chỗ vai và đầu gối còn phải độn ít bông, mang ý nghĩa đầy đặn và trung hậu.

Khi xe cô dâu về đến nhà trai, chú rể đứng đợi ở trước cổng và giương cung đặt tên, nhằm xe cô dâu vờ bắn 3 phát. Sau đó, chú rể dẫn cô dâu đến trước bàn thờ đặt giữa sân, 2 vợ chồng cùng vái trời đất. Tiếp đó, chú rể dùng cán cân hoặc roi ngựa nâng chiếc khăn trùm đầu của cô dâu, đặt trên nóc nhà bạt đã cắm sẵn từ trước, có ý nghĩa là vừa lòng thuận ý.

Lúc khều khăn trùm đầu, chú rể dùng tay xoa đầu tóc của cô dâu, tượng trưng cho đôi vợ chồng kết tóc xe tơ. Cô dâu bước qua 1 chậu lửa, lại nhảy qua yên ngựa rồi vào nhà bạt, mặt hướng về nam, làm lễ an tọa.

Làm lễ xong, cô dâu phải đi giày của mẹ chồng, tỏ ý sẽ đi theo bước chân của mẹ chồng. Tục lệ đó nói lên nguyện vọng tốt đẹp của lớp già mong con dâu mới cưới sẽ noi theo người trước ăn ở thuận hòa với láng giềng, làng trên xóm dưới. Lễ tân hôn có cỗ, cô dâu chú rể uống chén rượu tơ hồng, ăn bánh treo nửa chín nửa sống, có ý nghĩa mong muốn con cháu đầy đàn.

Đêm tân hôn, trên bàn thờ có đôi nến thắp sáng suốt đêm. Gian ngoài của nhà bạt có những người hát các khúc ca chúc mừng. Một số bạn bè hoặc láng giềng vãi những hạt đậu nành, đậu đen vào nhà, chúc vợ chồng mới làm ăn giàu có, dư dật, con đàn cháu lũ. Lễ cưới kéo dài cho đến khuya.

  1. Tục ném bùn trong đám cưới

Dân tộc Đồng ở Trung Quốc có tục ném bùn vào nhau đúng ngày cô gái đi lấy chồng được 1 năm. Cô gái cùng 9 cô bạn chơi ném bùn với chồng và các bạn của chồng trên mảnh ruộng đầy bùn. Khi chơi đã mệt, họ nhảy ùm xuống sông, té nước vào nhau. Trong số đó, có đôi nào để ý nhau thì bơi ra xa và anh chàng trong đôi đó sẽ được mời tham gia hội ném bùn năm sau.

  1. Kính chó hơn người

Thanh niên Hà Nhì Trung Quốc rất tiết kiệm lời nói khi yêu đương. Họ dùng cách tặng hoa cho nhau để nói về tình yêu. Chàng trai tặng cho cô gái 2 bông hoa, 1 vàng 1 đỏ. Cô gái tặng lại cho chàng trai 1 bông hoa đỏ hoặc vàng. Màu vàng chỉ sự lưỡng lự, màu đỏ là yêu.Cô gái tặng bó hoa mà ở giữa có giò hoa cánh đơn, tức là cô ấy còn đơn chiếc, chưa có bạn trai chính thức. Nếu ở giữa có giò hoa cánh kép tức là cô gái đã có người yêu rồi.Gia đình người Hà Nhì rất kén con dâu. Trong gia đình cô dâu mới được cưới về, mẹ chồng được gọi là chó nhà trời.Truyền thuyết kể rằng xưa kia người Hà Nhì không biết trồng cây, cũng như dệt vải.

Cô con út nhà trời đã lấy cắp giống lúa của cha cho người Hà Nhì, dạy mọi người cách dệt vải để may quần áo. Cô út bị gọi về trời, bị biến thành con chó và bị đày xuống trần gian. Từ đó, người Hà Nhì rất kính trọng chó. Ngày Tết của người Hà Nhì thường được tổ chức long trọng. Nhưng bát cơm đầu tiên phải dành cho chó, rồi mọi người mới được vào tiệc.

  1. Tình yêu cắn

Mùa thu sau vụ thu hoạch, thanh niên Mèo chưa vợ sẽ mang những gói gạo mới tặng người yêu. Thanh niên các trại tổ chức ở 1 trại nào đó 1 bữa ăn có rượu thịt linh đình. Trong bữa ăn, các đôi đã tìm dược đến nhau. Nến ưng nhau, họ cắn vào bả vai nhau.

Cắn cũng là 1 nghệ thuật, làm sao cho vết cắn hằn lên, thậm chí chảy máu. Sau đó, chàng trai buộc vào cổ tay cô gái mấy sợi dây nhỏ màu xanh và màu đen. Cô gái cũng buộc vào cổ tay chàng trai vài sợi màu đỏ. Sau đó, lễ cưới được tổ chức vào 1 ngày lành tháng tốt.

  1. Tục thử giường

Vùng Lạc Dương Trung Quốc có tục thử giường trước khi cưới. Trước hôm làm lễ 1 ngày, nhà cửa các phòng phải gọn gàng sạch sẽ, nhất là buồng cô dâu chú rể. Chiếc giường được lưu ý đặc biệt. Giường, đệm, chăn, gối phải dùng mới.

Đêm hôm đó, chú rể phải mời 1 người hoặc 2 chú bé đến ngủ cùng ở giường cưới. Tục lệ này được gọi là thử giường lấy phước. Nếu không có em nhỏ thì mời bạn trai đến, nhưng nhất thiết bạn trai đó phải chưa có vợ.Người được mời đến ngủ cùng chú rể trước ngày cưới cảm thấy rất vinh dự. Nếu em nhỏ được mời đến ngủ cùng chú rể mà đang đêm có được ..bãi đái dầm thì thật là điều tốt lành.

VII. Ảnhhưởng của phong tục cưới hỏi Trung Hoa đến một số nước xung quanh

Phong tục cưới hỏi của Trung Hoa ảnh hưởng đến khá nhiều nước châu Á xung quanh như các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc,…nhưng trong đó đất nước Việt Nam chúng ta có những ảnh hưởng rõ nét nhất. Những lễ nghi, tập tục chính của nước ta cũng giống như Trung Hoa. Chúng ta cũng sử dụng chữ Hỷ, màu đỏ để trang trí rất phổ biến như mâm lễ vật, thiệpmời, áo dài cưới…của cô dâu..

Ngày nay, đám cưới của người Trung Quốc đã được giản lược đi rất nhiều và có phần bị ảnh hưởng bởi văn hòa phương Tây. Tuy nhiên một số nghi lễ chủ chốt như thuê bà mai, cầu hôn, xin dâu, đính hôn vẫn được giữ nguyên và là nét văn hóa đặc sắc thu hút nhiều du khách.

  • BỔ SUNG

Trả lời câu hỏi của cô giáo và các bạn:

1.Ý nghĩa việc uống rượu giao bôi

Đây là một trong những nghi lễ quan trọng có ý nghĩa đánh dấu móc vàng son cho tình yêu, cho niềm vui hạnh phúc trăm năm của một đôi uyên ương.

2.Ý nghĩa của việc dùng số chẵn trong mâm lễ vật

Số chẵn 8,10,12 mâm tượng trưng cho việc có cặp có đôi.Cầu chúc cho và mong muốn cho cặp vợ chồng trẻ luôn có nhau và cùng sinh con đàn cháu đống, sống với nhau đến đầu bạc răng long.

  1. Ý nghĩa của việc cô dâu dùng khăn che mặt

Những chiếc khăn trùm đầu mỏng manh, khéo léo che đi khuôn mặt ngượng ngùng, đồng thời lôi cuốn ánh mắt trìu mến của chú rể luôn là một phụ kiện làm đẹp trong ngày cưới, một đặc quyền mà chỉ các cô dâu mới có.Ở Trung Quốc, vào ngày cưới cô dâu sẽ dùng chiếc khăn trùm đầu bằng lụa, màu đỏ có những hình thêu uyên ương nổi bật để che khuất khuôn mặt của mình. Người ta quan niệm rằng, việc che mặt trong ngày cưới là một cách để tránh tà ma, quỷ dữ đến bắt các cô dâu. Bên cạnh đó, chỉ chú rể mới là người có đặc quyền gỡ chiếc khăn này xuống.

Có một câu chuyện dân gian xưa, tiết lộ rằng ai là người đầu tiên đội chiếc khăn đỏ này!Kỳ thực, người phát minh ra chiếc khăn voan đỏ che mặt cô dâu, chính là vợ của Gia Cát Lượng (dân gian tương truyền rằng, vợ của Gia Cát Lượng tên là Hoàng Nguyệt Anh, Hoàng Thụ hoặc là Hoàng Thạc), bài viết này sẽ lấy cái tên mang màu sắc đẹp đẽ là  Hoàng Nguyệt Anh.

Hoàng Nguyệt Anh là con gái của danh sĩ nổi tiếng Hoàng Thừa Ngoạn ở Hà Nam. Bởi vì từ nhỏ đã rất hiếu học, quen đọc binh thư, trên thông thiên văn, dưới rành địa lý, văn thao vũ lược, đa mưu túc trí. Dân gian tương truyền, Hoàng Nguyệt Anh có dáng người thô, mái tóc vàng, da đen nhiều nốt tàn nhang, thậm chí có mấy nốt ruồi lớn trên mặt, vậy nên được nhận định là người phụ nữ có dung mạo xấu xí.

Nhưng lại có câu chuyện khác kể rằng, kỳ thực Hoàng Nguyệt Anh có dung mạo xinh đẹp, nhưng những người phụ nữ khác trong làng đố kị ghen ghét nàng, vậy nên mới bôi nhọ dung mạo của nàng.

Tuy nhiên, Hoàng Nghuyệt Anh không để tâm những chuyện này, bởi vì nàng có tiêu chuẩn kén chọn người bạn đời của mình. Khi Gia Cát Lượng chuẩn bị kén chọn bạn đời thì Hoàng Nguyệt Anh nghe nói Gia Cát Lượng học thức, nhân phẩm đều tốt, cho nên 10 phần ngưỡng mộ. Nàng sau đó đã thỉnh phụ thân chủ động bàn chuyện hôn nhân. Nàng thỉnh phụ thân ở trước mặt Gia Cát Lượng mà cố ý nói rằng dung mạo của mình xấu xí, muốn xem xem Gia Cát Lượng có hay không chỉ là một người phàm phu tục tử chỉ biết xem mặt mà bắt hình dong.

Vì vậy, Hoàng Thừa Ngạn trước Gia Cát Lượng mà nói rằng: Mình có một đứa con gái xấu xí, tóc vàng da đen, nhưng chắc chắn có thể xứng đôi với Lượng. Thật bất ngờ, Gia Cát Lượng vừa nghe xong, đã lập tức sẵn sàng đồng ý ngay. Nguyên là, Gia Cát Lượng đã sớm biết được Hoàng Nguyệt Anh có đức hạnh tốt, nên đã mến mộ từ lâu.

Sau khi Gia Cát Lượng nhận lời, đã đi đến Hoàng phủ để cầu hôn. Không ngờ rằng từ Hoàng phủ chạy ra 2 con chó, lao thẳng vào khách mà cắn. Thấy vậy nha hoàn từ trong nhà nhanh chân chạy ra vỗ nhẹ lên đầu 2 chú chó hung dữ  rồi nhéo 2 cái tai của chúng. Điều ngạc nhiên chính là, hai con chó hung dữ vậy lại ngoan ngoãn lui vào trong hiên nhà, ngồi chồm hổm xuống. Gia Cát Lượng nhìn kỹ thì nguyên lại là 2 chú chó được làm bằng gỗ. Lúc này, Gia Cát Lượng vẫn điềm tĩnh không vì vậy mà bật cười. Hoàng Thừa Ngạn lại gần, nói với Lượng rằng trò đùa này của con gái mình quả thật là hơi quá! Nhưng mà, ngày hôm đó, Gia Cát Lượng vẫn không gặp được Hoàng Nguyệt Anh.Đến ngày cưới, Hoàng Nguyệt Anh vì muốn thăm dò xem Gia Cát Lượng rốt cuộc là vì cớ gì mà đồng ý cưới nàng, liền cố ý phủ lên đầu một tấm khăn màu đỏ. Nàng muốn xem xem tâm thái của Gia Cát Lượng như thế nào khi mở chiếc khăn voan. Thật bất ngờ, Gia Cát Lương không nói lời nào liền vén mở chiếc khăn voan, nhưng lại nhìn thấy một Hoàng Nguyệt Anh xinh đẹp nên ông tỏ vẻ kinh ngạc. Gia Cát Lượng cho rằng sự tình có gì đó nhầm lẫn, liền quay đầu định chuẩn bị rời đi. Hoàng Nguyệt Anh vội một tay giữ chặt ông lại, kể với ông đầu đuôi sự việc.

Kể từ ngày đó, đã trở thành một tập tục, khi các cô nương kết hôn, trong ngày cưới, họ sẽ phủ một lên đầu chiếc khăn màu đỏ.

Và quả thật là, vừa thông minh lại vừa đức hạnh, Hoàng Nguyệt Anh đã trở thành một người vợ hiền, âm thầm lui về sau làm hậu phương ủng hộ và giúp đỡ cho chồng. Và Gia Cát Lượng cũng một lòng chung thủy với người vợ của mình.

Có người cho rằng sau đó Hoàng Nguyệt Anh vẫn mang khăn che mặt mỗi  khi ra ngoài. Điều đó chứng tỏ rằng bà không phải là người trọng hư danh, không vì chút sĩ diện, danh dự mà làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, gây nên nhiều xáo trộn không cần thiết.

Một người phụ nữ có địa vị, có nhan sắc và có tài năng như bà lại chấp nhận rút lui, làm cái bóng phía sau chồng, phẩm chất này chỉ có ở những người phụ nữ dịudàng, nhân hậu… Hoàng Nguyệt Anh quả thật là người vợ hiền mà Khổng Minh tiên sinh đã may mắn tìm thấy được.

 

4.Quan niệm của người Trung Hoa về vấn đề trinh tiết

Trong xã hội Trung Hoa xưa , trinh tiết được coi là thứ quan trọng nhất đối với mỗi người phụ nữ.Người ta quan niệm rằng một người con gái trước hôn nhân phải giữ gìn được trinh tiết mới được coi là đức hạnh.Phỏng theo tục cổ Trung Quốc: nếu trong lễ lại mặt, có cái thủ lợn cắt lỗ tai tức là ngầm báo với nhà gái rằng nhà trai trả lại, vì con gái ông bà đã mất trinh (Đêm tân hôn có lót giấy bản, gọi là giấy thám trinh, để xem người con gái còn trinh tiết hay không. Nếu còn trinh thì trên giấy bản sẽ có mấy giọt máu).

5.Quan niệm về “ Môn đăng hộ đối”(门当户对)

Dịch một cách nôm na nhất “ Môn đăng hộ đối” có nghĩa là: Ngoài cửa có treo đèn và trong nhà có treo câu đối.

Quan niệm hôn nhân của người Hoa thuở xưa cũng đòi hỏi có sự “môn đăng hộ đối”. Nhà trai mong muốn kiếm được nàng dâu mà gia đình giàu có để nở mặt nở mày, để tương trợ trong việc kinh doanh. Nhà gái thì cũng mong kiếm được một tấm chồng cho con mình sao cho xứng đáng, để gởi tấm thân đài các, cho con có chỗ nương thân suốt đời. Đặc biệt, nếu chàng rể có địa vị xã hội thì càng tốt .

Các gia đình khá giả, việc gả chồng cưới vợ cho con cái, bậc làm cha mẹ luôn muốn nơi con mình đến làm dâu, làm rể là một gia đình tương xứng với gia đình của mình, điều này thể hiện tính giai cấp, tầng lớp trong xã hội; nếu không thực hiện được điều này người làm cha mẹ thường lấy làm xấu hổ. Còn các gia đình nghèo khó thường không có khái niệm môn đăng hộ đối..

Do chịu ảnh hưởng lâu đời của phong kiến Trung Hoa và Khổng giáo nên hôn lễ của người Hoa còn được ràng buộc bởi nhiều nghi thức. Người Hoa rất trọng lễ nghĩa và trong mỗi cuộc hôn nhân truyền thống nhất thiết phải “môn đăng hộ đối” và thực hiện đủ “tam thư, lục lễ”.

6.Ý nghĩa của việc dùng đầu heo ( thủ lợn) trong lễ vật nhà trai mang đến nhà gái

Trong văn hóa, con lợn cũng được cọi với nhiều tên như con heo, chú ỉn, trư, hợi. Trong văn hóa phương Đông, lợn đứng cuối cùng trong 12 con giáp (Hợi) và cũng đứng cuối cùng trong lục súc.

Lợn biểu trưng cho sự phồn thực, tính dục và sự nhàn nhã sung túc. Người ta còn dùng hình ảnh con heo đất như là một biểu tượng về tài chính. Ngoài ra, thủ lợn (đầu heo) là một món sính vật quan trọng trong mâm lễ vật ngày cưới được dùng để biểu thị cho những ý nghĩa trên.

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Mạng Internet( Hầu hết tài liệu)

Sách Lịch sử văn hóa Trung Quốc ( Đàm Gia Kiên)

 

 

 

 

Share this:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…