Quy luật lượng chất trong triết học? Ví dụ về quy luật lượng chất?
Quy luật lượng chất trong triết học? Ví dụ về quy luật lượng chất?
Quy luật lượng chất chính là quy luật cơ bản, nó được xảy ra trong quá trình vận động, quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội, của tư duy. Khi lượng thay đổi thì sẽ dẫn đến các sự thay đổi chất của những sự vật, của hiện tượng và ngược lại. Đây chính là quy luật tự nhiên, tất yếu và khách quan, được phổ biến của các sự vật, hiện tượng. Vậy quy luật lượng chất trong triết học như thế nào? Ví dụ về quy luật lượng chất?
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Quy luật lượng chất trong triết học:
1.1. Khái niệm và đặc điểm của chất và lượng:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì chất chính là phạm trù triết học được dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của mọi sự vật, mọi hiện tượng. Nó là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với những sự vật, hiện tượng khác.
Đặc điểm của chất:
– Chất thể tính khách quan: chất là cái vốn có, nó nằm bên trong sự vật hay hiện tượng không phụ thuộc vào những ý muốn chủ quan của con người. Ví dụ nước biển mặn tồn tại ở bên trong chứ không phải là do một lực lượng siêu nhiên nào đó, hay ý muốn chủ quan của con người mà có thể áp đặt lên được nó.
– Chất chính là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố của sự vật.Thuộc tính chính là những tính chất của các sự vật, nó là cái vốn có của sự vật. Các thuộc tính của sự vật nó chỉ được bộc lộ ra phía bên ngoài qua sự tác động qua lại của các sự vật mang các thuộc tính đó với những sự vật khác. Mỗi một sự vật hay hiện tượng đều mang thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Chỉ có những thuộc tính cơ bản thì mới hợp thành chất của những sự vật hay hiện tượng. Mỗi sự vật hay hiện tượng đều có một quá trình tồn tại và phát triển qua những giai đoạn và trong mỗi giai đoạn ấy nó lại có những chất riêng. Tóm lại, mỗi sự vật hay hiện tượng không phải chỉ có duy một chất mà rất có thể nó có nhiều chất.
– Chất thể hiện được tính ổn định tương đối của các sự vật và hiện tượng: khi nó chưa được chuyển hóa thành các sự vật, hiện tượng khác thì chất của nó vẫn chưa có sự thay đổi.
Lượng chính là phạm trù của triết học được dùng để chỉ các tính quy định vốn có của các sự vật về mặt số lượng, quy mô hay trình độ, nhịp điệu của các sự vận động và phát triển cũng như những thuộc tính của các sự vật.
Đặc điểm của lượng:
– Lượng có tính khách quan bởi vì lượng là một dạng biểu hiện của vật chất, nó chiếm một vị trí nhất định trong một không gian và tồn tại trong khoảng thời gian nhất định.Trong các sự vật hiện tượng thì có nhiều loại lượng khác nhau như: có lượng chính là yếu tố quyết định bên trong, nhưng có lượng chỉ thể hiện các yếu tố bên ngoài của các sự vật, hiện tượng; các sự vật hiện tượng càng phức tạp thì lượng của chúng cũng sẽ phải phức tạp theo.
– Lượng sẽ thường xuyên biến đổi: Bản thân về lượng không nói lên các sự vật đó (ví dụ như số lượng của các nguyên tử hợp thành nguyên tố hoá học,…..) là gì, các thông số về lượng cũng không ổn định mà nó lại thường xuyên biến đổi cùng với các sự vận động biến đổi của những sự vật , đó chính là mặt không ổn định của các sự vật.
– Lượng có thể sẽ được xác định bằng những đơn vị đo lường cụ thể hoặc nó có thể nhận thức bằng những con đường trừu tượng và khái quát hóa.
1.2. Quy luật lượng chất trong triết học:
Sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội cũng như sự phát triển nhận thức trong tư duy con người đều đi từ sự thay đổi dần về lượng khi vượt qua giới hạn về độ tới điểm nút thì gây ra sự thay đổi cơ bản về chất, làm cho sự vật, hiện tượng phát triển cao hơn hoặc thay thế bằng sự vật, hiện tượng khác.
Sở dĩ như vậy là vì chất và lượng là hai mặt thống nhất hữu cơ nhưng cũng mang trong mình tính mâu thuẫn vốn có trong sự vật. Lượng thì thường xuyên biến đổi còn chất có xu thế ổn định. Do đó, lượng phát triển tới một mức nào đó thì mâu thuẫn với chất cũ, yêu cầu tất yếu là phải thay đổi chất cũ, mở ra một độ mới cho sự phát triển của lượng. Sự chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất, diễn ra một cách phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy
Quy luật này còn diễn ra theo chiều ngược lại, tưc là không chỉ thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi chất mà sau khi chất mới ra đời, do sự biến đổi về lượng trước đó gây nên thì nó lại quay trở lại, tác đọng đến sự biến đổi của lượng mới. Ảnh hưởng của chất mới đến lượng thể hiện ở quy mô, mức độ, nhịp điệu phát triển mới.
Nội dung của quy luật được phát biểu như sau: mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng trong khuân khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng phát triển, biến đổi.
2. Ví dụ về quy luật lượng chất:
Như chúng ta đã biết, quy luật về sự thay đổi của lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản của chủ nghĩa duy vật biệ chứng. Nội dung của nó không chỉ giới hạn trong một hay một số lĩnh vực cụ thể mà bao trùm lên mọi sự vật, hiện tượng tỏng tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
Ví dụ về quy luật lượng chất đó chính là sự chuyển hoá thành các dạng tồn tại khác nhau của nước. Nước xét trên phương diện cấu tạo hoá học là một hợp chất được cấu tạo nên bởi hai nguyên tố đó là hidro và oxi. Nước có công thức hoá học là H20. Ở điều kiện bình thường, nước tồn tại ở dạng lỏng nhưng ở những điều kiện đặc biệt, nước còn tồn tại ở nhữung dạng khác nhau như rắn, khí hau plasma. Quy luật lượng chất thể hiện rõ nhất trong quá trình chuyển hoá giữa những dạng tồn tại khác nhau của nước. Trong mối quan hệ giữa các trạng thái tồn tại của nước ta có thể thấy rằng chất của nước chính là trạng thái tồn tại (rắn, lỏng, khí hay plasma) còn lượng chính là nhiệt độn nước, vận tốc của các phân tử nước. Có thể nhận thấy rõ ràng, trạng thái của nước luôn tương ứng với nhiệt độ của nó. Khi nhiệt độ của nước ở -237 độ c thì nước ở thể rắn, nhiệt độ có tăng them tới -270 độ c hay thậm chí lên tới -10 độ c thì nước vẫn ở thể rắn mà thôi. Cũng trong khoảng nhiệt độ này, vận tốc của các phân tử nước cũng tăng dần theo nhiệt độ của nước nhưng chưa đủ để tạo nên sự thay đổi trong trạng thái tồn tại của nước, tức là mặc dù lượng của nước đã thay đổi nhưng về cơ bản thì chất của nó vẫn được giữ ổn định. Tuy nhiên, khi nhiệt độ của nước tăng lên đến 0 độ c và cao hơn nữa thì trạng thái của nước bắt đầu có sự thay đổi, chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, tức là về cơ bản, chất của nước đã thay đổi. Quá trình chuyển háo giữa các đạng của nước cũng diễn ra tương tự ở những nhiệt độ khác nhau. Như vậy, có thể thấy rằng, khoảng nhiệt độ từ -237 độ c đến 0 độ c chính là độ của nước. Đây là khoảng giới hạn mà luộng của nước được tích luỹ nhưng không làm thay đổi chất căn bản của nước. Đến 0 độ c thì sự thay đổi về chất diễn ra, như vậy 0 độ c chính là điểm mút mà ở đó sự tích luỹ về lượng của nước đã đủ để làm nó có sự thay đổi về chất. Từ 0 độ c nước không còn ở thể rắn nữa mà chuyển hoàn toàn sang thể lỏng, vì vậy, đây chính là bước nhảy của nước trong quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Chất mới được sinh ra lại tiếp tục quay trở lại tác động đến lượng mới, điều này thể hiện ở vận tốc của các phân tử nước ở trạng thái lỏmg được tăng lên đáng kể so với trạng thái rắn khi mà nhiệt độ của nước tiếp tục được nâng lên.
Ví dụ về nước chỉ là một trong vô vàn ví dụ về quy luật lượng chất trong tự nhiên. Việc nhận thức đúng đắn quy luật này có ý nghĩa rất to lớn, trước hết nó giứp cho con người có được nhận thức đúng đắn và đầy đủ về thế giới tự nhiên và từ đó đem những gì nhận thức được quay trở lại, cải tạo tự nhiên, phục vụ cho cuộc sống của con người.