SKKN Sử dụng câu hỏi, bài tập hay và hứng thú giúp học sinh học tốt phần quang hợp ở thực vật – Sinh học 11
Bạn đang xem tài liệu “SKKN Sử dụng câu hỏi, bài tập hay và hứng thú giúp học sinh học tốt phần quang hợp ở thực vật – Sinh học 11”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH II SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP HAY VÀ HỨNG THÚ GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHẦN QUANG HỢP Ở THỰC VẬT - SINH HỌC 11. Người thực hiện: Lê Thị Dung Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Thạch Thành 2 SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học THANH HOÁ, NĂM 2019 MỤC LỤC Nội dung Trang 1- MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1 2- NỘI DUNG 2 2.1. Cơ sở lý luận 2 2.2. Thực trạng 2 2.3. Giải pháp thực hiện 3 2.4. Hiệu quả 12 3- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 13 Tài liệu tham khảo 14 1 - MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Để có thể bồi dưỡng cho học sinh có năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề đáp ứng được những yêu cầu hiện tại, thì chúng ta cần phải đưa học sinh vào vị trí chủ động trong hoạt động nhận thức, học trong hoạt động. Với những hoạt động tự học tích cực của mình học sinh sẽ chiếm lĩnh được kiến thức thông qua hoạt động học tập giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tư duy sáng tạo. Muốn đạt được mục đích trên, ngoài hệ thống kiến thức lý thuyết mà học sinh phải nắm được thì việc vận dụng kiến thức vào giải quyết các câu hỏi, bài tập cũng đóng một vị trí quan trọng. Hệ thống câu hỏi và bài tập về quang hợp giúp học sinh học tốt hơn và giáo viên cũng kiểm tra đánh giá được kết quả và năng lực học tập của học sinh. Là một giáo viên giảng dạy tại trường THPT Thạch Thành II, tôi thấy chất lượng đối tượng học sinh ở đây chưa đồng đều, một số học sinh chưa biết vận dụng kiến thức để giải bài toán sinh học. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng người giáo viên cần suy nghĩ tìm ra phương pháp giảng dạy, hướng dẫn học sinh tìm ra cách giải quyết phù hợp với từng đối tượng học sinh khác nhau, từ đó nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo và gây hứng thú học tập cho các em . Thực trạng, một bộ phận không nhỏ học sinh có thói quen học tập thụ động, trông chờ: "Thầy đọc - Trò chép" còn là tình trạng khá phổ biến, không hình thành được các kỹ năng học tập, năng lực học tập bị hạn chế. Bên cạnh đó, một số em yêu thích môn Sinh học, các em có mục tiêu muốn trở thành bác sỹ, nhà nghiên cứu... thuộc các lĩnh vực liên quan đến sinh học và thi học sinh giỏi môn sinh học nên cần nâng cao năng lực học tập. Từ những vấn đề trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm tòi phương pháp dạy học thích hợp với những điều kiện hiện có của học sinh, nhằm phát triển tư duy của học sinh giúp các em tự lực hoạt động tìm tòi chiếm lĩnh tri thức, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển tư duy của các em góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo của địa phương. Nên tôi đã chọn đề tài: “Sử dụng câu hỏi, bài tập hay và hứng thú giúp học sinh học tốt phần Quang hợp ở thực vật – Sinh học 11”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ thực tiễn dạy học, sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng câu hỏi, bài tập hay và hứng thú giúp học sinh học tốt phần quang hợp ở thực vật – Sinh học 11. Mục đích: rèn luyện một số kỹ năng như quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, giải nhanh bài tập... để nâng cao kết quả học tập bộ môn sinh học cho học sinh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống câu hỏi bài tập hay và hứng thú có thể sử dụng trong các tiết dạy học, ôn tập và bồi dưỡng học sinh giỏi trong phần Quang hợp ở thực vật. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu tài liệu liên quan đến quang hợp ở thực vật. - Thiết kế các câu hỏi, bài tập nhằm rèn luyện các kỹ năng cho học sinh. Nhằm nâng cao kết quả học tập bộ môn sinh học cho học sinh. - Nghiên cứu nguyên tắc, quy trình biên soạn và sử dụng câu hỏi - bài tập kích thích hứng thú học tập cho học sinh trong học sinh học. 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng về kết quả học tập sinh học của học sinh. - Phương pháp thống kê: Khảo sát, thu thập số liệu thực nghiệm (thống kê, phân tích, so sánh...) - Phương pháp thực nghiệm: Thực hành qua các tiết dạy học ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài 2.1.1. Quy trình chung biên soạn câu hỏi - bài tập: - Xác định các kỹ năng nhận thức cần rèn luyện, phát triển năng lực cho học sinh. - Nghiên cứu thực tiễn (qua bài kiểm tra, phát biểu trả lời của học sinh trong các giờ học). - Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm rèn luyện một số kỹ năng, nâng cao năng lực học tập của học sinh. - Rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực học tập của học sinh bằng việc sử dụng câu hỏi - bài tập. - Hình thành, phát triển một số kĩ năng cơ bản của hoạt động nhận thức, nâng cao năng lực học tập của học sinh. 2.1.2. Yêu cầu của cầu hỏi và bài tập hay kích thích hứng thú học tập cho học sinh - Có chủ đề phù hợp với nội dung bài học, bài ôn tập. - Có mục đích, kích thích được hứng thú học tập của học sinh. - Chứa đựng tình huống phù hợp với trình độ của học sinh. - Thể hiện rõ nhiệm vụ của học sinh cần đạt được về kiến thức, về kỹ năng, về khả năng khái quát hóa...liên hệ thực tế, ứng dụng vào sản xuất và đời sống. - Mỗi câu hỏi, bài tập đều phải có đáp án, lời giải tóm tắt, gợi ý hay hướng dẫn làm bài. 2.1.3. Phương pháp dạy học Phương pháp dạy học sử dụng câu hỏi, bài tập là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh xem xét, phân tích, nghiên cứu, thảo luận để tìm ra phương án giải quyết cho các tình huống, từ đó đạt được các mục tiêu bài học. 2.1.4. Kỹ năng học tập của học sinh Kỹ năng làm việc với sách giáo khoa, kỹ năng quan sát, kỹ năng so sánh, phân tích - tổng hợp, khái quát hóa, tự kiểm tra, kỹ năng học nhóm... 2.2. Thực trạng 2.2.1. Thuận lợi Học sinh có đầy đủ đồ dùng học tập. Một số học sinh yêu thích học tập bộ môn sinh học, có mục tiêu muốn trở thành bác sỹ, kỹ sư nông nghiệp,... thi học sinh giỏi môn sinh học. 2.2.2. Khó khăn Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, một bộ phận không nhỏ học sinh còn chậm, tiếp thu bài học một cách thụ động, máy móc. Đa số học sinh chưa hình thành được các kỹ năng học tập. Năng lực học tập còn hạn chế. 2.3. Giải pháp thực hiện 2.3.1. Biên soạn hệ thống câu hỏi, bài tập hay và hứng thú giúp nâng cao kết quả học tập cho học sinh. Câu 1: (sử dụng trong dạy học bài mới) a. Nêu các đặc điểm của lá thích nghi với quang hợp. b. Tại sao lá cây có màu xanh lục? Những lá cây màu đỏ có quang hợp không? Tại sao? Nội dung cần đạt: a. Các đặc điểm của lá thích nghi với quang hợp : * Hình thái - Dạng bản mỏng, hướng về phía ánh sáng, diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng. - Lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng để CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp. - Lớp cutin phủ ngoài biểu bì chống mất nước. *Giải phẫu - Hệ gân lá có mạch dẫn (gồm mạch gỗ và mạch rây), xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đến tận từng tế bào nhu mô của lá giúp cho nước và ion khoáng đến được từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá. - Giữa 2 lớp biểu bì là tế bào nhu mô gồm: + Tế bào mô xốp nằm gần biểu bì dưới tạo khoang rỗng chứa CO2 + Tế bào mô dậu chứa nhiều lục lạp có diệp lục nằm dưới lớp biểu bì trên để hấp thụ ánh sáng dễ dàng b. - Diệp lục hấp thụ ánh sáng chủ yếu vùng đỏ và xanh tím, không hấp thụ ánh sáng xanh lục nên phản chiếu lại mắt ta nhìn thấy màu xanh lục. - Có. Vì trong lá vẫn có diệp lục, lá có màu đỏ do trong lá chứa hàm lượng sắc tố đỏ (antoxian - 1 loại carotenoit) nhiều đã che khuất sắc tố diệp lục. Chứng minh: luộc lá đỏ trong nước nóng sắc tố đỏ tan trong nước nóng lá sẽ chuyển sang màu xanh. Câu 2: (sử dụng trong dạy học bài mới) a. Vai trò của pha sáng, những hợp chất nào mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2? b. Tại sao gọi quang hợp là quá trình oxi hóa-khử? Nội dung cần đạt: a. * Vai trò của pha sáng: - Hệ sắc tố thực vật hấp thụ năng lượng của các photon ánh sáng theo phản ứng kích thích chất diệp lục. - Thực hiện phản ứng quang phân li nước nhờ năng lượng hấp thụ từ các photon ánh sáng. - Thực hiện phản ứng quang hóa (photphorin hóa) để hình thành ATP và NADPH. * Hợp chất nào mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2: ATP và NADPH. b. Quang hợp là quá trình oxi hóa-khử vì: - Phản ứng oxi hóa là phản ứng làm mất e, loại H+, giải phóng năng lượng pha sáng quang hợp: diệp lục mất e; có oxi hóa nước( quang phân li): tạo H+, e, sử dụng H+ để tổng hợp ATP. - Phản ứng khử: là phản ứng nhận e, nhận H+ ; tích lũy năng lượng. Pha sáng quang hợp có NADP + H+ à NADPH; DL* + e à DL Pha tối là pha khử CO2 nhờ ATP và NADPH của pha sáng để tạo chất hữu cơ. Câu 3: (sử dụng trong dạy học bài mới) a. Chứng minh cấu tạo của lục lạp thích nghi với quang hợp. b. Nêu thành phần, chức năng hệ sắc tố quang hợp. Nội dung cần đạt: a. Lục lạp là bào quan quang hợp: - Hạt grana: gồm các tilacoit: Có màng tilacoit: Chứa sắc tố quang hợp. Có chất truyền điện tử. Có các trung tâm phản ứng. Có enzim quang hợp xếp thành các đơn vị quang hợp. Nơi diễn ra photphorin hóa tổng hợp ATP, NADPH. Có xoang tilacoit: nơi diễn ra quang phân li nước, bể chứa H+. - Chất nền stroma: dạng thể keo, độ nhớt cao, trong suốt, chứa enzim cacboxil hóa thực hiện pha tối quang hợp. b. Hệ sắc tố quang hợp: - Nhóm sắc tố chính: diệp lục (thực vật bậc cao chỉ có Dl a – C55 H72O5N4 Mg và b - C55 H70O6N4 Mg). - Nhóm sắc tố phụ: carotenoit (caroten - C40H56 và xantophyl – C40H56On = 1-6) tạo màu đỏ, cam ,vàng cho lá quả củ. - Vai trò: + Diệp lục hấp thụ ánh sáng chủ yếu vùng đỏ và xanh tím, không hấp thụ ánh sáng xanh lục nên phản chiếu lại mắt ta nhìn thấy màu xanh lục. + Diệp lục a tham gia trực tiếp chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượn trong ATP và NADPH. + Carotenoit: hấp thụ ánh sáng truyền cho diệp lục và bảo vệ diệp lục Ánh sáng à carotenoit à Dlb à Dla à Dla trung tâm phản ứng Câu 4: (sử dụng trong dạy học bài mới) a. Xác định nguồn gốc của sản phẩm quang hợp từ nguyên liệu theo PTTQ: 6 CO2 + 12 H2O à C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O b. Vì sao quang hợp ở thực vật giải phóng O2 còn quang hợp ở vi khuẩn thì không? Nội dung cần đạt: a. Nguồn gốc của sản phẩm quang hợp 6 CO2 + 12 H2O à C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O b. Quang hợp ở thực vật có nguyên liệu là H2O, O2 có nguồn gốc từ H2O quang hợp ở vi khuẩn nguyên liệu không phải H2O à không giải phóng O2. Câu 5: (sử dụng trong dạy học bài mới) a. Nêu các biện pháp năng cao năng suất cây trồng. b. Tại sao tăng diện tích lá lại làm tăng năng suất cây trồng? Nội dung cần đạt: a. Các biện pháp năng cao năng suất cây trồng: - Tăng cường độ quang hợp và hiệu suất quang hợp bằng: chọn giống, lai tạo giống mới có khả năng quang hợp cao. - Điều khiển tăng diện tích lá: bón phân, tưới nước, mật độ trồng hợp lí. - Tăng hệ số kinh tế, hệ số hiệu quả kinh tế: chọn giống và kĩ thuật thích hợp, giảm hô hấp sáng, tăng tích lũy chất hữu cơ vào cơ quan kinh tế. - Chọn giống có thời gian sinh trưởng vừa phải hoặc trồng vào thời điểm thích hợp để cây tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời cho quang hợp. b. Vì: - Tăng diện tích lá làm tăng cường độ quang hợp và tăng hiệu suất quang hợp - Lá chứa lục lạp có sắc tố quang hợp à tăng diện tích lá là tăng lượng sắc tố quang hợp. - Tăng diện tích lá là tăng diện tích tiếp xúc ánh sángà tăng khả năng hấp thụ ánh sáng. Câu 6: (sử dụng trong dạy học bài mới) a. O2 sinh ra từ đâu trong quang hợp? Đường đi của O2 từ nơi sinh ra đến khi ra khỏi tế bào. b. H2O hình thành trong quang hợp ở pha nào? Nội dung cần đạt: a. - O2 sinh ra từ quang phân li H2O ở pha sáng. - Đường đi: O2 từ xoang tilacoità đi qua màng tilacoità đi qua màng trong lục lạpà đi qua màng ngoài lục lạpà đi qua màng sinh chất ra khỏi tế bào. b. H2O hình thành trong quang hợp ở pha tối. Câu 7: (sử dụng khi ôn tập) Sự khác nhau giữa các nhóm thực vật C3, C4 và CAM. Nội dung cần đạt: Tiêu chí C3 C4 CAM Đối tượng Hầu hết các loài thực vật Mía, ngô, cao lương Thanh long, dứa, xương rồng Hình thái giải phẫu lá - Có 1 loại lục lạp ở tế bào mô dậu. - Lục lạp nhỏ, hạt grana phát triển, ít hạt tinh bột. - Có 2 loại lục lạp (lục lạp tế bào mô dậu và lục lạp tế bào bao bó mạch). - Lục lạp tế bào bao bó mạch lớn, hạt grana kém phát triển, nhiều hạt tinh bột. - Có 1 loại lục lạp ở tế bào mô dậu. - Lá mọng nước. Cường độ quang hợp 10-30 mg CO2/dm2/h Cao (30-60 mg CO2/dm2/h) Thấp (10-15 mg CO2/dm2/h) Điểm bù CO2 Cao (30-70ppm) Thấp (0-10ppm) Thấp như C4 Điểm bù ánh sáng Thấp Cao khó xác định Cao khó xác định Nhiệt độ thích hợp 20-300C 25-300C Cao(30-400C) Nhu cầu nước Cao Thấp(=1/2C3) Thấp Hô hấp sáng có không Không Năng suất sinh học Trung bình Cao gấp đôi C3 Thấp Chất nhận CO2 đầu tiên RiDP, chỉ có enzim RiDP cacboxilaza PEP, có thêm enzim PEP cacboxilaza PEP , có thêm enzim PEP cacboxilaza Sản phẩm ổn định đầu tiên APG AOA AOA Nơi thực hiện quang hợp Lục lạp ở tế bào mô dậu Lục lạp tế bào mô dậu và lục lạp tế bào bao bó mạch Lục lạp ở tế bào mô dậu Thời điểm cố định CO2 không khí Ban ngày Ban ngày Ban đêm Câu 8: (sử dụng khi ôn tập) a. Vì sao năng suất sinh học của thực vật C4 cao hơn thực vật C3 nhưng hiệu quả năng lượng lại thấp hơn? b. Tại sao không có hô hấp sáng nhưng năng suất của thực vật CAM lại thấp hơn thực vật C4? Nội dung cần đạt: a. Để tổng hợp 1 phân tử glucozo thực vật C3 cần 18 ATP, thực vật C4 cần 24ATP vì thực vật C4 cần thên 6ATP để tái sinh chất nhận CO2 ban đầu là PEP. b. Thực vật CAM sử dụng sản phẩm cuối cùng là tinh bột để tái tạo PEPà giảm lượng chất hữu cơ tích lũy trong cây dù không có hô hấp sáng. Thực vật C4 sử dụng chất trung gian AM để tái tạo PEPàkhông chất hữu cơ tích lũy trong câyà năng suất cao hơn. Câu 9: (sử dụng khi ôn tập) a. Vì sao điểm bù ánh sáng cây ưa bóng thấp hơn cây ưa sáng? b. Vì sao thực vật C4 và CAM không có hô hấp sáng? Nội dung cần đạt: a. Vì: Cây ưa bóng có lục lạp to, nhiều diệp lục hơn, diệp lục b nhiều hơn cây ưa sángà hấp thụ ánh sáng tích cực hiệu quả, thích nghi với ánh sáng yếu. b. Vì: - Có khả năng dự trữ CO2 trong AM nên luôn đảm bảo nồng độ CO2 cao trong tế bào à enzim RiDP cacboxilaza không có hoạt tính oxigenaza à không có hô hấp sáng. - Có sự phân cách không gian ở thực vật C4( enzim RiDP cacboxilaza ở tế bào bao bó mạch nơi có nồng độ CO2 cao do AM cung cấp; enzim PEP cacboxilaza có ái lực cao với CO2 ở tế bào mô dậu nơi nồng độ CO2 thấp). - Có sự phân cách thời gian ngày - đêm ở thực vật CAM ( đêm khí khổng mở lấy CO2 dự trữ vào AM, ban ngày khí khổng đóng AM tách CO2 à luôn đảm bảo nồng độ CO2 cao trong tế bào àenzim RiDP cacboxilaza không có hoạt tính oxigenaza à không có hô hấp sáng. Câu 10: (sử dụng khi ôn tập) Vì sao điểm bù CO2 của thực vật C4 thấp hơn thực vật C3? Nội dung cần đạt: Vì thực vật C4: - Có enzim PEP cacboxilaza ái lực cao với CO2à vẫn quang hợp được trong điều kiện nồng độ CO2 thấp. - Có khả năng dự trữ CO2 trong AM. Câu 11: (sử dụng khi ôn tập) Tại sao thực vật CAM đóng khí khổng vào ban ngày và mở về đêm? Nội dung cần đạt: Nắng nóng, khô hạnàhàm lượng AAB trong tế bào khí khổng tăng àbơm ion hoạt động rút ion K+ ra khỏi tế bào khí khổng àáp suất thẩm thấu giảm àkhí khổng mất nước àkhí khổng đóng. Về đêm khi nhiệt độ giảm độ ẩm tăng lên à hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng giảm à bơm ion hoạt động đưa ion vào tế bào khí khổng à áp suất thẩm thấu tăng à khí khổng trương nước à khí khổng mở. Câu 12: (sử dụng khi ôn tập) Điểm giống và khác nhau giữa 3 chu trình cố định CO2 của 3 nhóm thực vật. Nội dung cần đạt: * Giống: đều có chu trình Canvin, sử dụng ATP và NADPH của pha sáng. * Khác : - Đối tượng thực vật: ở con đường C3 đại diện là hầu hết các loài thực vật; ở con đường C4 đại diện là nhóm các thực vật ưa sáng sống ở các miền nhiệt đới, cận nhiệt đới( ngô, cao lương, mía...); ở con đường CAM thì đại diện là các cây sống ở khu vực khô hạn , hoang mạc với đặc điểm là thân cây mọng nước( xươngrồng,thanhlong). - Vị trí không gian và thời gian thực hiện các giai đoạn: + Ở con đường C3 chỉ có một giai đoạn là chu trình Canvin xảy ra ở tế bào mô giậu vào ban ngày. + Ở con đường C4 , giai đoạn cố định CO2 lần đầu diễn ra trong các tế bào mô giậu vào ban ngày, giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin xảy ra trong các tế bào bao bó mạch vào ban ngày. + Ở con đường CAM cả 2 giai đoạn cố định CO2 đều xảy ra ở tế bào mô giậu; giai đoạn cố định CO2 lần đầu diễn ra vào ban đêm khi khí khổng mở, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra vào ban ngày lúc khí khổng đóng. - Chất nhận CO2 đầu tiên : + Ở con đường C3 chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP + Ở con đường C4 và CAM chất nhận CO2 đầu tiên là 1 hợp chất 3 cacbon PEP. - Enzim xúc tác cố định CO2 +Thực vật C3: RiDP cacboxilaza +Thực vật C4, CAM: giai đoạn 1 là PEP cacboxilaza giai đoạn 2 là RiDP cacboxilaza - Sản phẩm ổn định đầu tiên : + Ở con đường C3 sản phẩm ổn định đầu tiên là 1 hợp chất 3 cacbon APG . + Ở con đường C4 và CAM sản phẩm ổn định đầu tiên là các hợp chất 4 cacbon(AOA). - Hiệu quả năng lượng : con đường C3 sử dụng 18ATP, ở con đường C4 và CAM sử dụng 24ATP để tạo 1 phân tử glucozo. Câu 13: (sử dụng khi ôn tập) Tính lượng CO2 hấp thụ và O2 giải phóng của 1ha rừng cho năng suất 15 tấn sinh khối/năm Nội dung cần đạt: 6 CO2 + 12 H2O C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O 6mol 1mol 6mol ? 15 tấn ? à Lượng CO2 hấp thụ = 15.6.44 /180 = 22 tấn/ha/năm à Lượng O2 giải phóng = 15.6.32 /180 = 16 tấn/ha/năm Câu 14: (sử dụng khi ôn tập) Cho 1 chậu cây, 1 máy đo cường độ quang hợp, 1 hệ thống chiếu sáng a. Nêu phương pháp xác định điểm bù và bão hòa ánh sáng. Vẽ đồ thị. b. Ý nghĩa việc xác định điểm bù và bão hòa sánh sáng. Nội dung cần đạt: a. Phương pháp xác định điểm bù và bão hòa ánh sáng: - Cơ sở: dựa vào điểm bù sánh sáng và điểm bão hòa sánh sáng. + Điểm bù sánh sáng(Io): là cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp = cường độ hô hấp. + Điểm bão hòa sánh sáng(Im): là cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cao nhất. - Cách tiến hành: + tăng dần cường độ sánh sáng, ở mỗi mức cường độ sánh sáng lại đo cường độ QH( đo lượng CO2 thải ra). + khi thấy cường độ quang hợp = 0( cây không thải, không hút CO2) thì đó là điểm bù sánh sáng. + khi thấy cường độ quang hợp cao nhất và bắt đầu giảmà cường độ ánh sáng chiếu vào lúc cường độ quang hợp cao nhất là điểm bão hòa sánh sáng. - Đồ thị: Cường độ quang hợp Cường độ ánh sáng Điểm bù Điểm bão ánh sáng hòa ánh sáng - Ý nghĩa: Xác định nhóm cây ưa sáng hay ưa bóng hay trung tính. Trồng các loài cây phù hợp với ánh sáng tối ưu để đạt hiệu quả quang hợp cao nhất. Câu 15: (Sử dụng khi bồi dưỡng học sinh giỏi) Cho 3 bình thủy tinh nút kín A,B,C. Bình B và C treo 1 cành cây diện tích lá như nhau. Bình B chiếu sáng, bình C che tối 1h. sau đó lấy cành lá ra cho vào mỗi bình 1 lượng Ba(OH)2 dư như nhau, lắc đều. Tiếp tục trung hòa Ba(OH)2 dư bằng HCl. Các số liệu thu được mỗi bình là 21, 18, 16 ml HCl. a. Nêu nguyên tắc xác định CO2 trong mỗi bình. b. Sắp xếp số liệu thu được với A,B,C. Giải thích. Nội dung cần đạt: a. Nguyên tắc: - Khả năng hấp thụ CO2 của Ba(OH)2 : CO2 + Ba(OH)2 à BaCO3 + H2O - Chuẩn độ Ba(OH)2 dư bằng HCl: Ba(OH)2 + HCl à BaCl2 + H2O Màu hồng mất màu hồng - Đo lượng HCl dư. b. * Xắp xếp: A-18ml; B- 21ml C-16ml * Giải thích: + Bình B: có cành cây được chiếu sángà có quang hợpà có hút CO2 à lượng CO2 giảm à Ba(OH)2 dư nhiều nhất à cần nhiều HCl để trung hòa nhất là 21ml. + Bình C: có cành cây bị che tối à có hô hấp à thải CO2 à lượng CO2 trong bình tăngà Ba(OH)2 dư ít nhấtà cần HCL để trung hòa là ít nhất là 16ml. + Bình A: không có cành câyà không quang hợp, không hô hấp à lượng CO2 trong bình không đổi à lượng HCl cần là 18ml. Câu 16: (sử dụng khi bồi dưỡng học sinh giỏi) Theo dõi sự trao đổi khí của 2 thực vật A và B trong bình thủy tinh kín được cung cấp đủ các điều kiện sống, người ta ghi nhận được số liệu dưới đây: Đối tượng Lượng CO2 giảm khi được chiếu sáng Lượng CO2 tăng khi không được chiếu sáng Thực vật A 13,85 mg/dm2/giờ 1,53 mg/dm2/giờ Thự