Sính lễ cưới trong đám cưới truyền thống của người Việt Nam. – webdamcuoi

Sính lễ cưới chính là những lễ vật mà nhà trai mang sang nhà gái để hỏi cưới cô dâu. Ở 3 miền có những phong tục sính lễ cưới khác nhau, tuy nhiên cũng có nhiều sính lễ phổ biến ở cả 3 miền. Cùng khám phá tất cả các sính lễ cưới truyền thống của người Việt 3 miền Bắc Trung Nam sau đây nhé.

Tráp mâm quả bánh:

Bánh phu thê (bánh su sê)

Bánh phu thê phổ biến cả 3 miền Bắc Trung và Nam. Miền Bắc bánh có hình tròn, hình ảnh của bầu trời. Nó tượng trưng cho cực dương. Bánh được nhuộm màu đỏ, vàng bằng phẩm màu tự nhiên. Nó được gói trong giấy bóng kính và tạo khuôn hình tròn.

Ở miền Trung và Nam thì bánh phu thê là sự hài hòa của đất trời, âm dương đồng thuận, bánh khác nhau về màu sắc và kiểu dáng. Bánh màu trắng được gói trong hộp vuông làm từ lá dứa. Phần nhân được đặt trọn trong phần bột đã dàn mỏng thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình nghĩa phu thê. Triết lý ngũ hành thể hiện qua năm màu có trong bánh: màu trắng của bột lọc và cơm dừa, màu vàng của nhân đỗ, màu đen của hạt vừng, màu xanh của lá và màu đỏ của lạt buộc hay chữ hỷ trang trí trên bành. Điều này thể hiện sự hài hòa của trời đất, sự kết hợp hoàn hảo của vợ chồng.

Sính lễ cưới bánh phu thêSính lễ cưới bánh phu thê

>>> Xem thêm: Bánh Phu Thê là gì?

Bánh pía

Bánh Pía là đặc sản nổi tiếng của Tỉnh Sóc Trăng. Sự kết hợp hoàn hảo của các nguyên liêu đậu xanh, sầu riêng và trứng muối đã tạo ra một loại bánh có vị ngon tuyệt vời.

Bánh pía rất phổ biến ở các tỉnh miền Nam. Trong lễ cưới, người miền Nam thường sử dụng bánh pía làm sính lễ và được nhà trai mang qua nhà gái trong đám hỏi. Cũng như các lễ vật khác, bánh pía được đặt riêng ra 1 tráp khoảng 20 đến 30 cái.

Ngày nay, người ta làm ra nhiều loại bánh pía có nhân khác nhau như đậu xanh, dừa, mè đen, khoai môn, ….

Mọi người có thể tham khảo một số loại bánh pía để làm sính lễ cưới tại đây

Sính lễ cưới bánh pía Sính lễ cưới bánh pía

Bánh cốm

Bánh cốm làm từ nguyên liệu gì

Bánh cốm là loại bánh làm từ cốm. Nhân của bánh cốm được làm từ đậu xanh, dừa nạo, mức bí hoặc mức sen. Bánh có màu xanh lá cây được bộc bên ngoài bằng tấm nylong trong suốt, trước khi được cho vào hộp giấy vuông.

Nguồn góc của bánh cốm

Nguồn góc của bánh cốm được bắt đầu từ truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh.

Sơn Tinh Thủy Tinh kể về cuộc đối đầu giữa thần núi Sơn Tinh và thần nước Thủy Tinh. Cả trổ hết tài phép đấu với nhau để tranh giành công chúa Mỵ Nương xinh đẹp. Để đánh bại Sơn Tinh, Thủy Tinh làm phép cho nước dâng lên khắp nơi, tuy nhiên nước đến đâu thì Sơn Tinh làm phép cho núi chặn nước đến đó. Cuối cùng phần thắng thuộc về Sơn Tinh và đã kết hôn với Mỵ Nương.

Sự tích Sơn Tinh - Thủy TinhSự tích Sơn Tinh – Thủy Tinh

Sau hôn lễ, Sơn Tinh và Mỵ Nương đi khắp nơi để giúp đỡ dân chúng khắc phục các hậu quả do Thủy Tinh gây ra. Họ rất đau lòng vì những trận lụt lội đã làm cho người dân mất mùa, đói rét, lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Để giúp đỡ cho dân, họ đã làm rất nhiều việc như dạy cho dân chúng cách chăn nuôi, trồng trọt, dựng lại nhà cửa.

Trong một ngày đẹp trời, họ đã vô tình phát hiện ra một giống lúa nếp có hương thơm đặt biệt. Biết đã tìm ra được giống lúa nếp ngon, họ hướng dẫn cho người dân cách trồng trọt và tạo giống. Nhờ đó cuộc sống của người dân ngày càng được cãi thiện và tốt hơn.

Để nhớ ơn công lao của Mỵ Nương và Sơn Tinh, người dân đã làm ra một loại bánh từ loài nếp này. Loài bánh này hình vuông, có màu xanh lá cây, dẽo ngon, tinh khiết được gọi là bánh cốm.

Bánh cốm có hình vuông. Trong tư tưởng của người xưa thì “Trời Tròn Đất Vuông” thì bánh cốm đại diện cho đất mẹ bao la.

Cũng từ tình yêu của Mỵ Nương và Sơn Tinh trong truyền thuyết mà đến nay, bánh cốm đã trở thành một loại bánh không thể thiếu trong tất cả các lễ cưới tại miền Bắc

Do phong tục tập quán bên cạnh yếu tố địa lý và khí hậu, bánh cốm chỉ phổ biến ở các tỉnh miền Bắc. Vì vậy bánh cốm thường được sản xuất tại khu vực đồng bằng sông Hồng, còn từ miền Trung trở vào Nam không phổ biến loại bánh này.

Sính lễ cưới bánh cốmSính lễ cưới bánh cốm

Trong tác phẩm Hà Nội 36 phố phường của Thạch Lam cũng có đề cập đến loài bánh này

Một thứ bánh ngon mà cũng không đắt, một thứ bánh gợi cho ta những kỷ niệm rất nhiều màu. Bánh cốm chính là thứ bánh cưới, trao đi đổi lại trong những mùa thu, để chứng nhận cho cái sung sướng của cặp vợ chồng mới, và cái vui mừng của họ hàng. Vuông vắn như quyển sách vàng, bọc lá chuối xanh buộc lạt đỏ; cái dây lạt đỏ như sợi dây tơ hồng buộc chặt lấy những cái ái ân. Nhân đậu xanh giã nhuyễn, vương mấy sợi dừa, và đường thì ngọt đậm. Có lẽ chúng ta có quyền phàn nàn rằng cái thứ bánh ấy và nhiều thức bánh khác của ta nữa, phần nhiều ngọt quá, ăn hay chóng chán. Nhưng bánh mừng đám cưới lại nhạt ư? Cho nên họ làm ngọt, hết sức ngọt, để tận tình dung cái đằm thắm của cặp vợ chồng (cũng vì thế mà tình yêu chóng chán )

Bánh kem

Bánh kem được xuất thân từ phương Tây. Tại đây, mỗi khi có dịp sinh nhật, đám cưới hay tiệc tùng, người phương Tây thường đặt bánh kem để ăn mừng. Thông qua việc giao thương các nước phương Tây với Châu Á, bánh kem du nhập vào Việt Nam.
Hiện nay, bánh kem là bánh không thể thiếu trong mỗi đám cưới trong nghi thức cắt bánh.

Mỗi 1 bánh kem là một tác phẩm nghệ thuật với những trang trí hoa văn đầy điêu luyện của các nghệ sỹ làm bánh. Trong đám cưới thường có 2 loại bánh kem.

Loại thứ nhất được là loại bánh kem 1 tầng, nó được đặt vào trong tráp mâm quả đi kèm với các mâm quả khác khi đem sính lễ qua nhà gái. Nó thể hiện sự chu đáo và ngọt ngào của chú rể đối với cô dâu.

Sính lễ cưới bánh kemSính lễ cưới bánh kem

Loại thứ hai được gọi là bánh kem trong nhà hàng tiệc cưới. Bánh kem này thường có ít nhất 3 tầng. Đối với một số nhà hàng có tặng bánh kem thì tầng trên cùng là bánh kem thật, còn các tầng dưới là bánh giả. Loài bánh này sẽ được cô dâu chú rể cắt khi làm nghi thức cưới tại nhà hàng.

Tráp Trầu Cau

Nguồn góc lễ cưới phải có trầu cau

Phong tục sính lễ cưới luôn có trầu cau được bắt nguồn từ Sự Tích Trầu Cau. Sự Tích Trầu Cau là một tác phẩm trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Nó đã ra đời từ thời vua Hùng, có nghĩa là hơn 2000 năm trước công nguyên.

Tóm tắt sự tích Trầu Cau:

Ngày xưa có Tân và Lang là hai anh em ruột. 2 người này có dáng người và mặt mày giống nhau như đúc, chính người nhà cũng nhiều phen nhầm lẫn. Cha họ là một người cao to nhất trong vùng, từng được vua Hùng triệu về Phong Châu ban thưởng và đặt tên là Cao. Từ đó gia đình lấy họ “Cao”.Hai anh em lớn lên thì cha mẹ qua đời. Cả hai không rời nhau nửa bước. Người cha trước khi mất có gửi gắm Tân cho một đạo sĩ họ Lưu, Lang không chịu ở nhà một mình cũng xin cùng được học với anh. Đạo sĩ họ Lưu có cô con gái cùng lứa tuổi với họ.
Để biết ai là anh, ai là em, một hôm cô gái họ Lưu bày ra một mẹo nhỏ. Giữa lúc họ đang đói, nàng chỉ dọn cho họ một bát cháo với một đôi đũa. Đứng sau khe vách, nàng thấy người này nhường cháo cho người kia ăn nên cô biết đó là người anh.Tân và cô gái gặp gỡ và yêu nhau. Đạo sĩ họ Lưu vui lòng gả con cho Tân. Sau khi cưới, hai vợ chồng đến ở một ngôi nhà mới, có Lang ở chung.
Từ ngày lấy vợ, Tân không quan tâm em như trước nữa. Lang nghĩ anh “mê vợ quên ta” trong lòng chán nản buồn bực.
Một hôm Lang và Tân cùng lên nương đến tối mịt mới về. Lang về trước làm vợ Tân nhầm liền ôm chầm lấy,lúc đó Tân bước vào nhà và ghen em, hững hờ với Lang. Lang vừa giận vừa thẹn. Chàng bỏ nhà ra đi lúc trời mới mờ sáng, trong lòng bực bội. Mấy ngày đường, Lang tới bờ một con sông lớn nước chảy xiết. Lang quyết không chịu trở lại, cúi gục trên bờ, ôm mặt khóc. Chàng khóc mãi, khóc mãi, đến nỗi những con chim đi kiếm ăn khuya vẫn còn nghe tiếng nức nở. Sáng hôm sau, Lang hóa đá.
Mãi sau vẫn không thấy em về, Tân bổ đi tìm không thấy tăm dạng. Biết là em bỏ đi vì giận mình, chàng hối hận. Hôm sau nữa, cũng không thấy về, Tân hoảng hốt để vợ lại nhà, cất bước đi tìm. Chàng đến bờ con sông thấy em đã hóa thành đá. Tân đứng bên cạnh hòn đá khóc mãi cho đến lúc chết và hóa thành một cây thân mọc thẳng lên trời, bên cạnh hòn đá.
Vợ Tân chờ mãi không thấy chồng về, cũng bỏ nhà đi tìm. Nàng cũng tới con sông khóc cạn cả nước mắt và chết hóa thành một cây dây quấn quanh lấy cây kia.
Đợi mãi không thấy ba người về, vợ chồng đạo sĩ nhờ mọi người chia nhau tìm kiếm. Trước hòn đá và hai cây lạ, họ dựng miếu thờ cả ba người trẻ tuổi ở ven sông. Nhân dân quanh vùng gọi là miếu “anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa”.
Một năm nọ trời hạn hán rất dữ chỉ có hai cây mọc bên cạnh hòn đá trước miếu là vẫn xanh mượt. Mọi người cho là linh dị. Vua Hùng một hôm ngự giá qua xứ đó. Khi đi qua trước miếu, vua ngạc nhiên hỏi: -“Miếu này thờ vị thần nào? Mấy loại cây này ta chưa từng thấy bao giờ?”. Lạc tướng cho gọi mấy cụ già ở quanh vùng đến hỏi. Hùng Vương càng nghe, không ngăn được sự cảm động. Vua vạch lá trèo lên nhìn khắp mọi chỗ và sai một người trèo cây hái quả xuống nếm thử. Vị chát không có gì lạ. Nhưng khi nhai với lá cây dây thì một vị là lạ đến ở đầu lưỡi: nó vừa ngon ngọt, vừa thơm cay.
Tự nhiên có một viên quan hầu kêu lên: – “Trời ơi! Máu!”. Thì ra những bãi nhai quả và lá của hai thứ cây đó một khi nhổ xuống đá bỗng đỏ ối ra như máu. Vua sai lấy cả ba thứ nhai lẫn với nhau thì bỗng người thấy nóng bừng như có hơi men, môi đỏ tươi sắc mặt hồng hào tươi đẹp. Vua bảo:
– Thật là linh dị! Đúng là họ rồi! Tình yêu thương của họ thật là nồng nàn thắm đỏ.
Từ đó vua Hùng ra lệnh cho mọi nơi phải gây giống cho nhiều hai loại cây ấy, bắt buộc trai gái khi kết hôn thế nào cũng phải tìm cho được ba món: trầu, cau và vôi cho mọi người nhai nhai nhổ nhổ một tý để ghi nhớ tình yêu không bao giờ phai lạt. Từ đó dân Việt mới có tục ăn trầu.
Cho đến ngày nay, trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu việc giao hiếu, kết thân và cưới hỏi của người Việt.

>>> Đọc online Sự Tích Trầu Cau Tại Đây

Sự tích này cũng đã được ghi lại trong sử thi “Lĩnh Nam Trích Quái“. Sự tích này là một dạng văn học truyền miệng, được truyền từ đời này sang đời khác cho đến hiện tại và nó cũng có rất nhiều dị bản khác nhau.

>>> Đọc online tác phẩm Lĩnh Nam Trích Quái tại đây

Ý nghĩa của trầu cau trong đám cưới Việt

Trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam từ Bắc ra Nam, sính lễ cưới lúc nào cũng có tráp trầu cau. Trầu Cau đại diện cho lòng chung thủy và tình yêu sắc son trong tình cảm vợ chồng được lưu truyền từ xa xưa đến nay. Chính vì lý do này, trầu cau luôn là lễ vật không thể thiếu trong lễ cưới hỏi.

mâm quả trầu caumâm quả trầu cau

Ngoài ra, người xưa còn có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện“. Vì thế trầu cau còn như là một cầu nối, khởi đầu cho cuộc nói chuyện của 2 nhà trai và nhà gái trong việc bàn bạc tính toán lễ cưới cho đôi trai gái.

Số lượng trầu cau bao nhiêu là đủ?

Theo phong tục xưa, người ta tính cứ 1 bộ trầu cau sẽ gồm 1 quả cau và 2 lá trầu. Khi tổ chức lễ cưới, người ta đặt khoảng 60 đến 80 bộ trầu cau trong tráp trầu cau (nhiều địa phương sẽ gọi là mâm quả trầu cau)

một bộ trầu cau sẽ gồm 1 quả trầu và 2 lá caumột bộ trầu cau sẽ gồm 1 quả trầu và 2 lá cau

Còn ngày nay lại thịnh hành số lượng 105 bộ quả trầu cau trong 1 tráp. Người ta cho rằng 105 đại diện cho ý nghĩa Trăm Năm Hạnh Phúc của cô dâu và chú rể. Do đó khi đặt trầu cau để làm sính lễ cưới, các bạn có thể lưu ý lựa chọn số lượng cho phù hợp.

Các kiểu trưng bày tráp trầu cau

Có rất nhiều kiểu trưng bày tráp trầu cau, khi bạn đặt bạn có thể yêu cầu nhà cung cấp cho xem các mẫu tráp trầu cau và giá cả của từng mẫu để bạn có thể chọn lựa. Webdamcuoi xin giới thiệu một số mẫu tiêu biểu bên dưới.

Tráp trầu cau phổ biếnTráp trầu cau phổ biến
Tráp trầu cau đơn giảnTráp trầu cau đơn giản
Tráp trầu cau trang trí hình chim phụngTráp trầu cau trang trí hình chim phụngTráp trầu cau trang trí nơ và lá dừa kiểngTráp trầu cau trang trí nơ và lá dừa kiểng
Tráp trầu cau trang trí hình long phụngTráp trầu cau trang trí hình long phụng
tráp trầu cau trang trí lá dừa kiểng uốn hình timtráp trầu cau trang trí lá dừa kiểng uốn hình timTráp trầu cau trang trí hoa hồng và lá Tráp trầu cau trang trí hoa hồng và lá
Tráp trầu cau trang trí hoa lan hồ điệp và lá dừa kiểng
Tráp trầu cau trang trí hoa lan hồ điệp và lá dừa kiểng

Khay trầu tem

Ngoài tráp trầu cau, khi đem sính lễ qua nhà gái, nhà trai còn chuẩn bị thêm 1 khay trầu têm đi kèm với bao lì xì và trà rượu

Khay trầu têmKhay trầu têm

Tráp mâm quả trái cây

Tráp trái câyTráp trái cây

Quả nho

Từ xưa người ta đã có câu thành ngữ rằng “hoa thơm quả ngọt” vì vậy, nho được cho là đại diện cho một cuộc sống lứa đôi hạnh phúc, có nhiều hương vị ngọt ngào. Ngoài ra, hình ảnh chùm nho còn chứa đựng lời chúc con cháu đầy đàn cho cặp đôi mới cưới.

Sính lễ cưới trái cây nho mỹQuả nho Mỹ tráp trái cây ngũ quả

Quả táo

Quả táo theo tiếng Hán Việt có nghĩa là Bình Quả. Theo nhiều người nó mang đến bình an, may mắn và hạnh phúc cho đôi vợ chồng trẻ

Quả thanh long

Thanh Long đại diện cho rồng. Một linh vật cát tường. Ngoài ra vẻ ngoài của trái thanh long của rất ấn tượng khi trưng bày trên mâm ngũ quả.

Ngoài ra thanh long cũng mang rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người. Cụ thể là 6 lợi ích sau:

  • Tốt cho tim mạch
  • Hỗ trợ tiêu hóa
  • Ngăn ngừa tiêu đường
  • Giảm viêm khớp
  • Phòng chống ung thư
  • Giảm cân
  • Làm đẹp da

Quả mãng cầu

Chữ cầu trong tên của quả mãng cầu tượng trưng chó ý nghĩa con cháu cầu xin tổ tiên phù hộ những điều tốt đẹp cho hôn sự của đôi vợ chồng trẻ.

Quả cam

Cam thường được trưng bày trên bàn thờ gia tiên ở miền Bắc hơn miền Nam bởi người Bắc tin rằng cam sẽ mang lại may mắn, xua đuổi tà ma nhờ hương vị của chúng. Còn đối với người miền Nam, cam thường khiến người ta liên tưởng đến sự “cam chịu”, nên thường không được sử dụng để trưng bày trên bàn thờ gia tiên trong đám cưới.

Quả xoài

Đây là một loại quả thường thấy trên bàn thờ lễ gia tiên và người Nam thường đọc chữ “Xoài” thành “Xài”, nên nó mang ý nghĩa là sự dư dả về tài chính cho cặp đôi mới cưới.

Tráp Trà rượu

Ông bà xưa có câu “Khách đến nhà không trà thì rượu” . Vì vậy trong những cuộc hội vui, họp mặt gia đình, bạn bè của người Việt đều không thể thiếu Trà và Rượu. Mâm quả có Trà và Rượu sẽ được dâng lên bàn thờ trong quá trình cử hành nghi thức, mang ý nghĩa tâm linh như là lời con cháu kính hiếu mời các vị cao niên, ông bà tổ tiên cùng chứng giám cho đôi trẻ và cũng là để xin phép tổ tiên cho đám cưới được diễn ra vui vẻ, hạnh phúc.

Tráp trà rượu sính lễ cướiTráp trà rượu sính lễ cưới

Heo quay

Mâm quả heo quay thuộc tính Mặn, phổ biến nhất trong mâm quả cưới. Thông thường mâm quả cưới sẽ được chọn lựa theo cách thức đầy đủ nhất sẽ bao gồm Trầu – Cau, Trà – Rượu, Mặn – Ngọt. Tùy vào mỗi gia đình sẽ lựa chọn heo quay loại lớn hay nhỏ (heo sữa). Heo quay sẽ được 2 người khiêng và nó mang ý nghĩa chúc cô dâu và chú rể sớm có tin vui, tài lộc vẹn toàn.

Sính lễ cưới heo quaySính lễ cưới heo quay

Tráp mâm quả xôi gấc

Xôi gấc là gì?

Xôi gấc là loại xôi có màu đỏ. Sở dĩ gọi là sôi gấc bởi vì màu đỏ cửa nó được tạo ra từ trái gấc trong quá trình làm xôi. Đây có thể nói là món ăn quan trọng trong mâm cổ truyền thống của người Việt, đặc biệt là trong những dịp lễ quan trọng như cưới hỏi.

Ý nghĩa sôi gấc trong ngày cưới

Xôi gấc có màu đặc trưng là màu đỏ tương. Màu đỏ từ bao đời nay luôn được xem là màu đại cát, mang may mắn đến cho mọi người, đặc biệt trong các ngày cưới hỏi.

Xôi gấc được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như nếp và trái gấc, những nguyên liệu được sinh ra từ đất mẹ thiêng liêng nên nó mang lại phước lành và hạnh phúc cho lứa đôi.

Xôt gấc trong sính lễ cưới được đổ thành hình trái tim, bên trên trang trí bằng lớp đậu xanh có hình chữ song hỷ. Người ta thường xếp 1 khay mâm quả gồm 6 cái sôi gấc thành 1 vòng tròn. Ở giữa vòng tròn trang trí thêm hoa tươi hoa ruy băng.

TRÁP MÂM QUẢ XÔI GẤC TRÁP MÂM QUẢ XÔI GẤC

Xôi gấc được làm từ gì?

Xôi gấc được nấu từ nếp dẻo thơm, nguyên chất, ngọt tự nhiên, kết hợp với những quả gấc chín tươi, đỏ mộng. Ngoài ra còn có thêm đậu xanh tùy ý.

>>> Xem thêm: CÁCH NẤU XÔI GẤC TẠI ĐÂY

Đi kèm mâm xôi gấc thường có thêm một con gà với ý nghĩa “gà đẻ trứng vàng” mang đến sự sung túc và hạnh phúc.

Tráp mâm quả xôi gà luộc

TRÁP MÂM QUẢ XÔI GẤC GÀTRÁP MÂM QUẢ XÔI GẤC GÀ

Mâm xôi gấc vun đầy bên cạnh con gà béo ngậy cũng là lễ vật thường xuyên xuất hiện trong các mâm quả cưới.
Màu đỏ và sự dẻo dai của xôi gấc ngụ ý cho lời chúc vợ chồng son sắt, yêu thương nhau. Bóng dáng nền văn minh lúa nước hiện hữu trong cả lễ nghi ngày cưới.
Con gà, khay xôi là một trong số những thứ thân quen với cộng đồng người Việt. Ngoài ra màu đỏ của xôi gấc, màu vàng béo của gà còn làm tăng phần thẩm mỹ cho mâm quả cưới.
Đây là vật làm tin đem lại may mắn trong quan niệm của nhiều người.

Ở một số nơi, người ta còn có thể thay thế mâm xôi gà luột bằng xôi gà quay.

Bao lì xì tiền nạp tài

Tiền nạp tài thường được để trong 2 bao lì xì màu đỏ. Nó được trao cho nhà gái chung với các sính lễ trong lễ hỏi hoặc lễ cưới.

>>> Xem Thêm Bài Viết Về : LỄ NẠP TÀI TRONG ĐÁM CƯỚI VIỆT

Đèn Long Phụng

Trong lễ cưới của người miền Nam không thể thiếu cặp đèn Long Phụng. Đèn này được nhà trai chuẩn bị sẵn để sử dụng trong lễ rước đèn trong nghi lễ cưới.

Cặp đèn Long PhụngCặp đèn Long Phụng

Lễ rước đèn là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong đám cưới của người Nam Bộ.

>>> Xem thêm: Phong tục và nghi lễ cưới của người Nam Bộ